Diêm nghiệp


Diêm nghiệp là ngành kinh tế và là lĩnh vực sản xuất có chức năng và nhiệm vụ khai thác và sản xuất muối gắn liền với các khu vực giáp biển. Diêm nghiệp (hay còn gọi là nghề làm muối) là một nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam. Những người làm việc trong các ruộng muối được gọi là Diêm dân. Diêm nghiệp chủ yếu làm thủ công bằng sức lao động của con người và điều kiện thời tiết.

Các hộ gia đình làm muối không làm riêng lẻ mà thường hợp lại thành các hợp tác xã diêm nghiêp và làm các công việc bao gồm công đoạn phơi để tạo muối tinh, nghiền, sàng tuyển, tinh chế muối và các dịch vụ khác liên quan[1].

Các hoạt động diêm nghiệp

Xem thêm: Cách làm muối ở Việt Nam.

Nơi làm muối nổi tiếng Việt Nam

Việt Nam có bờ biển hơn 3.000 km trải dài từ Bắc xuống Nam, vì thế có nhiều địa phương vùng biển gắn liền với nghề làm muối, tập trung ở các tỉnh: Bạc Liêu, Bến Tre, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Nghệ An, Thanh Hóa...

Tỉnh Bạc Liêu

Nghề làm muối ở Bạc Liêu có truyền thống hơn 100 năm, tập trung ở hai huyện Hòa Bình và Đông Hải. Với thuận lợi là đường bờ biển dài nên Bạc Liêu được xem là "thủ phủ" của nghề muối với sản lượng muối hàng năm hơn 26 nghìn tấn. Thời vụ làm muối bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Ngày 30/9/2020, nghề làm muối ở Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa. Thể thao và Du lịch công nhân là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia[2].

Tỉnh Ninh Thuận

Lợi thế đường bờ biển dài hơn 105 km, thời tiết có nhiều nắng và gió giúp cho Ninh Thuận trở thành một trong những nơi sản xuất muối lớn của Việt Nam tồn tại trên 100 năm . Nghề làm muối chủ yếu tập trung ở các xã ven biển của huyện Ninh Hải và Thuận Nam. Thời vụ làm muối bắt đầu từ tháng 12 đến tháng hết tháng năm sau (Âm lịch). Cánh đồng muối nổi tiếng cả nước là Cà Ná, Phương Cựu, Đầm Vua... Đây cũng là địa điểm thu hút khách du lịch với vẻ đẹp tự nhiên và nét đẹp lao động[3].

Tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi có đường bờ biển dài hơn 120 km, nghề làm muối của Quảng Ngãi tập trung chủ yếu ở Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ) đã tồn tại hơn 100 năm. Đây là một trong những vựa muối lớn nhất Việt Nam với sản lượng muối mỗi năm từ 6,5-9,8 nghìn tấn. Ruộng muối Sa Huỳnh là địa điểm thu hút khách du lịch.[4]

Diêm nghiệp tại các nước

Muối có thể sản xuất bằng phương pháp truyền thống và công nghiệp, nhưng tại một số nước vẫn sử dụng phương pháp truyền thống để sản xuất và khai thác muối. Đây là nét đặc trưng tạo nên sự nổi bậc của muối tại một số quốc gia như sau:

Peru: Ngôi làng Maras tọa lạc tại thung lũng Urbamba thuộc vùng núi Andes nổi tiếng với nghề làm muối truyền thống của Peru. Thời vụ làm muối bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 cùng năm, với phương pháp làm muối dựa vào sự bốc hơi nước từ các hồ muối từ thượng nguồn con suối Qoripujio. Muối hồng là sản phẩm nổi tiếng của Maras và mỏ muối Maras cũng là địa điểm có cảnh quan thiên nhiên đẹp thu hút khách du lịch[5].

Thái Lan: Nghề làm muối truyền thống ở Thái Lan tập trung chủ yếu ở tỉnh Samut Sakhon, Điều kiện nắng nóng thích hợp mùa vụ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Muối thu được dùng làm nguyên liệu chế biến mắm tôm, nước mắm, bảo quản thực phẩm[6].

Pháp: Vùng Guérande thuộc miền tây nước Pháp vẫn giữ nghề làm muối truyền thống với sản lượng muối mỗi năm gần 10 nghìn tấn. Vùng Guérande nối tiếng sản phẩm muối hoa đặc biệt. Ruộng muối ở Guérande là địa điểm thu hút khách du lịch[7].

Chú thích