Công ty luật

Công ty luật là một trong những hình thức tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động trong lĩnh vực pháp luật nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu, có thể nêu ra một số hoạt động tiêu biểu như:

- Cung cấp dịch vụ về tư vấn pháp lý về các lĩnh vực như đất đai, hôn nhân gia đình, hình sự, dân sự, thừa kế,...

- Đại diện khách hàng tham gia các hoạt động có liên quan.

- Đại diện cho khách hàng tham gia các vụ kiện với tư cách là người đại diện theo pháp luật, luật sư bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tham gia vào hoạt động bào chữa, tranh tụng cho bị cáo, bị đơn, nguyên đơn,...

- Các hoạt động có liên quan tới pháp lý khác.

Công ty luật trên thế giới

Tại nhiều nơi trên thế giới thì công ty luật là một trong những hình thức tổ chức hành nghề luật sư phổ biến, được áp dụng ở nhiều nơi.

Tại Anh và xứ Wale, các hình thức tổ chức công ty luật tại đây có thể kể tới Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn,...

Tại Mỹ, các hình thức tổ chức công ty luật phổ biến nhất là công ty luật hợp danh.

Các công ty luật ngày càng phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia, thời gian đầu chỉ là một số luật sư tập hợp trong cùng một công ty thì tới nay một số công ty luật đã có tới hàng ngàn luật sư.

Phạm vi của một công ty luật cũng ngày càng lớn, một số công ty đang được phát triển theo hướng đa quốc gia với nhiều văn phòng đại diện, công ty đối tác, khách hàng trên toàn thế giới.

Đối tượng khách hàng cũng có nhiều sự thay đổi, không chỉ là cá nhân, mà còn có các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới như Nike, Boeing, Facebook,....

Một số công ty luật nổi tiếng thế giới gồm:[1]

- Baker McKenzie

- Freshfields Bruckhaus Deringer LLP

- Frasers Law Company

- Rajah & Tann LCT Lawyers

- Allen & Overy Legal LLC            

Công ty luật tại Việt Nam

Theo quy định của Luật Luật sư, Công ty luật được tổ chức dưới 2 dạng chính là Công ty hợp danh và Công ty trách nhiệm hữu hạn.[2]

Công ty luật hợp danh thì phải do ít nhất hai luật sư thành lập và khác với các hình thức công ty hợp danh thông thường thì công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.

Đối với hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn thì bao gồm 2 dạng nhỏ gồm:

+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Với hình thức này thì phải do ít nhất 2 thành viên là luật sư trở lên tham gia thành lập. Các thành viên công ty phải thỏa thuận với nhau để cử một người là giám đốc của công ty.

+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ do một luật sư thành lập và cũng đồng thời làm chủ sở hữu, trực tiếp điều hành công ty.

Điều kiện thành lập

Khi muốn thành lập công ty luật tại Việt Nam thì cần quan tâm tới một số điều kiện quan trọng sau đây:[3]

Thứ nhất, thành viên công ty luật phải là luật sư.

Thứ hai, luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật phải đảm bảo có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 2 năm theo hợp đồng lao động tại 1 tổ chức hành nghề luật sư hoặc có thể là hoạt động với tư cách là cá nhân trong cơ quan tổ chức theo hợp đồng lao động.

Thứ ba, một luật sư thì chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập 1 tổ chức hành nghề luật sư.

Thứ tư, phải đăng ký thành lập công ty luật tại nơi Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà giám đốc công ty đang tham gia.

Thứ năm, công ty luật được thành lập bởi nhiều thành viên từ các Đoàn luật sư khác nhau thì có thể thỏa thuận để thành lập và hoạt động tại 1 trong những địa phương có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

Thứ năm, công ty luật mà do nhiều luật sư tại nhiều Đoàn luật sư cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Đoàn luật sư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Thứ sáu, công ty phải có trụ sở làm việc.

Thứ bảy, tên của công ty luật phải nêu rõ hình thức của công ty trong tên, đồng thời không được trùng với tên tổ chức hành nghề luật sư khác hoặc có khả năng gây nhầm lẫn với tổ chức hành nghề luật sư khác.

Cách thức thành lập

Để thành lập thì phải gửi hồ sơ tới Sở Tư pháp nơi có Đoàn luật sư mà  Giám đốc công ty luật đăng ký hoạt động trước đây.[4]

Hoặc như có nêu ở phần phía trên, nếu công ty được thành lập từ nhiều luật sư từ nhiều đoàn khác nhau thì sẽ đăng ký thành lập tại Sở Tư pháp nơi có trụ sở chính được đặt.

Thời hạn: trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được  đủ hồ sơ thành lập công ty luật theo quy định thì Sở Tư pháp sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư.

Trong trường hợp từ chối không cấp giấy đăng ký hoạt động thì phải thông báo bằng văn bản.

Ưu điểm

Ưu điểm khi thành lập công ty luật là số lượng nhân sự lớn, có thể hoạt động trên nhiều mảng, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Có thể huy động được nguồn vốn lớn, dễ dàng trong việc mở rộng lĩnh vực, ngành nghề liên quan tới pháp lý để phát triển công ty.

Có đối tượng khách hàng lớn, dễ dàng thu hút được số lượng khách hàng mới tới công ty, có khả năng tiếp cận với khách hàng lớn, tiềm năng như các tập đoàn, công ty lớn, các công ty xuyên quốc gia.

Có khả năng mở rộng thêm các chi nhánh, địa bàn hoạt động, có khả năng hợp tác quốc tế cao.

Nhược điểm

Không có toàn quyền quyết định trong các công việc của công ty, phải có sự đồng thuận của nhiều bên.

Cần nguồn vốn lớn, nguồn khách hàng đủ lớn khi mới thành lập. Có kế hoạch mở rộng được các lĩnh vực, địa bàn để có thêm khách hàng để công ty ngày càng phát triển.

Chú thích

Lấy từ “https:https://www.search.com.vn/wiki/index.php?lang=vi&q=Công_ty_luật&oldid=71186726
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng