Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: Nữ Hoàng → Nữ hoàng using AWB
Dòng 247:
 
=== Nhận định ===
Đời sau xem sử ba3 đời vua [[Lý Thái Tổ]], [[Lý Thái Tông]], [[Lý Thánh Tông]] kế tục nhau, từ việc sửa trị, đánh dẹp các cát cứ trong nước tới việc diễu võ với phương bắc, ra uy với phương namNam - những việc làm đó đều đặn thu được thành tựu, không hề thất bát, suy bại; vua sau đã thay nhưng vua trước như thể vẫn còn; nước [[Đại Cồ Việt]] trở thành [[Đại Việt]] tuần tự đi lên không bị suy sút, thua thiệt. Điều đó cho thấy một chính sách, tư tưởng nhất quán của các vua Lý. Cả ba3 vua đầu tiên của nhà Lý đều có tài văn võ kiêm toàn, kính Phật yêu dân, tuổi thọ cũng xấp xỉ nhau. Ba3 vị vua Lý này là những người đặt nền tảng cho một nhà Lý tồn tại bền vững hơn 200 năm, là [[triều đại]] đầu tiên truyền nối được lâu dài trong [[lịch sử Việt Nam]], chấm dứt thời kỳ đất nước liên tục thay đổi, 6 dòng họ thay nhau cai trị thời thế kỷ X. Nhà Lý xác lập được bộ máy nhà nước phong kiến quy củ, nề nếp, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển ổn định.
 
[[Lý Nhân Tông]] là vua trị vì lâu nhất trong [[lịch sử Việt Nam]] (56 năm). Võ công đánh bại cuộc xâm lăng của [[nhà Tống]] trên [[sông Cầu|sông Như Nguyệt]] thời [[Lý Nhân Tông]] thực chất là của những người phụ chính mà đội ngũ này được trưởng thành dưới thời [[Lý Thánh Tông|Thánh Tông]], do Thánh Tông cất nhắc, trọng dụng. Người theo thuyết nhân quả của [[Phật giáo|đạo Phật]] có thể cho rằng việc làm thất đức của Thái hậu [[Ỷ Lan]] (sát hại Hoàng thái hậu [[Thượng Dương hoàng hậu|Thượng Dương]] và các cung nữ của Thánh Tông) khiến vua con phải trả giá tuyệt tự.
 
Từ thời Nhân Tông trở về sau, liên tiếp các vua Lý kế nghiệp đều thơ ấu, đó cũng là điều không may cho nhà Lý. Nhờ nền móng vững chắc do ba3 đời vua đầu tiên xây dựng, cơ nghiệp nhà Lý tiếp tục được duy trì, nhưng các phụ chính đời sau như [[Đỗ Anh Vũ]], [[Đỗ Kính Tu]], [[Đàm Dĩ Mông]] không thể sánh được với Thái hậu [[Ỷ Lan]], [[Lý Thường Kiệt]], [[Lý Đạo Thành]]. [[Tô Hiến Thành]] tài năng nhưng không thể sống mãi để dìu dắt vua [[Lý Cao Tông|Cao Tông]] trở thành một vua Nhân Tông thứ hai. Sau khi Hiến Thành mất, nhà Lý trượt dốc không có ai đứng ra cứu vãn được. Tới khi họ Trần vào triều phụ chính, việc nhà Lý bị thay thế trở nên không đảo ngược được. Do nhà [[Nhà Tống|nhà Nam Tống]] khi đó cũng đã yếu mòn nên suốt thời gian suy vong của nhà Lý tới khi chuyển ngôi cho [[nhà Trần]], [[Việt Nam]] không bị nước láng giềng lớn ở phương bắcBắc nhòm ngó như các thời cuối Trần đầu Hồ và cuối Lê đầu Mạc sau này.
 
==Địa giới hành chính và hệ thống quan lại==
Dòng 283:
Do sự sùng bái [[phật giáo|đạo Phật]] của triều đại này mà các hình phạt nói chung không quá nghiêm khắc. Pháp luật bảo vệ nguồn thu nhập của triều đình, đảm bảo dân đinh là sức lao động chủ yếu mà triều đình sử dụng. Để đảm bảo sản xuất [[nông nghiệp]], việc giết [[trâu]] [[bò]] được quy định chặt chẽ. Người giết [[trâu]], [[bò]] bừa bãi không theo quy định bị xử tội nặng<ref name="THQ129"/>.
 
[[Pháp luật Việt Nam thời Lý|Pháp luật nhà Lý]] phản ánh và chấp nhận sự xuất hiện của chế độ tư hữu ruộng đất, chỉ rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội, trong đó quý tộc quan liêu được hưởng đặc quyền<ref name="THQ128">Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr. 128.</ref>.
 
== Kinh tế ==
Dòng 316:
 
=== Thương nghiệp ===
Cảng [[Vân Đồn|Cảng Vân Đồn]] có vị trí rất quan trọng cho hoạt động ngoại thương, nằm trên trục hàng hải từ [[Trung Quốc]] xuống các nước [[Đông Nam Á]]. Ngoài ra, nơi này còn thuận lợi cho việc đỗ tàu thuyền. Ngoài Vân Đồn, vùng biển Diễn Châu cũng là nơi có hoạt động ngoại thương phát triển<ref>Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr. 147.</ref>.
 
Các đối tác chủ yếu của Đại Việt là Trung Quốc, [[Chiêm Thành]], Trảo Oa tức [[java|đảo Java]], Lộ Lạc tức vương quốc Lavo, [[Xiêm|Xiêm La]] - quốc gia vùng Mê Nam và Tam Phật Tề tức [[Srivijaya]] ở đảo [[Sumatra]].
Dòng 334:
==Giáo dục, khoa cử==
{{Chính|Giáo dục khoa cử Việt Nam thời Lý}}
[[Tập tin:Văn Miếu - Quốc Tử Giám.JPG|nhỏ|240px|phải|Kiến trúc quần thể ''[[Văn Miếu - Quốc Tử Giám]]'' ngày nay.|thế=]]
[[Tập tin:Le Van Thinh.JPG|nhỏ|phải|250px|Tượng Thái sư [[Lê Văn Thịnh]] - thủ khoa đầu tiên của Việt Nam, trong đền thờ tại thôn xã Đông Cứu ([[Bắc Ninh]]).|thế=]]
Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở [[Việt Nam]] xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống<ref name="ReferenceA"/>.
 
Trường học tư đầu tiên được xác nhận là trường Bái Ân của Lý Công Ân - một tông thất nhà Lý không ra làm quan mà ở nhà dạy học<ref name="ky594">Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr. 594.</ref>. Tuy nhiên, trong những năm đầu, hệ thống trường học chưa nhiều.<ref>Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr. 595-596.</ref><ref>Phan Ngọc Liên, sách đã dẫn, tr. 56-57.</ref> Do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần của Đạo giáo nên Nho giáo chưa có vị trí độc tôn như sau này. Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo<ref>Mai Hồng, sách đã dẫn, tr. 13-14.</ref>. Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là [[chữ Hán]]<ref>Phan Ngọc Liên, sách đã dẫn, tr. 58.</ref>.
Năm [[1070]], [[Lý Thánh Tông]] cho xây dựng nhà [[Văn miếu|Văn Miếu]] ở kinh thành [[Thăng Long]], đắp tượng [[Khổng Tử]], [[Chu Công Đán|Chu Công]], tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm [[1076]], vua [[Lý Nhân Tông]] lập ra [[Văn Miếu - Quốc Tử Giám|Quốc Tử Giám]]. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó<ref name="ky594"/>.
 
Từ trung kỳ, nhà Lý đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua – tôi, cha – con, chồng - vợ, bằng hữu...) để thống nhất và quản lý xã hội<ref>Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr. 599-600.</ref>.