Cổng thông tin:Đế chế/Đại đế

Danh sách

Cổng thông tin:Đế chế/Đại đế/1

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế, (tiếng Hy Lạp: Μέγας Αλέξανδρος, Megas Alexandros, gọi theo tiếng Hán-ViệtA Lịch Sơn Đại đế) (Tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít giành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia. Trong suốt triều đại của ông, người chiến binh này chủ yếu giành thời gian cho các cuộc chinh phạt, và được xem là một trong những vị tư lệnh thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời; ông thường được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Vì những chiến công hiển hách và ảnh hưởng lớn lao của ông đối với lịch sử thế giới, vị vua trẻ tuổi xứ Macedonia trở nên nổi tiếng với cái tên là Alexandros Đại Đế.

Tiếp sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos II, Alexandros chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, BactriaLưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab. Chiến thắng của ông trước quân Ba Tư trong trận Gaugamela - chiến thắng quyết định thứ ba của ông trước vua Ba Tư Darius III - được xem là chiến công hiển hách nhất trong thời kỳ cổ đại; không những thế ông còn đánh tan tác người Scythia - một dân tộc bách chiến bách thắng thời cổ đại. Alexandros thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedonia) vào chính quyền và quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa quân của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc.(Xem thêm...)



Cổng thông tin:Đế chế/Đại đế/2

Jalāl ud-Dīn Muhammad Akbar' (جلال الدین محمد اکبر) hay Akbar Đại đế (Akbar-e-Azam) (phiên âm Hán-ViệtA Cách Bá, tiếng ViệtAcba) (15 tháng 10, 154217/27 tháng 10, 1605), (danh xưng đầy đủ là: Al-Sultan al-'Azam wal Khaqan al-Mukarram, Imam-i-'Adil, Sultan ul-Islam Kaffatt ul-Anam, Amir ul-Mu'minin, Khalifat ul-Muta'ali Abu'l-Fath Jalal ud-din Muhammad Akbar I Sahib-i-Zaman, Padshah Ghazi Zillu'llah ['Arsh-Ashyani]) là vị vua thứ ba của nhà Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Ông ở ngôi từ năm 1556 đến năm 1605, hầu như hoàn toàn tương đương với triều đại Elizabeth I của Anh. Ông là người Đột Quyết, Mông Cổ thuộc dòng dõi nhà Timur, con của Humayun, và cháu nội của Babur sáng tổ nhà Mogul. Khi ông qua đời năm 1605 đế quốc Mogul đã ngự trị trên khắp miền Bắc Ấn.

Ông được xem là người tượng trưng cho thời kì hoàng kim của triều đại Mogul, và cũng có thể là của toàn bộ lịch sử Ấn Độ thời trung đại. Ông lên ngôi lúc mới 13 tuổi sau khi vua cha Humayun qua đời . Ông đã mở nhiều cuộc chinh phạt để củng cố quyền lực của mình và sát nhập các vùng đất ở miền Bắc và Trung Ấn Độ vào lãnh thổ của mình. Trong trận Panipat lần thứ hai năm 1556, ông đã cùng nhiếp chính Bairam đánh tan tác đạo quân xâm lược của nhà Sur ở Afghanistan chỉ huy bởi vua người Ấn Độ giáo là Samrat Hemu Chandra Vikramaditya, giết chết Hemu và trừ bỏ được mối họa xâm lăng của người Afghan Akbar cũng củng cố sự thống trị của mình bằng cách khuất phục và kết giao với các bộ lạc người Raijput, thậm chí ông còn lấy một công chúa người Raijput làm vợ.(Xem thêm...)


Cổng thông tin:Đế chế/Đại đế/3

Bức họa Charlemagne từ thế kỷ 15 tại Nhà thờ Moulins, Pháp

Charlemagne của đế quốc Karolinger hay Đại đế Carolus (phiên âm tiếng Việt: Saclơmanhơ, (phát âm tiếng Anh: /ˈʃɑrlɨmeɪn/; tiếng Latin: Carolus Magnus hay Karolus Magnus); sinh 742 hay 747 – mất ngày 28 tháng 1 năm 814) là vua của người Frank (768 – 814), nổi bật với việc chinh phục Ý và lấy vương miện sắt của Lombardia năm 774, và trong một chuyến viếng thăm thành Roma vào năm 800, được phong "Imperator Augustus" (Hoàng đế vĩ đại) bởi Giáo hoàng Lêô III vào Giáng sinh. Sự kiện này đã tạm thời khiến ông trở thành một đối thủ của đế quốc Đông La Mã. Bằng những chuyến phục chinh và việc củng cố nội bộ, Hoàng đế Karl I góp phần định dạng Tây Âu và thời kỳ Trung cổ. Ông cho xây trường học, đường sá, cầu cống, cải thiện đời sống nhân dân Frank; và sự thống trị của ông cũng ảnh hưởng tới thời kỳ Phục hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáovăn hóa. Trong danh sách các vua nước Đức, Pháp và đế quốc La Mã Thần thánh, ông được ghi là Charles I (theo tiếng Pháp) hay Karl I (theo tiếng Đức). (xem thêm...)


Cổng thông tin:Đế chế/Đại đế/4

Ekaterina II (Tiếng Nga: Екатерина II Великая), còn gọi là Ekaterina Đại đế (Yekaterina II Velikaya) (2 tháng 5 năm 172917 tháng 11 năm 1796) là Nữ hoàng Nga, cai trị toàn bộ lãnh thổ đế quốc Nga từ 28 tháng 6 năm 1762 cho tới khi qua đời. Có thể nói bà là hiện thân của chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, tuy nhiên bà có công lớn trong việc đưa nước Nga thực sự trở thành một cường quốc tại châu Âu vào thế kỷ 18. Dưới triều đại của bà, Quân đội Nga đánh tan tác quân Thổ Ottoman.

Bà có tên khai sinh là Sophie Friederike Auguste von Anhalt-Zerbst-Dornburg, xuất thân từ một gia đình quý tộc Phổ. Thân phụ là Christian August, Vương công xứ Anhalt-Zerbst. Ông phục vụ triều đình Phổ và được phái làm Toàn quyền xứ Stettin (nay là Szczecin, Ba Lan). Sophie chào đời tại Stettin vào ngày 9 tháng 7 (theo lịch cũ là ngày 28 tháng 6) năm 1762. Bởi những toan tính ngoại giao chiến lược, khi mới 14 tuổi, Sophie đã bị sắp đặt sẽ cưới Thái tử của nước Nga. Năm 1744, Sophie tới Sankt Peterburg. Cùng năm, bà cải đạo sang Chính Thống giáo Nga. Với tôn giáo mới, bà có tên mới là Ekaterina.(Xem thêm...)


Cổng thông tin:Đế chế/Đại đế/5

Pyotr I ([Пётр Алексе́евич Рома́нов, Пётр I, Пётр Вели́кий] lỗi: {{lang-xx}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp)), có sách viết theo tiếng AnhPeter I hay tiếng PhápPierre I (sinh 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva – mất 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg) là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga (từ năm 1721), đồng cai trị với vua em Ivan V - một người yếu ớt và dễ bệnh tật - trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại đế (hay Pierre Đại đế, Pi-e Đại đế, tiếng Nga: Пётр Великий, Pyotr Velikiy). Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.

Vua Pyotr Đại đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 - 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pyotr thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc OttomanThụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển.

Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I - tức tượng "Kị sĩ đồng". Sankt-Peterburg trở thành một "thành Venezia của phương Bắc", và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ quốc”.(Xem thêm...)