Calypso (vệ tinh)

vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ
Cũng có một tiểu hành tinh mang tên 53 Kalypso.

Calypso (/kəˈlɪps/ kə-LIP-sohkə-LIP-soh; tiếng Hy Lạp: Καλυψώ) là một vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ. Nó được khám phá vào năm 1980, từ những quan sát dưới mặt đất, bởi Dan Pascu, P. Kenneth Seidelmann, William A. Baum, và Douglas G. Currie, và được đặt ký hiệu tạm thời là S/1980 S 25 (vệ tinh thứ 25 của Sao Thổ được phát hiện trong năm 1980).[7] Một vài sự xuất hiện khác của nó đã được ghi nhận trong những tháng tiếp theo: S/1980 S 29, S/1980 S 30,[8] S/1980 S 32,[9]S/1981 S 2.[10] Vào năm 1983 nó được chính thức đặt tên theo nữ thần Calypso trong thần thoại Hy Lạp.[a] Nó cũng được đặt ký hiệu là Saturn XIV hoặc Tethys C.

Calypso Biểu tượng Calypso
Ảnh chụp vệ tinh Calypso từ tàu vũ trụ Cassini
(13 tháng 2 năm 2010)
Khám phá
Khám phá bởi
  • Dan Pascu
  • P. Kenneth Seidelmann
  • William A. Baum
  • Douglas G. Currie
Ngày phát hiện13 tháng 3 năm 1980
Tên định danh
Tên định danh
Saturn XIV
Phiên âm/kəˈlɪps/[1]
Đặt tên theo
Καλυψώ Kalypsō
Tên thay thế
Tethys C
S/1980 S 25
Tính từCalypsoan /kælɪpˈs.ən/,[2] Calypsonian /kælɪpˈsniən/[3]
Đặc trưng quỹ đạo
294619 km
Độ lệch tâm0,000
1,887802 ngày[4]
Độ nghiêng quỹ đạo1,56°
(so với xích đạo của Sao Thổ)
Vệ tinh củaSao Thổ
NhómL5 Tethys trojan
Đặc trưng vật lý
Kích thước30,2 x 23 x 14 km [5]
Bán kính trung bình
10,7±0,7 km[5]
đồng bộ
không
Suất phản chiếu1,34±0,10 (hình học) [6]

Calypso có quỹ đạo chung với vệ tinh Tethys, và ở bên trong điểm Lagrange (L5) của Tethys, 60 độ đằng sau Tethys. Mối quan hệ này lần đầu được phát hiện ra bởi Seidelmann et al. vào năm 1981.[11] Vệ tinh Telesto ở bên trong điểm Lagrange còn lại của Tethys, 60 độ ở hướng còn lại từ Tethys. Calypso và Telesto đã được gọi là "vệ tinh Troia của Tethys", bởi sự so sánh với các tiểu hành tinh Troia, và là hai trong số bốn vệ tinh Troia hiện tại được biết đến.

Giống như nhiều vệ tinh Sao Thổ nhỏ và tiểu hành tinh khác, Calypso có hình dạng dị hình, có nhiều hố va chạm lớn đè lên nhau, và có vẻ như cũng có vật chất bề mặt lỏng lẻo có khả năng làm trơn nhẵn bề ngoài của vệ tinh. Bề mặt của nó là một trong những bề mặt phản xạ lớn nhất (ở bước sóng có thể nhìn thấy) trong Hệ mặt trời, với suất phản chiếu hình học nhìn thấy được là 1,34.[6] Suất phản chiếu rất cao này là kết quả của sự phun các hạt vật chất từ Vành E của Sao Thổ, một vành đai mờ nhạt được cấu tạo từ các hạt vật chất làm từ nước đá nhỏ được tạo ra bởi các mạch phun cực nam của vệ tinh Enceladus.[12]

Hình ảnh

Tham khảo

Ghi chú

Trích dẫn

Nguồn

Liên kết ngoài