Họ Dong

Họ Dong, hay Họ Dong ta, còn gọi là họ Hoàng tinh (danh pháp khoa học: Marantaceae) là một họ các thực vật có hoa một lá mầm. Họ này là một phần của bộ Gừng (Zingiberales), bao gồm 550 loài được chia ra trong 28 chi. Họ này có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới của châu Mỹ, châu Phichâu Á. Một vài loài trong chi Calathea được trồng làm cây cảnh vì các lá của chúng có các ánh màu khác nhau như lục, trắng hay hồng.

Họ Dong
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Marantaceae
R.Br., 1814[1]
Chi điển hình
Maranta
L., 1753[2]
Các chi
28. Xem bài.

Họ Dong ở Việt Nam có một số loài quan trọng như dong lá (Phrynium placentarium) có lá sử dụng để gói bánh chưng, và dong củ (Maranta arundinacea), tại miền Nam gọi là bình tinh, được dùng làm lương thực.

Các chi

Các chi được công nhận lấy theo phân loại của Plants of the World Online (POWO):[3]

Phát sinh chủng loài

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III.

Zingiberales

Musaceae

Heliconiaceae

Strelitziaceae

Lowiaceae

Cannaceae

Marantaceae

Zingiberaceae

Costaceae

Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi họ này.[4]

Marantaceae
Nhánh Maranta

Ctenanthe

Stromanthe

Myrosma

Saranthe

Koernickanthe

Maranta

Hylaeanthe

Halopegia

Indianthus

Nhánh Stachyphrynium

Afrocalathea

Stachyphrynium

Ataenidia

Marantochloa

Monophyllanthe

Nhánh Calathea

Ischnosiphon

Pleiostachya

Calathea

Sanblasia

Monotagma

Goeppertia

Nhánh Donax

Phrynium

Phacelophrynium

Cominsia

Donax

Schumannianthus

Thalia

Nhánh Sarcophrynium

Trachyphrynium

Hypselodelphys

Sarcophrynium

Megaphrynium

Thaumatococcus

Nhánh Haumania

Haumania

Lưu ý

Cây dong riềng (tên khoa học: Canna edulis Ker.) lấy bột để làm miến dong ở Việt Nam không thuộc họ này mà thuộc về họ Dong riềng (hay họ Chuối hoa, Cannaceae) cũng thuộc bộ Gừng.

Hoàng tinh (chữ Hán: 黄精) trong y học cổ truyền Trung Hoa (Đông y) chỉ nhiều loài thuộc chi Polygonatum, đặc biệt là loài Polygonatum sibiricum, có thân rễ làm dược liệu.

Hình ảnh

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Tư liệu liên quan tới Marantaceae tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Marantaceae tại Wikispecies