Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X nhiệm kì 2006-2011 gồm 14 ủy viên được bầu tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X họp từ ngày 18 tháng 4 đến ngày 26 tháng 4 năm 2006 tại Hà Nội.[1] Sau đó tại Hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành Khóa X, ông Tô Huy Rứa Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.[2]

Danh sách cụ thể

TTỦy viênNăm sinhChức vụ Đảng, Nhà nước, Chính phủ
01Nông Đức Mạnh1940
02Nguyễn Minh Triết1942Chủ tịch nước Việt Nam
03Nguyễn Tấn Dũng1949Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
04Nguyễn Phú Trọng1944Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
05Trương Tấn Sang1949Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
06Trương Vĩnh Trọng1942
  • Bí thư Ban Bí thư
  • Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
07Nguyễn Sinh Hùng1946Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Việt Nam
08Phạm Gia Khiêm1944
09Phùng Quang Thanh1949
10Lê Hồng Anh1949Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam
11Phạm Quang Nghị1949Bí thư Thành ủy Hà Nội
12Lê Thanh Hải1950Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
13Nguyễn Văn Chi1945
14Hồ Đức Việt1947
15Tô Huy Rứa1947

Chỉ thị 15

Bộ Chính trị khóa 10 đã có Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 07-7-2007 về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có đoạn: "Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp uỷ đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt...thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng." Vì thế, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Sở Công an Tp.HCM tại "Hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015" vào ngày 8 tháng 3 năm 2016 đã thể hiện sự bất bình vì "công an không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên" nên không thể phát hiện được tham nhũng.[3][4]

Tham khảo