Chi Long đởm

(Đổi hướng từ Gentiana)

Chi Long đởm (danh pháp khoa học: Gentiana) là một chi thực vật có hoa thuộc họ Long đởm (Gentianaceae) với khoảng 335-400 loài.[2][3][4] Chúng được chú ý vì các hoa to, dạng kèn trumpet, thường có màu xanh lam.[4]

Chi Long đởm
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Gentianales
Họ (familia)Gentianaceae
Tông (tribus)Gentianeae
Phân tông (subtribus)Gentianinae
Chi (genus)Gentiana
L., 1753[1]
Loài điển hình
Gentiana lutea
Các loài
Khoảng 335-400. Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa[2]

Từ nguyên

Tên chi là danh từ giống cái, được đặt theo tên Gentius, vị vua trị vì xứ Illyria (miền tây bán đảo Balkan) vào khoảng 181–168 TCN, người có lẽ đã khám phá ra các tính chất bổ dưỡng của long đởm.[5]

Tên gọi long đởm trong tiếng Việt có lẽ bắt nguồn từ 龍膽/龙胆 (long đảm, nghĩa là mật rồng) - tên gọi của các loài thuộc chi này trong tiếng Trung.[3]

Mô tả

Các loài trong chi này là cây thân thảo một năm, hai năm hoặc lâu năm. Thân rễ có rễ chính dạng chùm và các rễ con, với rễ cọc mập thịt hoặc hóa gỗ, hoặc có vài rễ hình trụ thẳng từ đai cổ rễ. Thân từ mọc thẳng tới thẳng đứng, có nếp nhăn hoặc góc cạnh, ở các loài lâu năm đôi khi có cả thân ra hoa và thân sinh dưỡng. Lá mọc đối, hiếm khi mọc vòng, đôi khi tạo thành hình nơ hoa ở gốc. Cụm hoa ở nách lá hoặc đầu cành, các xim hoa có từ 1 đến ít hoa, đôi khi mọc thành các cụm ở đầu cành và/hoặc các vòng ở nách lá. Hoa mẫu (4 hoặc) 5- (hoặc 6-8). Các thùy của đài hoa hình chỉ đến hình trứng, với gân giữa nổi rõ. Tràng hoa hình ống, hình mâm, hình phễu, hình nón ngược hoặc hình vạc, rất hiếm khi hình bánh xe; ống thường dài hơn nhiều so với các thùy; các nếp gấp giữa các thùy. Nhị đính vào ống tràng hoa; các chỉ nhị có cánh ở đáy; bao phấn rời hoặc hiếm khi nối liền. Tuyến 5-10 ở đáy bầu nhụy. Nhụy hoa không cuống hoặc trên một cuống dài. Vòi nhụy thường ngắn, thẳng, ít khi thấy dài và hình chỉ; các thùy đầu nhụy rời hoặc hợp sinh, uốn ngược lại, thường thuôn dài đến thẳng, hiếm khi mở rộng và thuôn tròn. Quả nang hình trụ đến hình elipxoit và không cánh hoặc hình trứng ngược hẹp đến hình trứng ngược (hình elipxoit hẹp ở G. winchuanensis) và có cánh, nhiều hạt. Hạt không cánh hoặc có cánh; áo hạt có mắt lưới nhỏ, nhăn nheo, quầng đơn hoặc với sự phân quầng lỗ rỗ phức tạp.[3]

Phân bố

Gentiana frigida

Khu vực bản địa của chi này là vùng ôn đới đại lục Á-Âu, miền núi nhiệt đới châu Á tới đông nam Australia, Maroc, Bắc Mỹ, Trung Mỹ, tây và nam Nam Mỹ tới tây bắc Venezuela, quần đảo Falkland.[2]

Sử dụng

Nhiều loại đồ uống được làm từ rễ long đởm.[6] Gentiana lutea được dùng để sản xuất gentian, một loại đồ uống chưng cất được sản xuất trong khu vực Alps và ở Auvergne.[7] Một số loài được thu hoạch để sản xuất các loại rượu khai vị (apéritif), rượu chưng cất và thuốc bổ thảo mộc.

Rễ long đởm là hương liệu đồ uống phổ biến để tạo vị đắng. Loại nước ngọt có ga Moxie chứa rễ long đởm.[8] Loại rượu khai vị của Pháp Suze cũng được làm từ long đởm. Rượu vang thơm Americano chứa rễ long đởm để tạo vị đắng.[9] Nó cũng là một thành phần trong rượu khai vị của Italia Aperol. Nó cũng được sử dụng làm hương liệu chính trong loại rượu tiêu cơm (digestif) của Đức gọi là Underberg và là thành phần chính trong các loại rượu đắng Angostura và Peychaud's.

Hợp chất tạo vị đắng chính của rễ long đởm là gentiopicrin (gentiopicroside),[10] một glycoside. Bài báo năm 2007 của một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản xác định 23 hợp chất trong rễ long đởm.[11] Gentiopicrin lại không có trong rễ long đởm tươi, vì thế có lẽ nó đã được hình thành trong quá trình phơi khô và lưu giữ rễ long đởm.

Long đởm ít được sử dụng trong công nghiệp nước hoa, các ví dụ đáng chú ý nhất là một số xà phòng glycerin (Crabtree & Evelyn) và nước hoa (Corday's Possession, 1937).

Dược phẩm

Long đởm vàng (Gentiana lutea) được sử dụng trong y học thảo dược để điều trị các vấn đề tiêu hóa, sốt, cao huyết áp, co thắt cơ, giun sán, các vết thương, ung thư, viêm xoangsốt rét,[12] mặc dù các nghiên cứu đã cho thấy nó chỉ có hiệu quả tối thiểu so với giả dược khi dùng trong điều trị lo âurối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.[13][14][15] Nó đã được nghiên cứu và chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát chứng khó tiêu.[16]

Lá và rễ Gentiana punctata đã được sử dụng trong y học cổ truyền Áo cả trong lẫn ngoài, dưới dạng rượu mùi hoặc trà để điều trị các rối loạn đường tiêu hóa, da, hệ vận động, gan, mật và các vấn đề nhi khoa, sốt, cúm, thấp khớp và bệnh gút.[17]

Gentiana purpurea, Gentiana punctataGentiana pannonica được sử dụng để sản xuất rượu schnaps đắng, theo truyền thống được sử dụng như một loại rượu hỗ trợ tiêu hóa. Trong y học Ayurveda, loài long đởm Ấn Độ Gentiana kurroo (hiện nay là loài cực kỳ nguy cấp) đã từng được sử dụng như một loại thảo mộc chữa bệnh,[18][19][20][21] nhưng đã được thay thế bằng các loài trong họ Plantaginaceae như Picrorhiza kurroa ở miền tây Himalaya,[22][23] hoặc Picrorhiza scrophulariiflora (胡黃蓮, hồ hoàng liên) ở miền đông Himalaya hay trong y học cổ truyền Trung Hoa.[24]

Biểu tượng

Gia huy của gia tộc Minamoto.

Ba bông hoa long đởm Gentiana scabra var. buergeri trên những chiếc lá xích trúc (Sasa) (tiếng Nhật: ササリンドウ / 笹竜胆 = sasa-rindo / thế long đảm, trong đó "thế" là tên gọi khác của xích trúc) được sử dụng làm biểu tượng của gia tộc Minamoto (源氏, Nguyên thị),[25][26] một trong bốn gia tộc lớn thống trị chính trị Nhật Bản trong thời kỳ Heian và tiếp tục thành lập Mạc phủ đầu tiên sau chiến tranh Genpei.

Hoa long đởm Gentiana pneumonanthe là hoa chính thức của cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ.[27]

Các loài

Danh sách loài lấy theo POWO:[2]

Lai ghép

Chưa rõ

  • Gentiana × bergeri Krist, 1933
  • Gentiana × palezieuxi Beauverd, 1931-1932 in 1933

Chú thích

Liên kết ngoài

  • Dữ liệu liên quan tới Gentiana tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Gentiana tại Wikimedia Commons