Yonkoma

Manga yonkoma (4コマ漫画? "manga bốn khung tranh", hay đọc gọn là 4-koma), là một định dạng khung tranh của manga, thường có các trang gồm bốn khung sắp xếp theo chiều từ trên xuống (đôi khi nó sắp xếp theo chiều ngang từ phải sang trái hoặc sử dụng kiểu hai cột song song, tùy theo nhu cầu bố trí của tác phẩm). Mặc dù từ yonkoma bắt nguồn từ Nhật Bản, phong cách này cũng có thể xuất hiện ngoài nước, như tại một vài quốc gia châu Á (trường hợp của Chú Thoòng) cũng như thị trường tiếng Anh.

Cấu trúc truyền thống của yonkoma

Nguồn gốc

Yonkoma đầu tiên do Kitazawa Rakuten sáng tác (dưới bút danh Kitazawa Yasuji) vào năm 1902. Quyển sách đó mang tựa Jiji Manga, và được cho là chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của Frank Arthur Nankivell và Frederick Burr Opper.[1].

Cấu trúc

Thông thường, yonkoma được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định gọi là khởi thừa chuyển kết. Cụm từ này là tập hợp những ký tự kanji trong tiếng Nhật:

  • Ki (, khởi): Khung đầu tiên làm cơ sở cho câu chuyện.
  • Shō (, thừa): Khung thứ hai nối liền câu chuyện được viết ở khung đầu tiên.
  • Ten (, chuyển): Khung thứ ba là đoạn gay cấn, trong đó phát triển một tình huống không lường trước.
  • Ketsu (, kết): Khung cuối cùng đảm nhận phần kết, trong đó có thể thấy ảnh hưởng từ khung thứ ba.[1]

Sử dụng

Yonkoma tồn tại trong hầu hết các xuất bản phẩm ở Nhật Bản, bao gồm tạp chí manga, tiểu thuyết bằng tranh, mục truyện tranh trên báo, tạp chí trò chơi, tạp chí nấu ăn, v.v. Cốt truyện thường chỉ tóm gọn trong bốn khung, mặc dù một số câu chuyện có thể được nối tiếp trong phần sau, tạo ra một tác phẩm gồm nhiều mẫu truyện liên tục. Một vài yonkoma cũng đề cập đến các vấn đề nghiêm trọng, dù đa phần chúng chỉ mang yếu tố hài hước. Một số manga đôi khi sử dụng yonkoma, thường là ở cuối chương hay phần kết của tankōbon, có thể xem như là một mẫu truyện vui bổ sung cho cốt truyện chính.

Một số ví dụ về manga yonkoma

Các manga nổi tiếng được vẽ theo phong cách yonkoma bao gồm:

Xem thêm

  • Kishōtenketsu - Cách viết tượng trưng cho bốn từ đại diện bốn trung tranh.

Chú thích