Chu Bách

Chu Bách (chữ Hán: 朱柏; 12 tháng 9 năm 137118 tháng 5 năm 1399), được biết đến với tước hiệu Tương Hiến vương (湘獻王), là hoàng tử của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, hoàng đế đầu tiên của nhà Minh.

Tương Hiến vương
湘獻王
Hoàng tử nhà Minh
Thông tin chung
Sinh12 tháng 9 năm 1371
Mất18 tháng 5 năm 1399 (28 tuổi)
Phối ngẫuTương Vương phi Ngô thị
Hậu duệ2 con gái
Tên húy
Chu Bách
朱柏
Thụy hiệu
Tương Hiến vương
湘獻王
Tước vịTương vương (湘王)
Hoàng tộcnhà Minh
Thân phụMinh Thái Tổ
Thân mẫuHồ Thuận phi

Cuộc đời

Chu Bách sinh năm Hồng Vũ thứ 4 (1371), là hoàng tử thứ 12 của Minh Thái Tổ, mẹ là Hồ Thuận phi (胡順妃), con gái trưởng của Lâm Xuyên hầu Hồ Mỹ. Trong vụ án Hồ Duy Dung, Hồ Mỹ vì cậy có con gái làm phi mà cho con trai và con rể làm càn trong cung cấm nên cả đám đều bị xử tử vào năm Hồng Vũ thứ 17 (1384).[1]

Năm Hồng Vũ thứ 11 (1378), Chu Bách được phong làm Tương vương (湘王), năm thứ 18 (1385) ban cho thái ấp ở phủ Kinh Châu (nay thuộc Hồ Bắc). Khi Thái Tổ chuẩn bị phong vương cho các hoàng tử đã ban cho mỗi người một chiếc thắt lưng bằng ngọc, duy chỉ có Chu Bách là không quay người ra sau để đeo. Thái Tổ ngạc nhiên bèn hỏi lý do, Bách tâu rằng: "Phụ hoàng không phải là lưng!", Thái Tổ rất đắc ý.[2]

Tương vương Chu Bách là người ham học, giỏi thư pháp, hội họathơ ca. Ông đã lập "Tĩnh Nguyên các" để chiêu mộ nhân tài cùng biên soạn và luận bàn về sách. Chu Bách thể lực cường tráng, giỏi bắn cung, đấu kiếmcưỡi ngựa, thường lãnh đạo quân đội tham gia nhiều cuộc viễn chinh dưới thời Thái Tổ. Nhưng dù đi đâu thì ông vẫn luôn mang theo bên mình một chiếc túi đựng sách. Chu Bách cũng say mê Đạo giáo, lấy hiệuTử Hư Tử.[3]

Từ khi Thái Tổ băng hà, Chu Bách đau buồn không màng đến thiên hạ. Năm Kiến Văn thứ nhất (1399), Tương vương Chu Bách bị buộc tội mưu phản, làm giả tiền giấy và giết người. Huệ Đế vì vậy lệnh cho Chu Bách vào triều để thẩm tra. Tuy nhiên, triều đình trước đó đã cho binh lính đóng giả thương nhân lên đường đến Kinh Châu, ra lệnh bao vây dinh thự của Chu Bách. Ông nghe tin thì vô cùng sửng sốt, uất hận mà than khóc, rồi tự tay phóng hỏa toàn bộ vương phủ, thiêu sống các phi tần. Chu Bách cưỡi ngựa trắng, tay cầm cung tên, nhảy vào biển lửa tự sát.[4][5]

Minh Huệ Đế cho Tương vương Chu Bách là người không phải đạo, lại không con thừa tự nên cho thụy là Liệt (戾), nghĩa là "ngang trái". Vào những năm đầu của Vĩnh Lạc, Chu Đệ thương em vô tội mà phải chết nên cho khôi phục tước vị của Chu Bách, cải thụy thành Hiến (獻), cho làm một tấm bia trong lăng mộ của ông.[6]

Gia quyến

Tương Vương phi Ngô thị (吳氏), chánh thất của Tương vương Chu Bách, là con gái của Tĩnh Hải hầu Ngô Trinh. Ngô Vương phi sinh được 2 con gái nhưng đều chết yểu.[7]

Tham khảo