Wikipedia:Yêu cầu di chuyển trang/2017

Trang này chứa các yêu cầu di chuyển trang đã được giải quyết trong năm 2017.

Tháng 1

Nuôi trồng thủy sản (Việt Nam) thành Nuôi trồng thủy sản

Lý do: Bài Nuôi trồng thủy sản đã đổi hướng sang Thủy sản, Bài Nuôi trồng thủy sản (Việt Nam) viết về nuôi trồng thủy sản chung. Morning (thảo luận) 06:00, ngày 8 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]

C Bài Thủy sản cũng viết về nuôi trồng thủy sản, không biết bạn có thể hợp nhất hai bài này hoặc chuyển nội dung trong bài Thủy sản sang bài Nuôi trồng thủy sản (Việt Nam) được không? Theo tôi thấy thì Wikipedia tiếng Anh không có bài nào tương đương với Thủy sản của ta, và bài en:Fishery interwiki đúng phải là bài Nuôi trồng thủy sản. — Prenn|tl 07:46, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Không thực hiện. Prenn Tl · 14:35, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Dẻ Brazil thành Dẻ Brasil

Thống nhất với tên quốc gia. P.T.Đ (thảo luận) 16:11, ngày 16 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Y Hợp lý, đã đổi. conbo trả lời 10:00, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Man of Steel thành Người đàn ông thép

Lí do: Tên của phim tại Việt Nam, dựa theo các ấn phẩm truyền thông (poster, tờ rơi ...) của các bên có thẩm quyền (các rạp chiếu phim...). NXL (thảo luận) 10:43, ngày 24 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Y Hợp lý, đã đổi. conbo trả lời 10:26, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tháng 2

Sủi cảo (Trung Quốc) thành Sủi cảo

Sủi cảo là sủi cảo thôi, ở đâu cũng là sủi cảo. Không cần phải mỗi nước một bài. Mà bài tương ứng bên trang tiếng Anh cũng chỉ là en:Jiaozi chứ cũng chẳng có bài riêng nào dành cho TQ cả. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 08:55, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Y Hợp lý, đã đổi. conbo trả lời 10:02, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Havana (thành phố) thành La Habana

Thành viên:Knguyen0512 di chuyển trang quan trọng không qua thảo luận. Đây là tên gốc tiếng Tây Ban Nha, không có lý do để đổi sang tên tiếng Anh cả.Hugopako (thảo luận) 06:48, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

  Tuanminh01 đã thực hiện. — Prenn|tl 07:46, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nguyễn Đức Thắng (cầu thủ bóng đá sinh 1976) thành Nguyễn Đức Thắng

Đầu tiên bài Nguyễn Đức Thắng được tạo với nội dung cầu thủ sinh 1976, sau đó bị ghi đè lên là nội dung bài tướng Việt Nam Cộng hòa. Đây là tuyển thủ quốc gia nhiều năm, được biết đến rộng rãi hơn viên tướng và cầu thủ/huấn luyện viên cùng tên của Sông Lam Nghệ An. Én bạc (thảo luận) 16:49, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy chỉ nên rút gọn lại thành Nguyễn Đức Thắng (cầu thủ bóng đá) là được. --Trongnhan (Thảo luận) 16:14, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
BQV Tuanminh01 đã thực hiện. Prenn Tl · 14:35, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tháng 3

XXX: Return of Xander Cage thành xXx: Phản đòn

Trang này có vẻ bị đổi hướng nhiều mà toàn đổi hướng sai. Vậy nên mong BQV @Tuanminh01 - người đã khóa vô thời hạn việc di chuyển - đổi lại sang tên gốc tại Việt Nam là xXx: Phản đòn đồng thời xóa các trang đổi hướng rác khác của bài viết này. Tôi xin cam đoan tên bài này là chính xác. Trân trọng, NXL (thảo luận) 10:37, ngày 5 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tên Việt không phổ biến bằng tên toàn cầu, mà tên bài wikipedia ưu tiên tên phổ biến để người đọc search. Tuanminh01 (thảo luận) 02:03, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Không thực hiện. Prenn Tl · 14:35, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Rus' Kiev thành Nga Kiev

Thành viên:Greenknight dv đổi thành Rus'. Vậy Rus' là tiếng Việt à, người Việt từ xưa vẫn gọi là Nga chưa bao giờ đọc được là Rus'. Đây là wikipedia tiếng Việt không phải tiếng Nga hay tiếng Anh. Và Rus' cũng không phải là từ của ngôn ngữ bản địa Sla-vơ. Chờ đến khi nào người Việt quyết định đổi gọi Nga là Rus', như Miến Điện thành Myanmar hay Nam Triều Tiên thành Hàn Quốc, thì đổi lại sau thành Rus' Kiev cũng chưa muộn.--Doãn Hiệu (thảo luận) 00:10, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đây là Rus', không phải Russia, và hai khái niệm này khác nhau. Nước Rus' Kiev còn là một phần lịch sử của Ukraina và Belarus, không chỉ có Nga thôi. Greenknight (thảo luận) 00:20, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Greenknight muốn nói đến Tiểu Nga - một phần lịch sử của Ukraina và Bạch Nga - một phần lịch sử của Belarus. Tới tận giữa thế kỷ 20 người Việt vẫn gọi là Bạch NgaTiểu Nga.--Doãn Hiệu (thảo luận) 00:45, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thành viên:Doãn Hiệu, tôi hiểu ba nước đó đều có chung di sản Rus nhưng điều đó không có nghĩa là Rus đồng nghĩa với Nga. Khái niệm Rus là cái gốc nhưng các tên gọi Hán Việt Đại Nga, Tiểu Nga, Bạch Nga chỉ dành cho các đối tượng xuất hiện sau này. Một cách tương tự, các sắc dân French, English, Turkish mang tên gọi phái sinh từ tên của các sắc dân cổ Frank, Angle, Turk nhưng tiếng Việt không gọi người Frank, người Angle hay người Turkngười Pháp, người Anh hay người Thổ Nhĩ Kỳ. Bạn hiểu ý tôi ở đây chứ? Greenknight (thảo luận) 02:37, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Cũng tốt thôi, bắt đầu từ wikipedia tiếng Việt, tiếng Việt có thêm sự phong phúː Rus' Kiev (Rus có dấu ') bên cạnh tên Nước Nga cổ (Nga Kiev). Tôi từ bỏ theo đuổi thỉnh cầu này.Doãn Hiệu (thảo luận) 03:06, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

N Thành viên rút yêu cầu. Bài giữ nguyên tên. Greenknight (thảo luận) 22:29, ngày 16 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

John V của Bồ Đào Nha thành João V của Bồ Đào Nha

Lúc đầu tôi tưởng sai chính tả nên đổi thành tên tiếng Anh, Hugopako giúp đổi lại với. Xuân (thảo luận) 07:27, ngày 18 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

YXong Mình đổi lại rồi.Hugopako (thảo luận) 08:25, ngày 18 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Xin giúp đổi tên trang của trường Đại học Văn Lang

Chào các anh/ chị Bảo quản viên, Mình đến từ trường đại học Văn Lang, vào ngày 14/10/2015,Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1755/QĐ-TTg về việc chuyển đổi loại hình của Trường ĐH Văn Lang từ dân lập sang tư thục. Vì vậy, Nhờ các anh chị Bảo quản viên cập nhật lại giúp tên trang ạ.Mình cảm ơn.

Rionamloc (thảo luận) 09:35, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đã đổi tên. Tuanminh01 (thảo luận) 09:38, ngày 20 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Hoàng Dịch (diễn viên) thành Huỳnh Dịch (diễn viên)

Ngày trước tôi có đặt thắc mắc tại sao tên diễn viên này sách báo tiếng Việt đều gọi là Huỳnh Dịch mà trên Wikipedia lại gọi là Hoàng Dịch tại trang thảo luận của bài này bạn Thành viên:Thái Nhi khi đó đã đổi hướng bài này thành Huỳnh Dịch. Nay lại có một thành viên khác với phương châm chữ Hoàng duy nhất đã không chấp nhận chữ Huỳnh bằng mọi giá nên đã đổi hướng lại như cũ. Để tránh bút chiến và lùi sữa vô ích, tôi đem ra đây nhờ các BQV xem xét. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 16:13, ngày 29 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

C Xin vui lòng yêu cầu thảo luận tại trang thảo luận của bài viết trước khi yêu cầu di chuyển trang tại đây. Cảm ơn. Prenn Tl · 14:35, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đã vui lòng yêu cầu thảo luận. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:38, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đã thảo luận xong và đạt được sự đồng ý của thành viên đó. Mời BQV vào trang thảo luận của bài để xem qua. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:45, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Xong. Prenn Tl · 16:10, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tháng 5

Sửa tên các con vật trong loạt tên bài dạng “Hình tượng con... trong văn hoá” từ chữ hoa sang chữ thường

Ví dụ như đổi Hình tượng con Trâu trong văn hóa thành Hình tượng con trâu trong văn hóa. Tên của các con vật trong loạt bài trên không phải là danh từ riêng nên không cần phải viết hoa. Đối với tên cũ tôi đề nghị xoá hẳn, không chuyển hướng sang tên gọi mới vì tên cũ sai chính tả và việc xoá tên cũ không ảnh hưởng đến việc tìm kiếm.

Đây là các bài có tên kiểu như vậy:

Đối với các bài Rùa trong biểu tượng văn hóa, Gấu trong biểu tượng văn hóa, Đại bàng trong biểu tượng văn hóa, Chuột trong biểu tượng văn hóa đề nghị đổi thành Hình tượng con... trong văn hoá, nghe tự nhiên và dễ hiểu hơn, phù hợp với thể thức đặt tên chung của loạt bài. Kiendee (thảo luận) 03:46, ngày 4 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

  Đã đổi tên. Tôi giữ tên cũ cho các thành viên cũ đã sửa đổi các bài trên không bỡ ngỡ và vẫn có thể tiếp tục phát triển nội dung bài. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 04:08, ngày 4 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Sự cho vay thành Cho vay

Chưa có lý do. thảo luận quên ký tên này là của Ahihi456 (thảo luận • đóng góp).

Bài Cho vay đổi hướng tới Tín dụng, được viết khá hàn lâm. Còn bài Sự cho vay chỉ mới có một câu. Nên hợp nhất lại với tên Tín dụng là hay hơn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:56, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Sự cho vay tương ứng bài Loan, cho vay tương ứng bài Credit của enwiki. Loan là khoản vay - danh từ. Tuanminh01 (thảo luận) 12:09, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nguyễn Khắc Viện (sinh 1913) thành Nguyễn Khắc Viện

Hiện tại chỉ có một ông Nguyễn Khắc Viện có bài trên này. Bài định hướng tôi đã đổi tên là Nguyễn Khắc Viện (định hướng). Còn ông tướng cùng tên chưa có bài, vả lại kém nổi tiếng nhiều so với bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Én bạc (thảo luận) 12:16, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

  Đã đổi tên. Tuanminh01 (thảo luận) 04:30, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Lăng Ông (Bà Chiểu) thành Lăng Lê Văn Duyệt

Lăng Ông (Bà Chiểu) là cái tên rất phổ biến, nhưng khi đề cập tới 4 từ này, người ta nghĩ tới khu vực mà trong đó có Lăng Ông và chợ Bà Chiểu làm trung tâm chứ không phải chỉ đích xác lăng của vị Tả quân này. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:33, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Để tên Lăng Ông (Bà Chiểu) cũng tạo cảm giác phản cảm. Lăng là nơi chôn cất và thờ phượng nhân vật có công lớn với đất nước với địa phương. Đó là nơi linh thiêng. Dân gian chỉ nhắc tới Ông mà né tới tên riêng của Tả Quân để tỏ sự kính trọng. Bà Chiểu có lẽ chỉ là một nhân vật trong dân gian. Hai nhân vật này khác nhau về giai cấp, và không chắc cùng thời đại.
Nhắc cùng với nhau nghe vừa vốn thiếu khoa học, vừa rất không tương xứng.
Đọc lên nghe cứ như là "lăng ông A (bà hàng xóm X)", "trong lăng ông A (bà hàng xóm X) có cả mộ phần của bà B, phu nhân ông A (tức là cũng là hàng xóm với bà hàng xóm X)". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:57, ngày 18 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Cái này nên thảo luận ở bài chính trước. Nếu nhiều người đồng thuận (hoặc là nếu đề xuất của bạn tại đó không có ai phản đối) thì đem yêu cầu đổi tên vào đây để giải quyết. Trình Thế Vânthảo luận 04:14, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đã đem vào trang thảo luận của bài, mời các bạn vào cho ý kiến. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:09, ngày 8 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi đã đổi tên thành "Danh sách vương hậu Na Uy", đồng thời đặt biển xoá hai tên sai có liên quan. Các "Danh sách vua" không viết hoa nên tôi không viết hoa từ "vương hậu" cho thống nhất. Én bạc (thảo luận) 17:05, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mình nghĩ nên để như tên ban đầu mà mình tạo là 'Danh sách phối ngẫu Na Uy' vì chưa biết được trong tương sẽ có một công chúa kế vị ngai vàng Na Uy hay không, thậm chí bây giờ công chúa Ingrid Alexandra cũng đã được hợp pháp hóa quyền thừa kế trước em trai mình rồi, nên có thể trong tương lai chữ 'vương hậu' sẽ không hay khi dùng cho lắm..... - Trịnh Trương Hoàng Huy (thảo luận) 13:02, ngày 9 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Danh sách hôn phối Na Uy thành Danh sách Vương hậu Na Uy

Từ hôn phối không rõ nghĩa. Xuân (thảo luận) 15:37, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đúng như Xuân đã có ý kiến, từ "hôn phối" là một từ rất thiếu chính xác trong trường hợp này. Tôi có tra một số từ điển online, đa phần đều cho biết từ này đồng nghĩa với "hôn nhân", chứ không nói đó là "hôn phu" hay "hôn thê" gì cả. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:53, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thảo luận:Tuyên ngôn độc lập Việt Nam thành Thảo luận:Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)

Trang thảo luận không đúng bài. Xuân (thảo luận) 08:26, ngày 16 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Hugopako: nhờ bạn giúp. Xuân (thảo luận) 08:32, ngày 16 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đã thực hiện. Prenn Tl · 02:04, ngày 17 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Kỷ Đệ tứ thành Kỷ Đệ Tứ

Đệ Tứ nghĩa là "Thứ Tư", "Kỷ Đệ Tứ" nghĩa là "Kỷ Thứ Tư". Ở đây chữ "Tứ" mới tạo nên nghĩa của tên kỷ này chứ không phải là một từ bổ nghĩa cho từ "đệ". Ở Paris có quận "6e arrondissement" nghĩa là "Quận thứ Sáu" hoặc "Quận Sáu", chữ quan trọng nhất tạo nên nghĩa của Quận 6 trong ba chữ "quận", "thứ" và "sáu" là chữ "sáu", giúp phân biệt được với các quận đánh số khác, nên chữ đó xứng đáng được viết hoa. Cũng như vậy, giữa ba chữ "kỷ", "đệ" (thứ), "tứ" (tư), thì chữ "tứ" là quan trọng nhất, tạo nên ý nghĩa của khái niệm "Kỷ Đệ Tứ", tạo sự phân biệt giữa các kỷ khác, đáng lẻ phải viết là "kỷ đệ Tứ" hoặc "Kỷ đệ Tứ" chứ nhất định không thể viết là "Kỷ Đệ tứ". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:24, ngày 16 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đã thực hiện. Prenn Tl · 02:04, ngày 17 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Não hầu thành hầu não

Bài viết nói về món ăn kinh dị là "óc khỉ". "Óc khỉ" nói theo Hán Việt là "hầu não", Wikipedia tiếng Trung cũng gọi là nó "hầu não". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 08:59, ngày 21 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

  Đã đổi tên thành Óc khỉ, dùng từ thuần Việt. Tuanminh01 (thảo luận) 04:32, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đổi tên không chính xác. Thứ nhất, "Óc khỉ" là một bộ phận của con khỉ chứ không phải món ăn. Theo quy tắc đặt tên thì phải đổi thành "Óc khỉ (món ăn)". Thứ hai, toàn bài chỉ mô tả món này với tư cách là món ăn đặc biệt chứ không phải món thông thường. Cái đặt biệt của nó mang tính chất lịch sử chứ không phải ở sự phổ biến. Đây là món ăn mà Từ Hi Thái hậu khoãn đãi sứ thần Tây Phương. Nó là món có một không hai và không có sự lặp lại. Tôi đề nghị giữ tên Tàu để nó thích hợp với ngữ cảnh.
Cũng với tên gọi Hán-Việt và theo ngữ cảnh, các ví dụ dễ thấy nhất là tên các vị thuốc Bắc. Người ta gọi là "trần bì" chứ không gọi "vỏ quýt", "hải mã" chứ không gọi "cá ngựa" bởi vì "trần bì", "hải mã" ở đây xuất hiện với tư cách là vị thuốc chứ không phải là "vỏ trái quýt" hay "con cá ngựa bơi lội tung tăng ngoài biển kia". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:37, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bạn Tuanminh01 đã đổi lại thành Hầu não và tôi không có complaint gì hơn nữa. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:55, ngày 8 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Văn hoá Óc Eo thành Văn hóa Óc Eo

Xuân (thảo luận) 13:45, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Theo mình nghĩ thì viết chữ "hóa" thành "hoá" không hẳn là sai chính tả đâu. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:53, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Để đồng bộ, tất cả các trang, kể cả nội dung của chính trang này là hóa mà lại để tiêu đề là hoá nhìn rất ngứa mắt. Xuân (thảo luận) 18:13, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đúng là ngứa mắt thật, nhưng mà nếu nó không hẳn sai, chỉ là bởi khác nhau quy tắc chính tả, thì làm trang đổi hướng cũng được nhỉ ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 23:58, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đã đổi cho đẹp với nội dung bài. P.T.Đ (thảo luận) 18:09, ngày 9 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Con quỷ Maxwell thành Con quỷ của Maxwell

tiếng Anh Maxwell's demon --> Con quỷ của Maxwell, để như hiện tại dễ gây nhầm lẫn là con quỷ tên Maxwell. Xuân (thảo luận) 18:13, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Theo tôi nghĩ thì cách dịch như vậy không phải mới. Thậm chí có lẻ người ban đầu đề xuất cách dịch này đã có tham khảo nhiều cách dịch trước đây trong lĩnh vực này. Điểm qua một số cách dịch tương tự mà ta đã quá quen thuộc và không còn tranh cãi:
Qua một số ví dụ trên, có lẽ có một nguyên tắc bất thành văn đâu đây, là khi dịch khái niệm khoa học, người ta không để từ "của" vào trong đó. Khiến câu văn lủng củng ? Tôi không chắc, nhưng tôi nghĩ một khái niệm ngắn gọn, súc tích thì nên được dùng hơn một khái niệm quá dài, mặc dù là chỉ thêm 1 chữ. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^)

OK, rút yêu cầu. Xuân (thảo luận) 17:24, ngày 11 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Doãn Kế Thiện (định hướng) thành Doãn Kế Thiện

Có ít nhất 2 Doãn Kế Thiện đủ đnb, nên dùng Doãn Kế Thiện làm trang định hướng là phù hợp.--Diepphi (thảo luận) 15:18, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

  Đã đổi tên. Tuanminh01 (thảo luận) 04:29, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tháng 6

Tiếng tiền Ấn-Âu

“Proto-Indo-European” trong bài này bị dịch sai thành “tiếng tiền Ấn-Âu”. “Proto-Indo-European” không phải là tiếng tiền Ấn Âu mà là tiếng Ấn Âu nguyên thuỷ, “Pre-Indo-European” mới là tiếng tiền Ấn Âu. Đề nghị đổi tên bài thành Tiếng Ấn Âu nguyên thuỷ và xoá tên gọi hiện tại của bài viết. Kiendee (thảo luận) 03:37, ngày 3 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đã thực hiện. Prenn Tl · 05:23, ngày 18 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ả Rập Saudi thành Ả Rập Xê Út

Đã thảo luận tại bài hơn một tháng: Nếu đã muốn phiên âm thì phiên âm cho hết cả hai đơn vị thành "Ả-rập Xê-út" hoặc "Ả Rập Xê Út" (và dùng hay không dùng dấu gạch ngang cũng áp dụng cho cả hai đơn vị), hoặc là không phiên âm cái nào hết. Chứ sao lại "ba rọi", cái đầu phiên âm còn cái sau giữ nguyên vậy như hiện nay? Nguồn sử dụng cách viết "Ả Rập Xê Út" (hoặc "Ả-rập Xê-út"): 1, 2, 3, 4. Vì không có ý kiến phản đối nên đề nghị đổi tên bài. Cảm ơn.-- Trình Thế Vânthảo luận 04:10, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ là nên đổi thành "Ả-rập Xê-út" hoặc "Ảrập Xêút" mà cái "Ảrập Xêút" thì thật là khó viết. @@ Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 04:24, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  Đã đổi tên thành Ả-rập Xê-út (do là tên phiên âm nên tôi dùng dấu gạch giữa các chữ). Tuanminh01 (thảo luận) 04:27, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cho mình một phiếu phản đối (vì mình quen tên cũ rồi). Nếu mọi người muốn Xê-út thì mình cũng không bắt ép được. Nhưng chỉ mệt về khoản tên bài liên quan tới quốc gia này về sau thôi (như trường hợp Myanma -- Myanmar).Hugopako (thảo luận) 06:19, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Ả-rập Xê-út là đọc theo tiếng Pháp Arabie saoudite, còn tiếng Anh nước này gọi là Saudi Arabia. Gọi Ả rập Saudi nghe giống như ăn bơ với mắm vậy. Còn vụ tên phải đổi hàng loạt thì đành vậy thôi, sửa chữa lúc nào cũng không quá muộn, tiếc là mình biết thứ gì đó không đúng mà cứ gật gù chấp nhận. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:03, ngày 7 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Thành viên:Hugopako: Đã thảo luận đổi tên tại bài chính rồi, mà không có ý kiến phản bác (mời vào đó đọc). Đề nghị bạn làm việc có trách nhiệm hơn và đổi tên trở về lại. Hoặc nhờ Tuanminh01 đổi tên trở lại. Cảm ơn. Trình Thế Vânthảo luận 01:20, ngày 8 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Y đã giải quyết Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 23:35, ngày 22 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Cát tặc và sự kiện bán cát Việt ra nước ngoài 2017 thành Khai thác cát trái phép tại Việt Nam

Tên Khai thác cát trái phép tại Việt Nam nghe hay hơn. Đề nghị đổi tên. Typue (thảo luận) 02:35, ngày 8 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bản quyềnQuyền tác giả

Đây là 2 khái niệm khác nhau. Tương ứng với bản quyền là thuật ngữ copyright còn quyền tác giả (tác quyền) là authors'right. Theo như giải thích tại đây, thì bản quyền liên hệ nhiều tới hệ thống luật Âu-Mỹ, nói nhiều tới khía cạnh thương mại còn tác quyền liên hệ tới hệ thống luật châu Âu lục địa mà tiêu biểu là Pháp, thể hiện khía cạnh tinh thần nhiều hơn đối với người tạo ra sản phẩm.

Hiện nay, trang bản quyền đổi hướng tới quyền tác giả, như vậy cần phải xóa đổi hướng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:25, ngày 11 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Hoàng caNhạc màu vàng

Hoàng ca 黃歌 (nhạc màu vàng) là loại nhạc được gán mác khiêu dâm thời đầu thế kỷ XX, trong khi Hoàng ca 皇歌 là bài hát ca ngợi hoàng đế. Hiện tại có rất nhiều liên kết tới Hoàng ca 皇歌 với ý ca ngợi hoàng đế đổi hướng tới nhạc màu vàng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:51, ngày 11 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Y đã đổi "Nhạc màu vàng" thành "Nhạc vàng (Trung Quốc)". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:57, ngày 24 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Công đảng Anh thành Công Đảng Anh

Viết hoa đầu mỗi từ. Ở đây "Công Đảng Anh" là 3 từ khi nghĩa của nó tương ứng với "Labour Party of the UK". "Công" là "Labour", "Đảng" là "Party" còn "Anh" tương ứng là "UK". Rõ ràng ta phải viết "Công Đảng" vì đây là 2 từ đơn, còn trong cụm từ "Đảng Lao động", "Lao động" là một từ ghép nên chỉ viết hoa chữ L. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 20:59, ngày 16 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mì sợi

Mì và mì sợi là một, người ta hay gọi là mì hơn là mì sợi, đề nghị đổi tên bài thành . Kiendee (thảo luận) 10:13, ngày 18 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Không phải là một. Nhắc tới "mì sợi" tôi nghĩ tới món đồ ăn dạng sợi, trong khi nhắc tới "mì", tôi còn có thể nghĩ tới "khoai mì", "bột mì", "bánh mì". Mặc dù có vẻ từ "mì" không bao giờ xuất hiện riêng rẽ mà không kèm theo từ "bột" hoặc "bánh", nhưng đó là theo thói quen dùng từ, chứ thực ra "mì" chính là tên của loại bột và loại bánh đó. Tôi không cho rằng đổi "mì sợi" thành "mì" là ý kiến hay. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:03, ngày 18 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Nếu không ai gọi những thứ được gọi bằng tên gọi có “mì” đó là "mì" thì làm sao có thể xem “mì” tên gọi của chúng được? “Bột gạo” là bột làm từ gạo tẻ, “gạo” không phải là tên của một loại bột, gạo cũng không có nghĩa là bột. “Lúa mì” là thứ lúa cho ra loại hạt từ đó người ta làm ra mì, “bột mì” là bột để làm mì, “bánh mì” là bánh làm từ bột mì, “mì” trong những tên gọi đó là một yếu tố tạo từ, nó ghép với những từ khác để tạo ra các từ phức chỉ những thứ không phải là mì nhưng có liên quan tới mì. Kiendee (thảo luận) 11:29, ngày 18 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Nếu như thế thì "mì" ở đây là một loại chất liệu tạo nên một món ăn, và với "mì sợi" thì cũng vậy. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:37, ngày 18 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Người ta gọi là “mì sợi” vì người ta không chắc chắn về ý nghĩa của từ “mì”, vì không biết nguồn gốc của từ này, nghĩa gốc của nó là gì, vì lo người khác hiểu nhầm hay không hiểu mình muốn chỉ cái gì. Các tên gọi có chứa từ “mì” như “bánh mì” gây ra ảo giác cho một số người rằng dường như còn có các loại mì khác không thuộc loại thức ăn dạng sợi như bún, miến, phở... , người ta lo rằng chỉ gọi “mì” là “mì” thì có thể là chưa đủ, người khác sẽ không rõ “mì” mà mình nói đến là “mì” gì nên người ta mới thêm “sợi” vào để làm rõ rằng loại “mì” mà người ta đang nói đến “mì” dạng sợi, chứ không phải là thứ “mì” khác. Hãy so sánh: “Cụ” thì đương nhiên là “già” tại sao lại còn có “cụ già”? “Chàng” thì đương nhiên “trai” rồi tại sao lại còn có “chàng trai”? “Phụ nữ goá” thì chỉ có thể là goá chồng tại sao lại còn có “phụ ngữ goá chồng”? “Ô tô” là một loại xe rồi tại còn có “xe ô tô”? “Giang” đã là sông rồi tại sao còn có “sông Trường Giang”? Người ta đưa ra các thông tin dư thừa, quá mức người nghe, người đọc muốn biết là để phòng ngừa sự hiểu nhầm, sự không rõ ràng của từ ngữ mà người ta nghĩ rằng người nghe, người đọc có thể gặp phải.
Nhiều người nghĩ rằng “mì” được làm từ lúa mì nên mới được gọi là “mì” nhưng thực tế lại là ngược lại, vì lúa mì được dùng để làm “mì” nên nó mới được gọi là “lúa mì”. Để cho từ ngữ ngắn gọn người ta gọi lúa mì là “lúa mì” chứ không gọi là “lúa để làm mì”. “Bánh mì” là bánh làm từ bột mì, để cho từ ngữ ngắn gọn nên trong “bánh mì” bột mì được gọi tắt là “mì”. Người ta sẽ muốn gọi bánh mì là “bánh mì” hơn là “bánh làm từ bột mì”. “Mì” trong “bánh mì” là chỉ bột mì nhưng một mình “mì” khi thiếu các từ ngữ giúp làm rõ nghĩa của nó thì không có nghĩa là bột mì. Kiendee (thảo luận) 01:29, ngày 19 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Về nguồn gốc của "mì sợi", "bánh mì", "bột mì" và "lúa mì", bạn diễn giải có vẻ thuyết phục đấy, nhưng sẽ tuyệt hơn nếu có một nguồn thích đáng.
Còn về "mì sợi" và "khoai mì" thì sao ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:39, ngày 19 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bạn cho rằng mì còn dùng để chỉ thứ khác thì bạn phải đi tìm nguồn cho nó chứ. Tôi đề nghị đổi tên bài Mì sợi thành Mì cơ mà. Theo bạn thì khi nào từ “mì” dùng độc lập có thể chỉ khoai mì, bột mì, bánh mì, lúa mì? Bạn có nguồn nào cho thấy mì không có từ đi theo làm rõ nghĩa có thể dùng để chỉ các thứ khác nên chỉ gọi mì là “mì” sẽ khiến nhiều người bị hiểu nhầm hoặc không hiểu rõ ý người nói, chẳng hạn như khi người ta “đi ăn mì” thì không ít người sẽ hiểu thành đi ăn khoai mì, bánh mì? Đoạn nói về một số tên có chứa từ “mì” là để gợi ý cho bạn về nguồn gốc, phương thức cấu thành của từ “mì sợi”. Khi viết đoạn đó tôi đã nghĩ tới từ "khoai mì", tôi đã nghĩ tới mấy khả năng về cái ý người ta muốn truyền đạt trong tên gọi này chứ không phải là một nên tôi đã không đưa nó ra làm ví dụ minh hoạ. Kiendee (thảo luận) 03:24, ngày 20 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tháng 8

Chỉ số thành thạo Anh ngữ EF thành Chỉ số thông thạo Anh ngữ EF hoặc Chỉ số thông thạo Anh ngữ (EF)

Đổi lại theo tên gọi tiếng Việt của chỉ số này được đăng trên website chính thức của tổ chức Education First, đơn vị vận hành của chỉ số này. Đã thảo luận với thành viên Trịnh Trương Hoàng Huy, là thành viên đã tạo bài và viết chính tại trang thảo luận của bài này, tuy vậy, thảo luận thất bại do thành viên này đề nghị dừng thảo luận. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:39, ngày 9 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bên cạnh tính chính danh, xét về độ phổ biến, "chỉ số thông thạo anh ngữ" cho ra 1.670 kết quả, "chỉ số thành thạo anh ngữ" cho ra 8 kết quả, kể cả những kết quả liên quan đến Wikipedia.
Thêm vào đó, về tính chính xác mục từ "thông thạo" trên Wiktionary giảng: "Hiểu biết rất rõ và có thể làm, sử dụng một cách thuần thục." và lấy 2 ví dụ là [1] "Thông thạo nhiều ngoại ngữ." và [2] "Rất thông thạo địa hình ở vùng núi này." Còn mục từ mục từ "thành thạo" thì được giảng: "Rất thạo, rất thành thục, do đã quen làm, quen dùng." và có 2 ví dụ là [1] "Có tay nghề thành thạo." và [2] "Thành thạo hai ngoại ngữ." Như vậy, "thông thạo" được sử dụng để chỉ trình độ trí óc, "thành thạo" được dùng để chỉ sự quen tay, quen trí.
Bởi tính chính danh, tính thông dụng, tính chính xác, tôi đề nghị BQV giúp đổi tên bài này thành Chỉ số Thông thạo Anh ngữ EF hoặc Chỉ số Thông thạo Anh ngữ (EF) ("Chỉ số Thông thạo Anh ngữ" là tên chính thức, EF là tổ chức vận hành). Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:32, ngày 9 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Mình nghĩ không nên đổi bạn Thusinhviet ạ, mọi nguồn tiếng Việt đều nhắc đến bảng xếp hạng này từ 2012 liên tục đến nay với tiêu đề 'Chỉ số thành thạo Anh ngữ EF'. Mình nghĩ nó phổ biến hơn là 'Chỉ số thông thạo Anh ngữ EF', vả lại các công cụ dịch đều cho ra kết quả 'proficiency' là 'độ thành thạo'. Vấn đề tiêu đề theo mình không cần phải được quan trọng hóa lên, mình nghĩ bạn nên tạo một trang với tên 'Chỉ số thông thạo Anh ngữ EF' và đổi hướng đến trang của mình. Như đã nói trước đó, theo mình, cả website chính thức cũng dịch sai vì mình chưa dịch công cụ nào mà cho ra 'proficiency' là 'thông thạo' cả. Cảm ơn bạn vì đã quan tâm và giúp mình đóng góp ý kiến hoàn thiện tiêu đề bài viết. - Trịnh Trương Hoàng Huy (thảo luận)
Y đã thực hiện. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 21:52, ngày 6 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Chính sách lưu thông tiền tệ thành Chính sách tiền tệ

Tên gọi ngắn gọn và phổ thông hơn. Greenknight (thảo luận) 04:15, ngày 13 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đã thực hiện. Prenn Tl · 05:28, ngày 18 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tháng 9

5 Centimet trên giây (phim) thành 5 Centimet trên giây

Tựa đề này chỉ có 1 khái niệm là tên 1 bộ phim. Nếu tụa đề có thêm ngoặc đơn thì sẽ làm người khác nghĩa rằng có nhiều thứ khác trùng tên nhưng thực chất không có. ThginDnilb (thảo luận) 00:52, ngày 7 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đã thực hiện. Prenn Tl · 05:26, ngày 18 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Lãnh thổ ủy trị Liên Hiệp Quốc thành Lãnh thổ Ủy thác Liên Hiệp Quốc

Bài này ban đầu được khởi tạo với tên Ủy thác. Sau đó đã bị một thành viên khác đổi lại thành Ủy trị, hẳn thành viên này đã nhầm Lãnh thổ Ủy thác (trust territory) với Lãnh thổ Ủy trị (mandate) tồn tại trước đó. Greenknight (thảo luận) 18:31, ngày 4 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

  Thôi khỏi, tôi có thể đổi thành Lãnh thổ ủy thác Liên Hiệp Quốc, trường hợp chung nên không cần viết hoa. Greenknight (thảo luận) 19:06, ngày 4 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tháng 11

Quân đội Nhân dân Việt Nam thành Quân đội nhân dân Việt Nam

Tên theo hiến pháp 2013 là Quân đội nhân dân Việt Nam, "Quân đội nhân dân" là một cụm từ thống nhất, không viết hoa tiếng Nhân.Future ahead (thảo luận) 21:58, ngày 12 tháng 11 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đã thực hiện. thảo luận quên ký tên này là của Future ahead (thảo luận • đóng góp) vào lúc 01:23, ngày 15 tháng 11 năm 2007 (UTC).[trả lời]

Danh sách Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Lí do: Để mở rộng bài viết.Future ahead (thảo luận) 01:21, ngày 15 tháng 11 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Y Đã thực hiện. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:50, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Công an Nhân dân Việt Nam thành bài Công an nhân dân Việt Nam

Nhờ BQV đổi tên bài Công an Nhân dân Việt Nam thành bài Công an nhân dân Việt Nam vì tên gọi đúng chữ Nhân trong "Công an nhân dân" không viết hoa (ví dụ: theo [luật Công an nhân dân]). Thanks.Future ahead (thảo luận) 03:32, ngày 29 tháng 11 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Y Đã được Tuanminh01 thực hiện. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:49, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tháng 12

Một chiều (điện) thành Điện một chiều

Đúng bản chất bài. Xuân (thảo luận) 16:20, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Y đã thực hiện. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:36, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Khuyến mại thành Khuyến mãi

Khuyến mãi mới là tên chính xác, tìm kiếm trên Google cho thấy khuyến mãi được sử dụng phổ biến hơn khuyến mại. Bài đã được đề nghị đổi tên từ năm 2011 (xem Thảo luận:Khuyến mại). Kiendee (thảo luận) 13:27, ngày 27 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Y Đã thực hiện. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:33, ngày 27 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]