Chữ viết sông Ấn

Chữ viết sông Ấn, còn được gọi là chữ Harappa, là một tập hợp các ký tự được tạo ra bởi nền văn minh lưu vực sông Ấn. Hầu hết các bản khắc chứa các ký tự này đều cực kỳ ngắn, gây khó khăn trong việc phản xét liệu các ký tự này có cấu thành một hệ thống chữ viết dùng để ghi chép (các) ngôn ngữ vẫn chưa được xác định của nền văn minh lưu vực sông Ấn[3] hay không. Dù có nhiều cố gắng,[4] 'chữ viết' này chưa được giải mã, nhưng các nỗ lực vẫn đang tiếp diễn. Không có bản chữ khắc song ngữ nào được nhận dạng để giúp giải mã chữ viết,[5] cho thấy không có thay đổi đáng kể theo thời gian. Tuy nhiên, một số cú pháp (nếu đó là những gì có thể được gọi) thay đổi tùy theo vị trí.[3]

Chữ viết sông Ấn
Dấu ấn thể hiện dòng chữ điển hình gồm năm ký tự
Thể loại
Chưa được giải mã;
có thể là chữ viết thời đồ đồng hoặc tiền chữ viết
Thời kỳ
k. 3500–1900 TCN[1][2][a]
Hướng viếtPhải sang trái, boustrophedon Sửa đổi tại Wikidata
Các ngôn ngữKhông rõ (xem tiếng Harappa)
ISO 15924
ISO 15924Inds, 610 Sửa đổi tại Wikidata

Ẩn phẩm đầu tiên của một con dấu với các ký tự Harappa là vào năm 1875,[6] trong một bức vẽ của Alexander Cunningham.[7] Đến năm 1992, ước tính có khoảng 4.000 đồ vật được khắc đã được tìm thấy,[8] một số ở xa như Lưỡng Hà, do mối quan hệ sông Ấn–Lưỡng Hà cổ, với hơn 400 ký tự riêng biệt đại diện trên các dòng chữ khắc xác định.[9][5]

Một số học giả, chẳng hạn như G. R. Hunter,[10] S. R. Rao, John Newberry,[11] và Krishna Rao[12] đã lập luận rằng chữ Brahmi có mối liên hệ nào đó với hệ thống sông Ấn. Raymond Allchin[13] phần nào đã hỗ trợ một cách thân trọng khả năng chữ Brahmi ảnh hưởng bởi chữ viết sông Ấn.[14][15] Một khả năng khác cho sự tiếp nối của truyền thống lưu vực sông Ấn là nằm trong các ký tự phun sơn văn hóa cư thạch tại phía Nam và Trung Ấn Độ (và Sri Lanka), có thể không tạo thành một hệ thống chữ viết ngôn ngữ nhưng có thể có một số điểm trùng lặp với kho ký tự sông Ấn.[16][17] Các nhà ngôn ngữ học chẳng hạn như Iravatham Mahadevan, Kamil Zvelebil, và Asko Parpola lập luận rằng chữ viết có một mối quan hệ với một ngôn ngữ Dravida.[18][19]

Đặc điểm

Các biến thể của 'ký tự 4';[b] biến thể như vậy tạo ra ký tự phân biệt từ các biến thể trở nên khó khăn, và các học giả đã đề xuất các cách khác nhau để phân loại các yếu tố của chữ viết sông Ấn.[21]

Phần lớn các ký tự là tượng hình, mô tả các đồ vật tìm thấy trong thế giới cổ đại nói chung, tìm thấy trong văn hóa Harappa địa phương, hoặc có nguồn gốc từ thế giới tự nhiên.[22] Tuy nhiên, các ký tự trừu tượng cũng được xác định. Một số ký tự là ký tự ghép giữa các ký tự tượng hình, trong khi các ký tự khác không được biết là xảy ra một cách đơn lập, được biết đến chỉ xảy ra như là thành phần của các ký tự phức tạp hơn.[22] Một số ký tự giống như dấu vạch và thường được hiểu là các số sớm.[23][24][25]

Unicode

Phông chữ viết sông Ấn
Nhà thiết kếQuỹ quốc gia dành cho Mohenjo-daro
Thời gian tạo2016
Thời gian phát hành2017
Giấy phépĐộc quyền

Các ký tự sông Ấn gán mã ISO 15924 là "Inds". Michael Everson đã gửi một đề xuất hoàn chỉnh về việc mã hóa chữ viết trong mặt phẳng đa ngôn ngữ bổ sung của Unicode vào năm 1999,[26] nhưng đề xuất này chưa được chấp thuận bởi Ban kỹ thuật Unicode. Tính đến tháng 2 năm 2022, Script Encoding Initiative vẫn liệt kê đề xuất trong danh sách các tập lệnh chưa được mã hóa chính thức trong Tiêu chuẩn Unicode (và ISO/IEC 10646).[27][28]

Phông chữ sông ấn là một phông chữ Private Use Areas (PUA) giống như chữ viết sông Ấn.[29] Phông chữ này được thiết kế dựa trên một ngữ liệu biên soạn bởi nhà Sindh học Asko Parpola trong cuốn Deciphering the Indus Script của ông.[30] Amar Fayaz Buriro, một kỹ sư ngôn ngữ, và Shabir Kumbhar, một nhà thiết kế phông chữ, được giao nhiệm vụ bởi Quỹ quốc gia dành cho Mohenjo-daro để thiết kế phông chữ này, và họ đã trình bày tại một hội nghị quốc tế về Mohenjo-daro và nền văn học lưu vực sông Ấn vào ngày 8 tháng 2 năm 2017.[31][32][cần nguồn tốt hơn]

Xem thêm

  • Chủ đề liên quan
    • Kim thạch học Ấn Độ sớm
    • Chữ Lipi
    • Meluhha
    • Sơ lược về Ấn Độ cổ đại
    • Sindh học
  • Lịch sử
  • Chủ đề tương tự khác
    • Con dấu Anaikoddai
    • Sắc lệnh của A-dục vương
    • Lịch sử nguyên thủy
    • Chữ khắc Nam Ấn Độ
    • Chữ viết chưa được giải mã

Ghi chú

Tham khảo

Works cited

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Lỗi Lua trong Mô_đun:Commons_link tại dòng 19: assign to undeclared variable '_lcfirst'.