Chiêm tinh phương Tây

Chiêm tinh học phương Tây là hệ thống chiêm tinh phổ biến nhất ở các quốc gia phương Tây. Chiêm tinh học phương Tây có nguồn gốc lịch sử từ tác phẩm Tetrabiblos của Ptolemy (thế kỷ thứ hai Công nguyên), tiếp nối truyền thống chiêm tinh Hy Lạp và cuối cùng là truyền thống chiêm tinh Babylon.

Chiêm tinh học phương Tây chủ yếu dựa trên phương pháp chiêm tinh horoscopic, tức là một hình thức chiêm tinh dựa trên việc xây dựng một bản đồ chiêm tinh cho một khoảnh khắc chính xác, như ngày sinh và vị trí (vì múi giờ có thể ảnh hưởng đến biểu đồ sinh của một người) sinh, trong đó các thiên thể vũ trụ được cho là có ảnh hưởng. Trong văn hóa đại chúng ở các nước phương Tây, chiêm tinh thường bị rút gọn chỉ đến chiêm tinh Mặt Trời, chỉ xem xét ngày sinh của mỗi cá nhân (tức là "vị trí của Mặt Trời" vào ngày đó).

Chiêm tinh học là Ngụy khoa học và liên tục không đạt được sự xác minh thực nghiệm và lý thuyết.[1][2][3]

Chiêm tinh đã được công nhận rộng rãi là một lĩnh vực học thuật và khoa học trước Thời kỳ Khai Sáng, nhưng những nghiên cứu hiện đại lại không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm nào để chứng minh điều này.[4][5]

Các nguyên tắc cốt lõi

Một nguyên tắc quan trọng của chiêm tinh học là sự liên kết trong vũ trụ. Cá nhân, Trái Đất và môi trường xung quanh được xem như một thể thống nhất, trong đó mọi thành phần đều tương quan với nhau.[a] Các chu kỳ thay đổi quan sát được trên bầu trời chỉ là sự phản ánh (không phải là nguyên nhân) của các chu kỳ tương tự quan sát được trên Trái Đất và bên trong cá nhân.[b] Mối liên kết này được thể hiện trong nguyên tắc Hermetic "như trên, vậy dưới; như dưới, vậy trên", giả định về sự đối xứng giữa cá nhân như một thế giới vi mô và môi trường thiên văn như một thế giới vĩ mô.[c]

Khác với chiêm tinh theo sao cửu hệ, chiêm tinh học phương Tây đánh giá ngày sinh của một người dựa trên sự sắp xếp của các ngôi sao và hành tinh từ góc nhìn trên Trái Đất thay vì từ không gian vũ trụ.

Ở trung tâm của chiêm tinh là nguyên lý siêu hình, mà theo đó các mối quan hệ toán học biểu thị các phẩm chất hoặc 'âm hưởng' của năng lượng, được biểu hiện thông qua các con số, góc nhìn hình ảnh, hình dạng và âm thanh - tất cả đều kết nối trong một mô hình tỷ lệ. Một ví dụ sớm là Ptolemy, người đã viết các tác phẩm có ảnh hưởng về tất cả những các chủ đề này.[8] Vào thế kỷ thứ 9, Al-Kindi đã phát triển ý tưởng của Ptolemy trong tác phẩm De Aspectibus nghiên cứu nhiều điểm có liên quan đến chiêm tinh học và việc sử dụng các góc chiếu của hành tinh.[9][10]

Cung hoàng đạo

Cung hoàng đạo là vòng hoặc dải chòm sao mà Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh di chuyển qua trong hành trình của chúng trên bầu trời. Chiêm tinh gia chú ý đến những chòm sao này và gắn kết ý nghĩa đặc biệt cho chúng. Theo thời gian, họ đã phát triển hệ thống mười hai cung hoàng đạo, dựa trên mười hai chòm sao mà Mặt Trời đi qua trong suốt một năm, những chòm sao được "soi sáng bởi tâm trí". Hầu hết các chiêm tinh gia phương Tây sử dụng đai Hoàng Đạo bắt đầu với cung Dương Cưu tại điểm xuân phânBắc Bán cầu luôn vào hoặc xung quanh ngày 21 tháng 3 hàng năm. Cung hoàng đạo phương Tây được vẽ dựa trên mối quan hệ của Trái Đất đối với các vị trí cố định, được chỉ định trong bầu trời và mùa vụ của Trái Đất. Trong khi đó, cung hoàng đạo xích đạo được vẽ dựa trên vị trí của Trái Đất liên quan đến các chòm sao và theo dõi chuyển động của chúng trên bầu trời.

Do hiện tượng được gọi là tiến động trục quay (khi trục Trái Đất chuyển động chậm như một quả cầu quay trong chu kỳ 25.700 năm), có một sự thay đổi chậm trong sự tương ứng giữa mùa của Trái Đất (và lịch) và các chòm sao trong cung hoàng đạo. Do đó, cung hoàng đạo tương ứng với vị trí của Trái Đất đối với các vị trí cố định trên bầu trời (chiêm tinh học phương Tây), trong khi cung hoàng đạo xích đạo được vẽ dựa trên vị trí liên quan đến các chòm sao (cung hoàng đạo thiên văn).[11]

Mười hai cung hoàng đạo

Trong chiêm tinh học phương Tây hiện đại, các cung hoàng đạo được cho là đại diện cho mười hai loại cơ bản của tính cách hoặc các cách biểu hiện đặc trưng. Mười hai cung hoàng đạo được chia thành bốn yếu tố lửa, đất, khínước. Cung hoàng đạo thuộc nguyên tố lửa và khí được coi là nam tính, trong khi cung hoàng đạo thuộc nguyên tố nước và đất được coi là nữ tính.[12] Mười hai cung hoàng đạo cũng được chia thành ba tính chất: Thống lĩnh, kiên định và linh hoạt.[13][14]

Bảng Chiêm tinh học phương Tây
TênNghĩaBiểu tượngKý tự UnicodeNgày xác định Cung Mặt TrờiKinh độ Hoàng đạo
(aλ < b)
NhàNhị nguyênĐặc tínhNguyên tốChủ tinh hiện đạiChủ tinh truyền thốngTên Hy LạpTên SanskritTên Sumero-Babylonian[15]
Dương CưuCon cừu ♈︎21 tháng 3 – 19 tháng 40° đến 30°1DươngThống lĩnhLửaHỏa TinhΚριός (Krios)Meṣa (मेष)MUL LU.ḪUN.GA[16] "Agrarian Worker", Dumuzi
Kim NgưuCon ♉︎20 tháng 4 – 20 tháng 530° đến 60°2ÂmKiên địnhĐấtKim TinhΤαῦρος (Tauros)Vṛṣabha (वृषभ)MULGU4.AN.NA "Con bò đến từ Thiên Đường"
Song TửCặp song sinh ♊︎21 tháng 5 – 20 tháng 660° đến 90°3DươngLinh hoạtKhíThủy tinhΔίδυμοι (Didymoi)Mithuna (मिथुन)MULMAŠ.TAB.BA.GAL.GAL "Anh em song sinh" (Castor & Pollux)
Cự giảiCon cua lớn ( )♋︎21 tháng 6 – 22 tháng 790° đến 120°4ÂmThống lĩnhNướcMặt TrăngΚαρκίνος (Karkinos)Karka (कर्क)MULAL.LUL "Con Tôm càng"
Sư TửCon Sư tử ♌︎23 tháng 7 – 22 tháng 8120° đến 150°5DươngKiên địnhLửaMặt TrờiΛέων (Leōn)Siṃha (सिंह)MULUR.GU.LA "Sư tử"
Xử NữTrinh nữ ♍︎23 tháng 8 – 22 tháng 9150° đến 180°6ÂmLinh hoạtĐấtThủy tinhΠαρθένος (Parthenos)Kanyā (कन्या)MULAB.SIN "Đường cày"* *"Bông lúa của nữ thần Shala"
Thiên XứngCái cân ♎︎23 tháng 9 – 22 tháng 10180° đến 210°7DươngThống lĩnhKhíKim TinhΖυγός (Zygos)Tulā (तुला)MULZIB.BA.AN.NA "Cái cân"
Bọ CạpCon bọ cạp ♏︎23 tháng 10 – 21 tháng 11210° đến 240°8ÂmKiên địnhNướcDiêm Vương TinhHỏa TinhΣκoρπίος (Skorpios)[17]Vṛścika (वृश्चिक)MULGIR.TAB "Con bọ cạp"
Nhân MãCung thủ ♐︎22 tháng 11 – 21 tháng 12240° đến 270°9DươngLinh hoạtLửaMộc TinhΤοξότης (Toxotēs)Dhanuṣa (धनुष)MULPA.BIL.SAG, Nedu "người lính"
Ngư DươngCon biển ( )♑︎22 tháng 12 – 19 tháng 1270° đến 300°10ÂmThống lĩnhĐấtThổ TinhΑἰγόκερως (Aigokerōs)Makara (मकर)MULSUḪUR.MAŠ "Dê Cá" của Enki
Bảo BìnhNgười mang nước ♒︎20 tháng 1 – 18 tháng 2300° đến 330°11DươngKiên địnhKhíThiên Vương TinhThổ TinhὙδροχόος (Hydrokhoos)Kumbha (कुंभ)MULGU.LA "Người vĩ đại", sau này là "bình đựng"
Song NgưCon ♓︎19 tháng 2 – 20 tháng 3330° đến 360°12ÂmLinh hoạtNướcHải Vương TinhMộc TinhἸχθύες (Ikhthyes)Mīna (मीन)MULSIM.MAḪ "Đuôi của chim Sáo"; DU.NU.NU "dây cá"
  • Chú ý: Những thông tin này chỉ là ước lượng và ngày chính xác khi cung hoàng đạo thay đổi tùy thuộc vào từng năm.

Cung hoàng đạo của một người phụ thuộc vào vị trí của các hành tinh và chòm sao lên trong cung hoàng đạo đó. Nếu một người không có hành tinh nào được đặt trong một cung hoàng đạo cụ thể, cung hoàng đạo đó sẽ không có vai trò tích cực trong cá nhân của họ. Tuy nhiên, một người ví dụ như có cả Mặt Trời và Mặt Trăng trong Cự Giải sẽ rõ ràng thể hiện những đặc điểm của cung hoàng đạo đó trong tính cách của họ.

Chiêm tinh dựa trên cung mặt trời

Các tờ báo thường in các cột chiêm tinh có vẻ như cung cấp hướng dẫn về những điều có thể xảy ra trong một ngày liên quan đến cung hoàng đạo mà Mặt Trời thuộc về khi người đó được sinh ra. Chiêm tinh gia gọi đây là "cung hoàng đạo mặt trời", nhưng thường được gọi là "cung sao". Những dự đoán này thường là mơ hồ hoặc chung chung đến mức ngay cả chiêm tinh gia cũng coi chúng không có giá trị hay giá trị hạn chế.[18] Các thí nghiệm đã cho thấy khi người ta được xem một dự báo chiêm tinh trong báo cho cung hoàng đạo của chính họ và cũng được xem dự báo cho một cung hoàng đạo khác, họ đánh giá chúng là có độ chính xác ngang nhau trên trung bình.[19] Các thử nghiệm khác đã được tiến hành trên các bảng chiêm tinh đầy đủ và cá nhân hóa được đặt bởi các chiêm tinh gia chuyên nghiệp, và không tìm thấy mối liên hệ giữa kết quả chiêm tinh và người được đặt bảng chiêm tinh cho.[20]

Các hành tinh

Trong chiêm tinh học phương Tây hiện đại, các hành tinh đại diện cho những nội lực hoặc xúc cảm cơ bản trong tâm hồn con người. Các hành tinh này có những định nghĩa khác khi so sánh với thiên văn họcMặt Trời, Mặt TrăngDiêm Vương tinh đều được coi là hành tinh trong ngữ cảnh của chiêm tinh. Mỗi hành tinh cũng được cho là chủ tinh của một hoặc hai cung hoàng đạo. Ba hành tinh vòng ngoài (Thiên Vương tinh, Hải Vương tinhDiêm Vương tinh) đã được các chiêm tinh gia đưa vào làm chủ tinh của một cung hoàng đạo.[21] Theo truyền thống, theo Ptolemy, chủ tinh của các cung hoàng đạo được dựa trên các mùa vụ và hệ thống đo lường thiên văn, trong đó, các ngôi sao sáng nhất được cho là chủ tinh của những tháng sáng nhất trong năm và Thổ tinh, hành tinh xa nhất (cổ điển) và lạnh nhất được gán cho những tháng lạnh nhất trong năm, còn lại các hành tinh khác là chủ tinh của các cung hoàng đạo khác theo hệ thống đo lường thiên văn. Lưu ý rằng các quy tắc chủ tinh hiện hành không còn tuân theo cùng một logic với các quy tắc cũ.

Hệ thống hành tinh cổ điển

Các 'hành tinh' trong chiêm tinh được người cổ đại biết đến là bảy vật thể trên bầu trời. Mặt Trời và Mặt Trăng, hay còn được gọi là ánh sáng, cũng được bao gồm vì chúng được cho là có hoạt động tương tự như các hành tinh thiên văn khác. Các chiêm tinh gia gọi những hành tinh vòng trong như Thủy Tinh, Kim Tinh và Hỏa Tinh là những hành tinh cá nhân vì chúng đại diện cho những nội lực gần gũi nhất. Ánh sáng thì lần lượt tượng trưng cho nền tảng hiện sinh và nguyên tắc xúc cảm của cá nhân.

Bảng dưới đây tổng hợp những quyền cai trị bởi bảy hành tinh cổ điển của từng cung trong mười hai cung hoàng đạo, cùng với tác động của chúng đối với sự kiện trên thế giới, con người và chính trái đất được hiểu như trong thời kỳ Trung Cổ.[22]

Hành tinh cổ điển cùng quyền cai trị và ảnh hưởng của nó
Ký hiệuHành tinhChủ quảnẢnh hưởng đến sự kiện thế giớiBản chất con ngườiẢnh hưởng tới cuộc sốngẢnh hưởng tới trái đất
Mặt TrờiSư TửKhôn ngoan, hào phóng, lạc quanMay mắnVàng
Mặt TrăngCự GiảiLạc lốiDi chuyển, mất tríBạc
Thủy TinhSong Tử and Xử NữHành độngSự thay đổi, hăng hái, nhanh nhẹn, thất thườngThay đổi bất ngờThủy Ngân
Kim TinhThiên Xứng and Kim NgưuSự kiện may mắnSắc đẹp, lãng mạnVận mayĐồng[d]
Hỏa TinhDương Cưu, Bọ CạpChiến tranhSức mạnh, chịu đựng, quyết liệtXung đột, không maySắt
Mộc tinhNhân Mã, Song NgưHòa bình, thịnh vượngVui vẻ, hào hiệp, hồn nhiênMay mắnThiếc
Thổ TinhNgư Dương, Bảo BìnhThảm họaSáng suốt, ổn định, kiên nhẫn, vững vàngTai nạn, bệnh tật, lừa đối, vận đenChì

Những sửa đổi hiện đại cho hệ thống Ptolemaic

Những hành tinh bổ sung

Một số hành tinh đã được phát hiện trong thời kỳ hiện đại và đã được các chiêm tinh gia phương Tây đưa vào hệ thống chiêm tinh.

Hành tinh phát hiện trong thời hiện đại, cung hoàng đạo và ảnh hưởng của chúng
Ký hiệuHành tinhĐại diệnChủ quảnẢnh hưởng tới sự kiện thế giớiẢnh hưởng lên con người
Thiên Vương Tinh(a) Platinum là kim loại của hành tinh ; (b) chữ cái 'H' biểu tượng cho người phát hiện hành tinh, William Herschel[23]Bảo BìnhĐổi mới, công nghệ[24]Thay đổi đột ngột hoặc gây rối[25]
Hải Vương TinhCây Đinh ba, vũ khí của vị thần biển cả Neptune[26]Song Ngư[27]

Sự thay đổi gu âm nhạc đương đại

Mù mờ, nhạy cảm[27]
Diêm Vương Tinh(a) Cây ngư lôi của vị thần địa ngục Pluto; (b) Chữ cái PL biểu tượng cho Percival Lowell người đã dự đoán hành tinh xa xôi này[28]

(c) Đại diện cho mũi tên hướng lên trên, thể hiện sự thoát khỏi hình thức trong Chiêm tinh Thần học

Bọ Cạp

Phá hủy các hệ thống chính trị cũ, xấu xa

Sự lột xác[29] số phận, cái chết

Chiêm tinh thiên thể và chiêm tinh truyền thống

Ngày này xuất hiện hai trường phái trong chiêm tinh học. Trường phái thứ nhất là chiêm tinh học truyền thống, hay chiêm tinh học chí tuyến (tropical astrology), đây là trường phái phổ biến nhất, được phần lớn các nhà chiêm tinh phương Tây sử dụng. Trường phái thứ hai là chiêm tinh học thiên thể (sidereal astrology).

Sidereal bắt nguồn từ từ "ngôi sao" trong tiếng Latinh sidus và có nghĩa là "được định đoạt bởi các vì sao". Những người theo trường phái này tin rằng chiêm tinh học nên được nghiên cứu dựa theo những chòm sao thật trên bầu trời. Vì trục quay của Trái Đất đang từ từ dịch chuyển nên tính từ mốc quan sát trên Trái Đất thì các vì sao cũng đang dần thay đổi vị trí. Chiêm tinh học thiên thể dựa trên giả thiết rằng ngày Mặt trời đi vào từng cung nên thay đổi theo sự chuyển dịch của  trục Trái Đất. Họ cho rằng đây là cách tiếp cận khoa học nhất vì nó dựa trên vị trí của những chòm sao có thật trên vòng hoàng đạo. Theo trường phái này, vòng hoàng đạo được Claudius Ptolemy tính ra vào thế kỷ thứ 2 đã thay đổi, thêm bớt khoảng 25 ngày. Họ không đồng ý với quan điểm của những người theo trường phái truyền thống về ngày mà Mặt trời đi vào 12 cung hoàng đạo. Họ tin rằng vì Trái Đất đang tiến động nên ngày này cũng nên thay đổi theo.

Các nhà chiêm tinh truyền thống chỉ ra rằng ngay từ thời xưa, vòng hoàng đạo đã không tương ứng chính xác với những chòm sao thực trên bầu trời. Các nhà chiêm tinh cổ đại biết rằng các chòm sao khác nhau trên vòng hoàng đạo đều có kích cỡ và độ sáng khác nhau (ví dụ như, chòm Song Tử rất to và sáng, trong khi chòm Thiên Xứng và Song Ngư lại khá lu mờ). Tuy nhiên, họ vẫn chia vòng hoàng đạo ra thành 12 phần bằng nhau, mỗi phần 30°, và sự phân chia nhóm này đã được công nhận hàng nghìn năm qua. Quả thực, những biểu tượng và liên tưởng của các cung này đã trở thành một phần trong hiểu biết chung của toàn nhân loại.

Trong chiêm tinh học truyền thống, điểm xuân phân đánh dấu thời điểm Mặt trời đi vào cung hoàng đạo đầu tiên, Dương Cưu. Đó chính là bước ngoặt khởi đầu của chu kỳ hoàng đạo hằng năm (từ tropical bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "bước ngoặt"). Điểm xuân phân có xuất hiện ở chòm sao nào đi nữa thì một điều không bao giờ thay đổi là xuân phân đánh dấu việc Mặt trời bước vào độ đầu tiên trên đường hoàng đạo – và độ đầu tiên của đường hoàng đạo luôn là độ đầu tiên của Dương Cưu.

Trong chiêm tinh học thiên thể, điểm xuân phân diễn ra vào ngày thứ năm của cung Song Ngư, và khi Trái Đất tiến động thì ngày này cũng sẽ thay đổi. Vì thế mà, dựa theo tính toán của trường phái này, thì người được sinh ra vào ngày 22 tháng 3 năm 5000 sẽ thuộc cung Ngư Dương thay vì Dương Cưu.

La hầu - Kế đô trong chiêm tinh

La hầu – Kế đô còn được gọi là các giao điểm của mặt trăng (lunar nodes), là các điểm trên quỹ đạo của Mặt trăng cắt với quỹ đạo (đường đi) của Mặt trời. Điểm mà từ đó, mặt trăng đi theo chuyển động hướng lên là giao điểm bắc (North node) hay La hầu, còn điểm mà sau đó đường đi của mặt trăng hướng xuống phía dưới là giao điểm nam (South node) hay Kế đô. Có thể hiểu Kế đô là cực điểm của sự quen thuộc, La hầu là cực điểm của sự xa lạ.[30]

  • La Hầu (hoặc Long Thủ): Là giao điểm Bắc (North node)
  • Kế Đô (hoặc Long Vĩ): Là giao điểm Nam (South node)

La Hầu là tọa độ chỉ ra nơi chốn và cách thức một cá nhân có thể thông qua để tìm thấy được cảm giác thỏa mãn, hạnh phúc sâu sắc nhất để hướng tới sự tự hoàn thiện, trọn vẹn. Vì vậy, La Hầu cũng được diễn giải thành nơi chốn và loại năng lượng mà tâm hồn của một cá nhân muốn được trải nghiệm và sử dụng nhất. Mặc dù việc sử dụng khu vực chứa La Hầu hiển nhiên sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn, nhưng hiển nhiên cũng đem lại áp lực và gánh nặng cho con người trên bình diện vật chất, vì họ vốn không quen thuộc với chúng và có rất ít hình dung về việc sử dụng chúng như thế nào cho tốt.[31]

Kế Đô là tọa độ chỉ ra nơi chốn và cách thức hành động mà một cá nhân hiểu biết rõ ràng nhất mà không cần qua chỉ dạy hay thực hành/trải nghiệm gì đặc biệt. Có thể nói Đô là thói quen từ kiếp trước. Tuy nhiên, thói quen này là sự không cần thiết cho sự trưởng thành hài hòa của tâm linh.[31]

Định vị quan trọng

Trong chiêm tinh học, "định vị quan trọng" (essential dignity) là sức mạnh của vị trí cung hoặc độ của một hành tinh/điểm trong bản đồ sao. Chúng được đánh giá chỉ dựa trên vị trí của chúng theo cung và độ. William Lilly đã gọi đó là "sức mạnh, sự kiên cường hoặc sự yếu kém của các hành tinh [hoặc] điểm".

Nói cách khác, essential dignity cố gắng nhìn nhận các điểm mạnh của một hành tinh/điểm như thể nó được cô lập khỏi các yếu tố khác trong bầu trời của bản đồ sao. Theo truyền thống, có năm loại essential dignity: trú và phá, thăng và suy, tam tạng, địa vị, và thể diện. Tuy nhiên, hai loại cuối đã trở nên ít được sử dụng. Nơi trú của một hành tinh là cung hoàng đạo mà nó là chủ tinh.

Bản đồ chiêm tinh

Chiêm tinh phương Tây chủ yếu luận giải dựa trên việc xây dựng một bản đồ chiêm tinh, đó là một bản đồ hoặc biểu đồ về vị trí của các hành tinh và ngôi sao trong bầu trời tại một thời điểm cụ thể. Thời điểm được chọn là bắt đầu tự tồn tại của chủ thể trong bản đồ chiêm tinh, vì điều này được tin rằng chủ thể sẽ mang theo mô hình của bầu trời từ thời điểm đó suốt cuộc đời. Hình thức phổ biến nhất của bản đồ chiêm tinh là bản đồ sao cá nhân dựa trên thời điểm sinh của một người; tuy nhiên, về mặt lý thuyết thì có thể vẽ bản đồ sao cho bất kỳ sự khởi đầu nào, bất kể đó là một doanh nghiệp hay sự thành lập của một quốc gia.

Luận giải

Trong chiêm tinh phương Tây, việc luận giải bản đồ chiêm tinh được quy định bởi:

  • Vị trí của các hành tinh trong các cung hoàng đạo,
  • Vị trí của các hành tinh trong các cung nhà,
  • Vị trí của các trục chính trong bản đồ chiêm tinh, đó là đường chân trời (điểm mọc/điểm lặn) và đường kinh tuyến (thiên đỉnh/thiên đế),
  • Các góc hình học được tạo ra giữa các hành tinh với nhau và so với các trục chính, được gọi là góc chiếu,
  • Vị trí của các thực thể thiên văn được tính toán, ví dụ như giao điểm của Mặt Trăng,

Một số chiêm tinh gia cũng sử dụng những vị trí của các điểm toán học khác nhau như điểm Ả Rập.

Những trục chính

Trong một biểu đồ chiêm tinh có hai trục chính nối với 4 điểm quan trọng sau:

Asc - Điểm Mọc, điểm đánh dấu đường chân trời ở phía Đông giao nhau với đường hoàng đạo. Do sự tự quay của Trái Đất, toàn bộ vòng tròn hoàng đạo sẽ đi qua điểm Mọc trong một ngày và sẽ tiến lên khoảng 1°. Điểm Mọc đánh dấu thời điểm chính xác chủ lá số được sinh ra hoặc sự kiện xảy ra. Trong hệ thống cung nhà Placidus, điểm Mọc nằm tại đỉnh của cung nhà đầu tiên.

Điểm Mọc được coi là điểm quan trọng, mang tính cá nhân nhất trong chiêm tinh. Nó biểu thị ý thức tỉnh giác của một người, như cách mà Mặt Trời mọc lên ở đường chân trời phía Đông báo hiệu bình minh của một ngày mới. Do điểm Mọc đặc thù cho một thời gian và địa điểm cụ thể, nên nó tưởng trưng cho môi trường cá nhân và quá trình định hình mà một người nhận được trong suốt giai đoạn lớn lên, cũng như những sự kiện trong tuổi thơ của họ. Vì vậy, điểm Mọc cũng liên quan đến cách một người thể hiện bản thân với thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh công khai và không riêng tư.

Dsc - Điểm Lặn, là điểm đối diện với điểm Mọc, đánh đấu được chân trời ở phía Tây giao nhau với đường hoàng đạo.

Ic - Thiên Đế, là điểm thấp nhất

Mc - Thiên Đỉnh, là điểm cao nhất

Các nhà

Góc chiếu

Chiêm tinh và khoa học

Xem thêm

  • Cung Hoàng Đạo
  • Astrological symbols
  • Astrological signs
  • List of asteroids in astrology
  • Chinese zodiac
  • Circle of stars
  • Cusp (astrology)
  • Elements of the zodiac
  • Natal astrology
  • Synoptical astrology
  • Tarotscope

Ghi chú

Chú thích

Bibliography

Liên kết ngoài

  • The Astrotest - An account of a test of the predictive power of astrology, with references to other experiments.