Ủy ban Olympic Nga tại Thế vận hội Mùa hè 2020

Dựa theo quyết định vào năm 2019 của Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA), Nga dự kiến ​​sẽ tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè 2020Tokyo, diễn ra từ ngày 23 tháng 7 đến ngày 8 tháng 8 năm 2021đại dịch COVID-19[1]. Đây sẽ là lần thứ bảy liên tiếp nước này tham dự Thế vận hội Mùa hè với tư cách là một quốc gia độc lập, nhưng các vận động viên của họ đã được tham gia và đại diện cho "Ủy ban Olympic Nga", sử dụng từ viết tắt "ROC" cho tên quốc gia.

Ủy ban Olympic Nga tại
Thế vận hội Mùa hè 2020
Mã IOCROC
NOCỦy ban Olympic Nga
Tokyo, Nhật Bản
Vận động viên335 trong 30 môn thể thao
Người cầm cờ (khai mạc)Sofya Velikaya
Maksim Mikhaylov
Người cầm cờ (bế mạc)Abdulrashid Sadulaev
Huy chương
Xếp hạng 5
Vàng Bạc Đồng Tổng số
20 28 23 71
Tham dự Thế vận hội Mùa hè
  • 1996
  • 2000
  • 2004
  • 2008
  • 2012
  • 2016
  • 2020
Các lần tham dự khác
 Đế quốc Nga (1900–1912)
 Liên Xô (1952–1988)
 Đoàn thể thao hợp nhất (1992)
 Nga (1994–2016)
 Vận động viên Olympic từ Nga (Đông 2018)
 Ủy ban Olympic Nga (Đông 2022)

Đây là kết quả từ quyết định của Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA) vào ngày 9 tháng 12 năm 2019 cấm Nga tham gia tất cả các sự kiện thể thao quốc tế trong 4 năm, sau khi họ phát hiện ra rằng dữ liệu do Cơ quan phòng chống doping Nga cung cấp đã bị chính phủ Nga thao túng với mục tiêu bảo vệ các vận động viên tham gia vào chương trình doping do nhà nước tài trợ. Như tại Thế vận hội Mùa đông 2018, WADA sẽ cho phép các vận động viên Nga được phép thi đấu trung lập dưới một tên hiệu được xác định sẵn (có thể không bao gồm từ "Nga", không giống như việc sử dụng cái tên "Vận động viên Olympic từ Nga")[2].

Nga sau đó đã đệ đơn lên Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS) chống lại quyết định của WADA[3]. Tòa án Trọng tài Thể thao, sau khi xem xét kháng cáo của Nga đối với trường hợp của họ từ WADA, đã ra phán quyết vào ngày 17 tháng 12 năm 2020 để giảm hình phạt mà WADA đã đưa ra. Thay vì cấm Nga tham gia các sự kiện thể thao, phán quyết này cho phép họ tham gia Thế vận hội và các sự kiện thể thao quốc tế khác, nhưng trong thời hạn hai năm, họ không được sử dụng tên, quốc kỳ hoặc quốc ca của Nga và phải thể hiện mình là "Vận động viên trung lập" hoặc "Đội trung lập". Phán quyết cho phép đồng phục của đội hiển thị từ "Nga" trên đồng phục cũng như sử dụng màu cờ Nga trong thiết kế của đồng phục, mặc dù vậy tên phải có giá trị tương đương với tên gọi "Vận động viên/Đội trung lập". Nga có thể kháng cáo quyết định này[4].

Vào ngày 19 tháng 2 năm 2021, có thông báo rằng Nga sẽ thi đấu dưới tên viết tắt "ROC", theo tên của Ủy ban Olympic Nga. Sau đó, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) thông báo rằng quốc kỳ Nga sẽ được thay thế bằng lá cờ của Ủy ban Olympic Nga. Các vận động viên cũng sẽ không được phép sử dụng đồng phục có dòng chữ "Ủy ban Olympic Nga", thay vào đó từ viết tắt "ROC" sẽ được thêm vào[5].

Vào ngày 15 tháng 4 năm 2021, đồng phục dành cho các vận động viên của Ủy ban Olympic Nga đã được công bố, có các màu sắc của quốc kỳ Nga[6][7]. Vào ngày 22 tháng 4 năm 2021, việc thay thế bài quốc ca của Nga đã được IOC chấp thuận, sau khi một lựa chọn trước đó là bài hát ái quốc thời chiến "Katyusha" bị từ chối. Thay vào đó một đoạn của bản Concerto số 1 của Pyotr Tchaikovsky đã được sử dụng như một quốc thiều tạm thời[8][9].

Vào ngày 23 tháng 7 năm 2021, các vận động viên của Ủy ban Olympic Nga đã xuất hiện tại lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2020[10]. Với việc sử dụng theo thứ tự các chữ cái trong hệ thống chữ viết truyền thống của Nhật Bản, gọi là Gojūon, từ "ROC" không được dịch sang tiếng Nhật mà được phát âm là "āru ō shī", vì vậy nó được xếp thứ 77 trong cuộc diễu hành của các nước tại lễ khai mạc, và không như dự kiến ​​chỉ sau đội tuyển Olympic người tị nạn (ai ō shī) như đã được công bố. Cụm từ "ROC" đại diện cho đoàn Ủy ban Olympic Nga không có phiên âm tiếng Nhật ở mặt sau của bảng tên mà được mang lên phía trước. Kênh 1, đang phát sóng buổi lễ, cho rằng điều này là do ban tổ chức không thể hiển thị tên "ROC" bằng các ký tự tiếng Nhật[11].

Những người cầm cờ trong lễ khai mạc cho ROC là vận động viên điền kinh Sofya Velikaya và vận động viên bóng chuyền Maksim Mikhaylov[12]. Trong khi đó đô vật Abdulrashid Sadulaev là người cầm cờ ở lễ bế mạc[13].

Huy chương

Huy chương theo bộ môn
Bộ môn Tổng
Bắn cung0202
Bơi nghệ thuật2002
Điền kinh1102
Bóng rổ0202
Quyền Anh1146
Xe đạp0022
Nhảy cầu0011
Đấu kiếm3418
Thể dục dụng cụ24410
Bóng ném0101
Judo0033
Chèo thuyền0202
Bắn súng2428
Bơi lội2215
Taekwondo2114
Quần vợt1203
Bóng chuyền0202
Đấu vật4048
Tổng20282371
Huy chương theo giới tính
Giới tính TổngTỉ lệ
Nữ91583245.1%
Nam1011143549.3%
Cả hai12145.6%
Tổng20282371100%

a Các vận động viên bơi dự bị (chỉ tham dự để làm nóng và không thi đấu với các đồng đội).

Số vận động viên của từng bộ môn

MônNamNữTổng
Bắn cung134
Bơi nghệ thuật88
Điền kinh6410
Cầu lông314
Bóng rổ448
Quyền Anh7411
Canoeing9817
Đua xe đạp9918
Nhảy cầu437
Cưỡi ngựa235
Đấu kiếm121123
Thể dục dụng cụ81523
Bóng ném01414
Judo7613
Karate011
Năm môn phối hợp hiện đại123
Chèo thuyền3710
Bóng bầu dục bảy người01212
Thuyền buồm426
Bắn súng8917
Leo núi thể thao123
Bơi211536
Bóng bàn123
Taekwondo314
Quần vợt448
Ba môn phối hợp224
Bóng chuyền161430
Bóng nước01212
Cử tạ112
Đấu vật11617
Tổng148185333

Tham khảo