Họ Cáng lò

(Đổi hướng từ Họ Bạch dương)

Họ Cáng lò[2] hay còn gọi là họ Duyên mộc[3], họ Bulô [4], có tài liệu gọi không chuẩn là họ Bạch dương[5], (danh pháp khoa học: Betulaceae) bao gồm 6 chi các loài cây thân gỗ hay cây bụi có lá sớm rụng có quả hạch, bao gồm các loài cáng lò, tống quán sủ, phỉ, trăn và hổ trăn. Chúng chủ yếu có nguồn gốc ở vùng ôn đới của Bắc bán cầu, với một vài loài có thể sinh sống ở Nam bán cầu trong khu vực dãy núi AndesNam Mỹ.

Họ Cáng lò
Tống quá sủ đen (Alnus glutinosa)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Fagales
Họ (familia)Betulaceae
Gray, 1821[1]
Chi điển hình
Betula
L., 1753
Phân bố của họ Betulaceae
Phân bố của họ Betulaceae
Các chi

Alnus - Tống quán sủ
Betula - Bạch dương, cáng lò
Carpinus - Duyên mộc
Corylus - Phỉ
Ostrya - Thiết mộc

Ostryopsis - Hổ trăn

Trong quá khứ, họ này thường được chia thành hai họ là Betulaceae bao gồm hai chi Alnus, Betula và họ Corylaceae (phần còn lại). Tuy nhiên, các sắp xếp gần đây, bao gồm cả của APG, cho thấy họ Corylaceae được nhập chung vào Betulaceae.

Đặc điểm

Tiến hóa

Người ta cho rằng Betulaceae đã phát sinh vào cuối kỷ Creta, khoảng 70 triệu năm trước tại khu vực ngày nay là miền trung Trung Quốc.[6][7][8][9] Khu vực này vào thời gian đó có lẽ có kiểu khí hậu Địa Trung Hải do gần với biển Tethys, đã từng che phủ nhiều phần ngày nay là Tây TạngTân Cương cho tới tận đầu kỷ Đệ Tam. Khu vực nguồn gốc này được hỗ trợ bởi thực tế là cả sáu chi còn sinh tồn và 52 loài là bản địa khu vực này, với nhiều loài là đặc hữu. Người ta cũng cho rằng 6 chi ngày nay đã rẽ nhánh hoàn toàn trong thế Oligocen, với tất cả các chi trong họ (trừ Ostryopsis) đều có hóa thạch kể từ ít nhất là 20 triệu năm trước.

Sinh thái

Phân bố

Phân loại

Họ Bạch dương được phân làm 2 phân họ, với 11 chi trong đó 6 chi còn loài sinh tồn. Họ này chứa khoảng 145[10]-167 loài.[11]

  • Phân họ Betuloideae
  • Phân họ Coryloideae
    • Chi Carpinus
    • Chi Corylus
    • Chi Ostrya
    • Chi Ostryopsis
  • Nhóm hóa thạch
    • Chi Asterocarpinus
    • Chi †Coryloides
    • Chi †Cranea
    • Chi †Kardiasperma
    • Chi †Palaeocarpinus

Phát sinh chủng loài

Theo phân tích phát sinh chủng loài phân tử thì các họ hàng gần nhất của Betulaceae là họ Casuarinaceae (phi lao).[12]

Cây phát sinh chủng loài gợi ý về mối quan hệ họ hàng như sau:[9][12][13]

 Betulaceae 
 Coryloideae 

 Corylus

 Ostryopsis

 Ostrya

 Carpinus

 Betuloideae 

 Alnus

 Betula

Sử dụng

Lá và hạt của cây phỉ thông thường (Corylus avellana)

Phỉ thông thường (Corylus avellana) và phỉ Balkan (Corylus maxima) là các loài cây ăn quả quan trọng, được trồng để lấy hạt ăn được.

Các chi khác bao gồm nhiều loài cây cảnh phổ biến, được trồng rộng rãi trong các công viên và các khu vườn lớn; một vài loài bạch dương được đánh giá cao do có vỏ trơn nhẵn, sáng màu.

Gỗ của các loài cây này nói chung cứng, nặng và bền, cụ thể là gỗ từ các loài trăn. Một vài loài có tầm quan trọng kinh tế đáng kể trong quá khứ khi mà gỗ rất cứng có khả năng chống chịu hao mòn được yêu cầu, chẳng hạn cho các bánh xe do gia súc kéo, bánh răng gỗ hay các bánh xe nước, các loại thuyền chịu sóng gió, các chốt gỗ v.v. Trong phần lớn các ứng dụng này ngày nay gỗ được thay thế bằng kim loại hay các vật liệu nhân tạo.

Lưu ý

Cần lưu ý khi dịch các tên gọi từ tiếng Trung sang tiếng Việt, do tên gọi phổ biến cho chi Corylus trong tiếng Trung là 榛-trăn, trong khi tiếng Việt lại gọi là phỉ, còn chi Carpinus trong tiếng Trung là 鹅耳枥 (nga nhĩ lịch), tiếng Việt gọi là trăn. Các tên gọi cho chi Ostrya (thiết mộc, do gỗ của nó rất cứng) và Ostryopsis (hổ trăn) là lấy theo tiếng Trung, do chúng có lẽ không có ở Việt Nam.

Tham chiếu