Chu Bá Nam

Chu Bá Nam (5 tháng 6 năm 1944 – 28 tháng 7 năm 2022) là dược sĩ, chuyên gia về hương liệu và là nhà văn. Ông từng là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau khi tu nghiệp tại Bulgaria, ông về nước, rồi chuyển vào thành phố Đà Lạt công tác trong ngành dược liệu. Ông từng là chủ nhiệm khoa Dược bệnh viện Y học Cổ Truyền Phạm Ngọc Thạch Lâm Đồng. Ngoài công việc nghiên cứu dược liệu, ông còn tham gia sáng tác truyện ngắn, thơ và kịch bản phim. Ông là thành viên của Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh Lâm Đồng từ những ngày đầu thành lập Hội và tham gia vào ban biên tập tạp chí Lang Bian từ năm 1987.

Chu Bá Nam
Sinh(1944-06-05)5 tháng 6, 1944
thôn Mật Ninh, xã Quảng Minh, huyên Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Mất28 tháng 7, 2022(2022-07-28) (78 tuổi)
Đà Lạt, Việt Nam
Nghề nghiệpDược sĩ, Nhà văn
Dân tộcKinh
Trường lớpTrường đại học Dược khoa Hà Nội

Cuộc đời

Chu Bá Nam sinh ngày 5 tháng 6 năm 1944 tại thôn Mật Ninh, xã Quảng Minh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông học phổ thông tại trường Hàn Thuyên, Bắc Ninh rồi theo học đại học tại Đại học Dược Khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông được phân công lên Tây Bắc để tìm kiếm và phát triển nguồn dược liệu, chủ yếu là cây bạc hà để chiết xuất tinh dầu phục vụ cho ngành y tế.

Ông được mệnh danh là "Vua bạc hà"[1] vì cả một đời nghiên cứu và chiết suất các loại tinh dầu, chủ yếu là tinh dầu bạc hà.

Ông mất ngày 28 tháng 7 năm 2022 tại Đà Lạt, hưởng thọ 78 tuổi.

Tác phẩm chính

Một số truyện ngắn và ký tiêu biểu

  • "Vua rắn"[9]
  • "Nước mắt rơi trên tuyết"[10]
  • "Giám thị"[11]
  • "Bài học dành cho người lớn"[12]
  • "Kỵ sĩ ngã ngựa"[13]
  • "Thiên đường của chiến tranh"[14]
  • "Thi nhân"[15]
  • "Người săn đồ cũ"[16]
  • "Lỡ cái hôn đầu"[17]
  • "Vầng trăng ký ức"[18]
  • "Ấn tượng đầu đời"[19]
  • "Con chữ và xác chữ"[20]
  • "Mưa tình nhân"[21]
  • "Thơ tặng nàng"[22]
  • "Sự đời"[23]
  • "Mùa người"[24]
  • "Nghị án đời người"[25]
  • "Hotel Bồng Lai"[26]
  • "Độc thoại của đất"[27]
  • "Hạnh phúc thì thầm"[28]
  • "Biệt thự Tithonia"[29]
  • "Chốn bình yên"[30]
  • "Logic của rượu"[31]
  • "Bài diễn văn không đọc"[32]
  • "Thư cho Ni cô"[33]
  • "Bài hát còn xanh"[34]
  • "Phiên tòa về một mũi tiêm"[35]
  • "Vẫn người xưa ấy"[36]
  • "Trẻ con mới làm được"[37]
  • "Cái gì nó cũng biết"[38]
  • "Nữ hoàng nông sản ế"[39]
  • "Sóng Tây Hồ"[40]
  • "Chị Xoan"[41]
  • "Nghị án trên giường bệnh"[42]
  • "Hoa cho ai"[43]
  • "Sướng chưa mèo ơi!"[44]
  • "Lão Dê"[45]
  • "Hoa nở trong giông bão"[46]
  • "Cổ tích"[47]
  • “Diêu bông của chàng”[48], viết về GSTS Đỗ Tất Lợi
  • "Ngày này năm ấy…"[49]
  • "Góc ngái ngủ của Paris"[50]
  • "Cây "từ điển ca khúc cách mạng"[51]
  • "Gặt với sao mai, chân dung làng Việt"[52]
  • "Ở đâu thơ ơi"[53]
  • "Người hát Quốc ca Liên Xô lời Việt"[54]
  • "“Bắt mạch” đạo diễn Đặng Nhật Minh"[55]
  • "Một thương binh mù sáng mắt"[56]

Quan điểm

Đánh giá

Giải thưởng

  • Giải nhất cuộc vận động sáng tác «Hình ảnh người cán bộ y tế trong chiến tranh» do Bộ Y tế và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1972-1974 cho tiểu thuyết «Ngoài phòng thí nghiệm»[2].
  • Giải khuyến khích «Giải thưởng Văn học, nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng lần thứ II» cho tập truyện ngắn "Khi hoa cúc nở"[63]

Các công trình khoa học đã công bố

  • Chu Bá Nam, Đỗ Tất Lợi, Đào Thuý Phi, Nguyễn Thu Hường & Vũ Kim Thành (1974). Sơ bộ điều tra bạc hà hoang dại ở Lào Cai, Lai Châu và Sơn La. Tạp chí Dược học, 6(1974): 13-15.
  • Chu Bá Nam, Đỗ Tất Lợi, Đào Thuý Phi, Nguyễn Quang, Lã Văn Kỳ & Lê Văn Canh (1975). Nghiên cứu đưa vào trồng trọt một số loài bạc hà hoang dại. Tạp chí Dược học, 2(1975): 4-7.
  • Chu Bá Nam, Đỗ Tất Lợi (1979). Một số chủng hoá học của mentha Tây Bắc Việt Nam. Tạp chí Dược học, 2(1979): 15-18.
  • Chu Bá Nam, Nguyễn Xuân Dũng & Phạm Hùng Việt (1981). Phân tích tinh dầu bạc hà bằng sắc ký khí. Tạp chí Dược học, 3(1981): 15-18.
  • Chu Bá Nam, Đỗ Tất Lợi & Phạm Văn Khiển (1983). Góp phần nghiên cứu chọn giống bạc hà. Tạp chí Dược học, 3(1983): 16-18.
  • Chu Bá Nam, Đỗ Tất Lợi (1984). Một vài đặc điểm sinh thái, hình thái và hoá học của chủng bạc hà X2. Tạp chí Dược học, 4(1984): 6-9+29.
  • Chu Bá Nam, Nguyễn Xuân Dũng, Phạm Thị Hoa & Đỗ Quang Huy (1986). Nhân giống bạc hà bằng thân mang lá. Tạp chí Dược học, 4(1986): 6-9.
  • Chu Bá Nam, Nguyễn Xuân Dũng (1988). Tách và xác định các terpenôit bằng phương pháp sắc ký thành phần hoá học tinh dầu một loài mentha cho carvon. Tạp chí Dược học, 2(1988): 12-15.
  • Chu Bá Nam, Nguyễn Xuân Dũng & Lê Xuân Hạc (1994). Các kết quả nghiên cứu về chùa dù (Elsholtzia blanda (Benth.) Benth.) của Việt Nam. Tạp chí Dược học, 6(1994): 14-15.
  • Chu Bá Nam, Nguyễn Xuân Dũng (1999). Hoá phân loại mentha mọc hoang Việt Nam. Tạp chí Dược học, 4(1999): 7-9.
  • ‪Petra Bombicz‬, Jürgen Buschmann, Peter Luger, Nguyễn Xuân Dũng & Chu Bá Nam (1999). Crystal structure of (1 R, 2 S, 5 R)-2-isopropyl-5-methyl-cyclohexanol,(−)-menthol. Zeitschrift für Kristallographie - Crystalline Materials, 214(7): 420-423.

Xem thêm

Chú thích