Bước tới nội dung

Câu đố Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Văn học dân gian

    Thần thoại
    Truyền thuyết
    Cổ tích
    Truyện cười
    Ngụ ngôn
    , Tục ngữ
    Thành ngữ
    Câu đố
    Ca dao
    Văn học dân gian dân tộc thiểu số
    Sân khấu cổ truyền

Văn học viết

    Văn học đời Tiền Lê
    Văn học đời Lý
    Văn học đời Trần
    Văn học đời Lê Sơ
    Văn học đời Mạc
    Văn học đời Lê trung hưng
    Văn học đời Tây Sơn
    Văn học thời Nguyễn
    Văn học thời Pháp thuộc
    Văn học thời kỳ 1945-1954
    Văn học thời kỳ 1954-1975
    Văn học thời kỳ sau 1975

Khác

    Thơ Việt Nam
    Truyện thơ Nôm
    Kịch thơ Việt Nam
    Truyện tranh Việt Nam

Câu đố là thể loại văn học dân gian phản ánh sự vật hiện tượng theo lối nói chệch. Khi sáng tạo câu đố, người ta tìm đặc trưng và chức năng của từng vật cá biệt và sau đó phản ánh thông qua sự so sánh, hình tượng hóa.

Phân biệt câu đố với tục ngữ, ca daosửa mã nguồn

Có sự tương đồng về hình thức ngắn gọn, cô đúc, có vần điệu nhịp nhàng.

Có sự khác biệt về chức năng và phương pháp nghệ thuật. Câu đố xây dựng hình tượng phản ánh dấu hiệu đặc trưng và chức năng của những sự vật, sự việc cụ thể với mục đích kiểm tra, truyền đạt tri thức về thế giới khách quan.

Căn cứ hình thức diễn tả, câu đố được chia hai loại: câu đố chính hiệu và câu đố vay mượn.

Căn cứ đối tượng phản ánh, câu đố được chia hai loại: loại thuộc tự nhiên, loại thuộc văn hóa.

Nguồn gốc và quá trình hình thành câu đốsửa mã nguồn

Phương pháp nhận thức và phản ánh nghệ thuật của câu đố là một phương pháp phổ biến ở hầu hết các dân tộc khác nhau trên thế giới. Câu đố ra đời từ thời cổ đại liên quan đến lối nói so sánh gián tiếp phổ biến của người thời cổ, hiện tượng chưa có tên của nhiều sự vật phổ biến trong giai đoạn đầu của mọi dân tộc. Việc dùng sự vật này để nói sự vật khác, việc miêu tả đặc điểm sự vật vào một hình thức ngôn ngữ là điều hợp quy luật.

Nội dung câu đốsửa mã nguồn

Chứa đựng tri thức thực tiễn: Đối tượng phản ánh của câu đố là các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, phần lớn có liên quan đến những hoạt động sinh hoạt của người dân.

Chứa đựng nội dung và ý nghĩa xã hội: Khi miêu tả thế giới hiện thực xung quanh con người, nhiều câu đố mang thêm ý nghĩa xã hội, mặc dù đó không phải là mục đích của câu đố.

Phương thức nghệ thuậtsửa mã nguồn

  • Hình thức ẩn dụ: Câu đố thường đưa ra những nét tương đồng về hình dạng bên ngoài của các sự vật khác so với vật đố, những dấu hiệu của đối tượng được dấu tên, như những chức năng, công dụng của các đối tượng trong cuộc sống sinh hoạt, những đặc điểm của đối tượng về hình dáng, trạng thái hoạt động, sự chuyển động, bất động, sự xuất hiện, điều kiện sống... để gợi sự liên tưởng.
  • Hình thức chữ bị chơi: Câu đố thường sử dụng từ đồng âm dị nghĩa, đồng nghĩa dị âm, nói lái, chiết tự...
  • Câu đố sử dụng các thể thơ truyền thống, có vần, nhịp điệu, cô đúc, cân đối nhịp nhàng. Câu đố cũng có xu hướng đưa vào yếu tố tục, song yếu tố này ở câu đố không mang nội dung xã hội, thường chỉ có tác dụng tạo sự dí dỏm, gây cười.

Tham khảosửa mã nguồn

Liên kết ngoàisửa mã nguồn

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCLương CườngTrang ChínhTrương Thị MaiLê Minh HưngBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐặc biệt:Tìm kiếmBùi Thị Minh HoàiTô LâmNguyễn Trọng NghĩaThường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamLương Tam QuangĐỗ Văn ChiếnLê Minh HươngBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPhan Văn GiangTrần Quốc TỏChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Phú TrọngNguyễn Duy NgọcSlovakiaPhan Đình TrạcTrần Thanh MẫnLê Thanh Hải (chính khách)Đài Truyền hình Việt NamTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamViệt NamCleopatra VIITrần Cẩm TúBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamHồ Chí MinhThích Chân QuangChủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamLê Minh Hùng (Hà Tĩnh)Lễ Phật ĐảnChiến dịch Điện Biên PhủẤm lên toàn cầuTrưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPhạm Minh Chính