Danh sách Chủ tịch nước Việt Nam

bài viết danh sách Wikimedia

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, cũng là người đứng đầu hành pháp, Chủ tịch nước là một trong những chức vụ chính trị cao nhất tại Việt Nam. Chủ tịch nước cũng là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh kiêm Tổng tư lệnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương và cũng là Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Nếu một Chủ tịch nước đương nhiệm qua đời hoặc xin từ chức, Phó Chủ tịch nước sẽ làm quyền Chủ tịch nước. Chủ tịch nước phải ít nhất 21 tuổi, là công dân Việt Nam và là một đại biểu Quốc hội.

Danh sách này chỉ tính những nhiệm kỳ liên tục của một Chủ tịch nước và các quyền Chủ tịch nước, những người đã tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước sau khi Hiến pháp Việt Nam phê chuẩn. Chức vụ có hiệu lực từ ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Đã có 11 người nhậm chức Chủ tịch nước (Trong đó, kể từ năm 2016 có 3 Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức). Trong số các cá nhân được bầu làm Chủ tịch nước, có ba người qua đời trong nhiệm kỳ vì bệnh (Hồ Chí Minh, Tôn Đức ThắngTrần Đại Quang), và ba người xin từ chức (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân PhúcVõ Văn Thưởng).

Chủ tịch nước trẻ tuổi nhất khi nhậm chức là Võ Văn Thưởng ở tuổi 52 (52 năm 79 ngày) và lớn tuổi nhất là Tôn Đức Thắng ở tuổi 81 (81 năm 34 ngày). Chủ tịch nước sống lâu nhất là Võ Chí Công khi mất ở tuổi 99 (99 năm 32 ngày) và Chủ tịch nước có tuổi thọ kém nhất là Trần Đại Quang khi mất ở tuổi 61 (61 năm 344 ngày). Tuổi trung bình của Chủ tịch nước khi nhậm chức là 66,4 tuổi.

Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước đầu tiên, đã trở thành Chủ tịch nước vào năm 1945 sau khi Việt Nam độc lập. Võ Văn Thưởng là Chủ tịch nước tại nhiệm ngắn nhất với 1 năm 19 ngày từ năm 2023 đến năm 2024 nếu không tính những người tạm quyền. Hồ Chí Minh có thời gian làm Chủ tịch nước dài nhất với 24 năm từ năm 1945 đến khi mất năm 1969. Ông cũng là Chủ tịch nước tại nhiệm qua nhiều nhiệm kỳ nhất với 4 nhiệm kỳ (1945, 1946, 1960, 1964). Trong khi đó, Tôn Đức Thắng cũng là Chủ tịch nước tại nhiệm qua 4 nhiệm kỳ (1969, 1971, 1975, 1976). Hiến pháp quy định, nhiệm kỳ Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ Quốc hội (thường là 5 năm) và không giới hạn số lần tái cử. Tuy nhiên, đa số các Chủ tịch nước đều tại nhiệm trong một nhiệm kỳ. Chủ tịch nước có thời gian tạm quyền dài nhất là Nguyễn Hữu Thọ với 1 năm 96 ngày, dài hơn cả Chủ tịch nước chính thức là Võ Văn Thưởng với chỉ 1 năm 19 ngày.

Có hai Chủ tịch nước từng là tướng lĩnh (một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt NamLê Đức Anh và một Đại tướng Công an Nhân dân Việt NamTrần Đại Quang)

Quyền Chủ tịch nước hiện nay là bà Võ Thị Ánh Xuân (ngày 21 tháng 3 năm 2023).

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

STTChân dungHọ và tênNhiệm kỳThời gian tại nhiệmĐảng pháiGhi chúQuốc hội
Bắt đầuKết thúc
Chủ tịch nước (1945 – 1976)
1 Hồ Chí Minh
(1890 – 1969)
2 tháng 9 năm 19452 tháng 9 năm 196924 năm, 0 ngàyĐảng Cộng sản Đông Dương (đến 1951)
Đảng Lao động Việt Nam (từ 1951)
  • Chủ tịch nước đầu tiên
  • Chủ tịch nước có nhiệm kỳ dài nhất
  • Mất khi đang tại chức
1
(1946)
2
(1960)
3
(1964)
Huỳnh Thúc Kháng
(1876 – 1947)
31 tháng 5 năm 194621 tháng 10 năm 1946143 ngàykhông đảng pháiQuyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp để đàm phán.1
(1946)
Tôn Đức Thắng
(1888 – 1980)
2 tháng 9 năm 196922 tháng 9 năm 196920 ngàyĐảng Lao động Việt NamQuyền Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần3
(1964)
2 Tôn Đức Thắng
(1888 – 1980)
23 tháng 9 năm 19692 tháng 7 năm 19766 năm, 284 ngàyĐảng Lao động Việt NamLớn tuổi nhất khi nhận chức3
(1964)
4
(1971)
5
(1975)

[a]

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

STTChân dungHọ và tênNhiệm kỳThời gian tại nhiệmĐảng pháiGhi chúBầu cử
Bắt đầuKết thúc
Chủ tịch nước (1976 – 1981)
2 Tôn Đức Thắng
(1888 – 1980)
2 tháng 7 năm 197630 tháng 3 năm 19803 năm, 272 ngàyĐảng Cộng sản Việt NamMất khi tại chức6
(1976)

[b]

Nguyễn Hữu Thọ
(1910-1996)
30 tháng 3 năm 19804 tháng 7 năm 19811 năm, 96 ngàyĐảng Cộng sản Việt NamQuyền Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trần
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981 – 1992)
3 Trường Chinh
(1907 – 1988)
4 tháng 7 năm 198118 tháng 6 năm 19875 năm, 349 ngàyĐảng Cộng sản Việt Nam7
(1981)

[c]

4 Võ Chí Công
(1912 – 2011)
18 tháng 6 năm 198723 tháng 9 năm 19925 năm, 97 ngày8
(1987)

[d]

Chủ tịch nước (1992 – nay)
5 Lê Đức Anh
(1920 – 2019)
23 tháng 9 năm 199223 tháng 9 năm 19975 năm, 0 ngàyĐảng Cộng sản Việt NamĐại tướng quân đội duy nhất giữ chức9
(1992)
6 Trần Đức Lương
(Sinh 1937)
24 tháng 9 năm 199727 tháng 6 năm 20068 năm, 276 ngàyTừ chức10
(1997)
11
(2002)
7 Nguyễn Minh Triết
(Sinh 1942)
27 tháng 6 năm 200625 tháng 7 năm 20115 năm, 28 ngày12
(2006)
13
(2007)
8 Trương Tấn Sang
(Sinh 1949)
25 tháng 7 năm 20112 tháng 4 năm 20164 năm, 252 ngày14
(2011)
9 Trần Đại Quang
(1956 – 2018)
2 tháng 4 năm 201621 tháng 9 năm 20182 năm, 172 ngày
  • Mất khi tại chức
  • Đại tướng công an duy nhất giữ chức
15
(2016)
Đặng Thị Ngọc Thịnh
(Sinh 1959)
21 tháng 9 năm 201823 tháng 10 năm 201832 ngàyĐảng Cộng sản Việt NamNgười phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Quyền Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần
10 Nguyễn Phú Trọng
(Sinh 1944)
23 tháng 10 năm 20185 tháng 4 năm 20212 năm, 164 ngàyĐảng Cộng sản Việt Nam
  • Đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước khi còn là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
16
(2018)
11 Nguyễn Xuân Phúc
(Sinh 1954)
5 tháng 4 năm 202118 tháng 1 năm 20231 năm, 288 ngày
  • Từ chức.
17
(2021)
- Võ Thị Ánh Xuân
(Sinh 1970)
18 tháng 1 năm 20232 tháng 3 năm 202343 ngàyĐảng Cộng sản Việt NamNgười phụ nữ thứ hai đảm nhiệm chức vụ Quyền Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc từ chức
12 Võ Văn Thưởng
(sinh 1970)
2 tháng 3 năm 202321 tháng 3 năm 2024[1]1 năm, 19 ngàyĐảng Cộng sản Việt Nam
  • Chủ tịch nước trẻ nhất khi nhậm chức
  • Từ chức.
  • Chủ tịch nước có nhiệm kỳ ngắn nhất Việt Nam
18
(2023)
- Võ Thị Ánh Xuân
(Sinh 1970)
21 tháng 3 năm 2024nay36 ngàyĐảng Cộng sản Việt NamNgười phụ nữ hai lần đảm nhiệm chức vụ Quyền Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch Võ Văn Thưởng từ chức

Ghi chú: Màu xám là Quyền Chủ tịch nước

Dòng thời gian

Võ Thị Ánh XuânVõ Văn ThưởngVõ Thị Ánh XuânNguyễn Xuân PhúcNguyễn Phú TrọngĐặng Thị Ngọc ThịnhTrần Đại QuangTrương Tấn SangNguyễn Minh TriếtTrần Đức LươngLê Đức AnhVõ Chí CôngTrường ChinhNguyễn Hữu ThọTôn Đức ThắngHuỳnh Thúc KhángHồ Chí Minh

Các nguyên Chủ tịch nước còn sống

Tính đến 21 tháng 3 năm 2024, có sáu nguyên Chủ tịch nước còn sống. Nguyên Chủ tịch nước còn sống cao tuổi nhất là Trần Đức Lương và trẻ tuổi nhất là Võ Văn Thưởng. Nguyên Chủ tịch nước qua đời gần đây nhất là Lê Đức Anh vào ngày 22 tháng 4 năm 2019 ở tuổi 98. Dưới đây là danh sách các nguyên Chủ tịch nước còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài