Chỉ số Apgar

Chỉ số Apgar là phương pháp đơn giản và có thể thực hiện lặp lại để đánh giá nhanh chóng tình trạng sức khoẻ của trẻ sơ sinh ngay sau sinh. Chỉ số này được một nữ bác sĩ gây mê người Mỹ là Virginia Apgar phát minh vào năm 1952.[1][2]

Virginia Apgar

Chỉ số Apgar được đánh giá thông qua 5 tiêu chuẩn đơn giản với thang điểm từ 0 đến 2 cho mỗi tiêu chuẩn. Các điểm này sau đó được cộng lại, do đó chỉ số Apgar được tính từ 0 đến 10 điểm.

Tiêu chuẩn

0 điểm1 điểm2 điểmTiếng Anh
Màu danhợt nhạtnhợt nhạt ở các chi
thân hồng hào
(acrocyanosis)
không dấu nhợt nhạt cyanosis
Toàn thân hồng hào
Appearance
Nhịp timMất nhịp<100>100Pulse
Phản xạ kích thíchkhông đáp ứngnhăn mặt/khóc yếu ớtkhóc hay rụt lạiGrimace
Cử độngkhôngvài cử động gậpgập tay và chân chống lại cử động duỗiActivity
Hô hấpmất hô hấpyếu, không đều, hổn hểntốt, khóc toRespiration
Năm tiêu chuẩn của chỉ số Apgar:

Diễn giải kết quả

  • 0-3: rất thấp
  • 4-6: khá thấp
  • 7-10: bình thường

Thang điểm này thường được đánh giá vào phút thứ 1 và thứ 5 sau sinh. Nếu điểm 5 phút dưới 7, có thể lặp lại mỗi 5 phút cho đến 20 phút. Điểm Apgar 1 phút thấp có thể cho biết trẻ cần chăm sóc ngay về mặt y khoa[3] nhưng không nhất thiết báo hiệu sẽ có vấn đề sức khoẻ lâu dài, đặc biệt là khi có cải thiện lúc 5 phút. Nếu chỉ số Apgar dưới 3 vào những thời điểm sau (5, 10, 20 phút), trẻ có nguy cơ bị tổn thương thần kinh lâu dài. Chỉ số Apgar hiếm khi đạt 10 điểm vì trẻ thường bị tím tái thoáng qua sau sinh.

Tham khảo