Djibouti (thành phố)

thủ đô và là thành phố lớn nhất của Djibouti

Thành phố Djibouti (tiếng Ả Rập: مدينة جيبوتي‎, tiếng Pháp: Ville de Djibouti, tiếng Somali: Magaalada Jabuuti, tiếng Afar: Magaala Gabuuti) là thủ đô và thành phố lớn nhất Djibouti, nằm bên vịnh Tadjoura.

Thành phố Djibouti
Magaalada Jabuuti (tiếng Somalia)
Magaala Gabuuti (tiếng Afar)
مدينة جيبوتي(tiếng Ả Rập)
Ville de Djibouti (tiếng Pháp)
—  Thành phố thủ đô  —
Những khu cảnh từ thành phố Djibouti
Những khu cảnh từ thành phố Djibouti
Huy hiệu của Thành phố Djibouti
Huy hiệu
Tên hiệu: Pearl of the Gulf of Tadjoura
Vị trí tại Djibouti
Vị trí tại Djibouti
Thành phố Djibouti trên bản đồ Thế giới
Thành phố Djibouti
Thành phố Djibouti
Quốc gia Djibouti
VùngVùng Djibouti
Thành lập1888
Districts35
Diện tích
 • Thành phố thủ đô26 km2 (10 mi2)
 • Đô thị44 km2 (17 mi2)
Độ cao14 m (46 ft)
Dân số (2015)
 • Thành phố thủ đô219.000
 • Mật độ8,400/km2 (22,000/mi2)
 • Đô thị529.000
 • Mật độ đô thị12,000/km2 (31,000/mi2)
Múi giờGiờ Đông Phi (UTC+3)
Mã ISO 3166DJ-DJ
Thành phố kết nghĩaMalé, Rimini, Key West, Victoria, Suez, Jizan, Port Sudan, Aden, Izola, Kailua-Kona, La Paz, Baja California Sur, Algeciras, Khartoum, Granada, Nicaragua, Victoria sửa dữ liệu

Vùng đô thị Thành phố Djibouti có dân số khoảng 529.000 người,[1] tức hơn 70% dân số đất nước. Thành phố được người thành lập như một điểm dân cư vào năm 1888, trên phần đất thuê từ các Sultan người Somali và Afar. Thời thuộc địa, nó đóng vai trò thủ phủ của Somaliland thuộc Pháp và Lãnh thổ người Afar và Issa thuộc Pháp.

Lịch sử

Historical affiliations
Somaliland thuộc Pháp 1896–1967

Cuộc chiếm đóng của người Anh 1942–1943
Lãnh thổ người Afar và Issa thuộc Pháp 1967–1977

Cộng hòa Djibouti 1977–nay

Từ năm 1862 đến 1894, vùng đất cạnh vịnh Tadjoura mang tên "Obock". Nó được cai trị bởi các Sultan người Somali và Afar, những người mà Pháp đã ký nhiều hiệp ước trong thời gian từ 1883 đến 1887 để có chỗ đứng trong vùng.[2][3][4]

Nhà thờ Hồi giáo Al Sada vào thập niên 1940.

Người Pháp sau đó lập ra Thành phố Djibouti năm 1888, trên một dãi đất trước đó vắng người. Năm 1896, nó trở thành thủ phủ của Somaliland thuộc Pháp.[5] Thành phố phát triển đáng kể sau khi tuyến đường sắt Ethiopia-Djibouti được xây dựng. Lúc đó, với dân số 15.000 người,[6] thành phố đông dân hơn mọi thành phố lân cận ở Ethiopia trừ Harar.[7] Djibouti trở thành điểm đến cho hàng xuất khẩu từ nam Ethiopia và Ogaden, như cà phê Harar và khat.[6]

Từ khi Djibouti giành được độc lập năm 1977, thành phố đã đóng vai trò trung tâm hành chính và thương mại của đất nước.

Khí hậu

Dữ liệu khí hậu của Djibouti
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)32.132.636.136.444.545.945.945.843.638.334.832.645,9
Trung bình cao °C (°F)28.729.030.232.034.939.041.741.237.233.130.829.333,9
Trung bình ngày, °C (°F)25.125.727.028.731.034.236.436.033.129.326.925.429,9
Trung bình thấp, °C (°F)21.522.523.825.427.029.331.130.628.925.623.121.625,9
Thấp kỉ lục, °C (°F)16.016.217.018.519.824.023.324.123.117.217.816.816,0
Lượng mưa, mm (inch)10.0
(0.394)
18.8
(0.74)
20.3
(0.799)
28.9
(1.138)
16.7
(0.657)
0.1
(0.004)
6.2
(0.244)
5.6
(0.22)
3.1
(0.122)
20.2
(0.795)
22.4
(0.882)
11.2
(0.441)
163,5
(6,437)
Độ ẩm74737375705743466067717165
Số ngày mưa TB (≥ 1.0 mm)23121011022115
Số giờ nắng trung bình hàng tháng243.9218.7262.4274.0314.7283.5259.0276.8278.7296.7285.8271.63.265,8
Nguồn #1: Đài thiên văn Hồng Kông (nhiệt độ và lượng mưa),[8] NOAA (đo nắng và nhiệt độ kỷ lục)[9]
Nguồn #2: Deutscher Wetterdienst (những ngày mưa 1968–1986, độ ẩm 1953–1970)[10]

Thành phố kết nghĩa

Quốc giaThành phố
 Hoa Kỳ Saint Paul, Minnesota[11]
 Thổ Nhĩ Kỳ Ankara[12]
 Ethiopia Addis Ababa[13]

Tham khảo

Liên kết ngoài