Hiển Khánh vương

cha của Lý Thái Tổ

Hiển Khánh Vương (tiếng Trung: 顯慶王) là cha của Lý Thái Tổ. Có rất ít thông tin về ông, vì ông không không được ghi chép nhiều trong lịch sử. Ngay cả tên thật của ông vẫn còn là một bí ẩn.

Hiển Khánh vương
Sinhtrước năm 970
Không rõ
Mấtsau năm 1000
Không rõ (Nhà Tiền Lý?)
Phối ngẫuPhạm thị, Minh Đức Thái hậu (明德太后范氏)
Con cái

Tiểu sử

Dòng dõi họ nội của Lý Thái Tổ không được ghi chép lại trong chính sử của Việt Nam, chỉ biết cha ông là người gốc Phúc Kiến.[1] Mộng Khê bút đàm của Thẩm Quát cũng ghi lại rằng Lý Thái Tổ vốn là người gốc Phúc Kiến.[2]

Theo truyền thuyết, Lý Thái Tổ không có cha. Mẹ ông là người họ Phạm, mang thai và sau đó sinh Lý Thái Tổ tại chùa Cổ Pháp. Lý Khánh Văn (李慶文), là vị sư trụ trì chùa, đã nhận nuôi ông và đặt tên là Lý Công Uẩn.[3][4]

Sau khi Lý Công Uẩn trở thành vua, ông đã truy tôn cha mình là Hiển Khánh vương (顯慶王).[5]

Nghiên cứu hiện đại

Nhà sử học Trung Quốc Lý Thái Sơn (李泰山) đã phát hiện ra một ghi chép trong gia phả của gia tộc họ Lý ở An Hải, Phúc Kiến về cha của Lý Công Uẩn là Lý Thuần An (tiếng Trung: 李淳安; bính âm: Lǐ Chún'ān, 9 tháng 10 năm 921 – 29 tháng 11 năm 999[cần dẫn nguồn]).[6][7] Các tư liệu lịch sử đều không thống nhất trong việc liệu mẹ của Lý Công Uẩn là Phạm Thị Ngà đã sinh ông ở Phúc Kiến hay Giao Chỉ.[8][6]

Lý Thuần An được cho là con trai cả trong gia đình có hai anh em trai. Bố của ông là Lý Tung. Sau khi Lý Tung bị vu oan và bị xử tử vào năm 948 dưới thời nhà Hậu Hán, Lý Thuần An đã trốn tới Tuyền Châu[9] và chịu sự quản thúc của Lưu Tùng Hiệu.

Ông sau đó tới sống tại trấn An Hải, Tuyền Châu và giữ chức thuỷ lục chuyển vận sứ (水陸轉運使). Một thời gian sau, ông từ chức, và tới Giao Chỉ (ngày nay là Việt Nam), Chăm Pa và Đế quốc Khmer bằng đường biển để buôn bán. Ông có một vài người con, trong đó có Lý Công Uẩn, sau này trở thành hoàng đế sáng lập của nhà Lý.[10][6]

Gia đình

  • Vợ: Phạm thị (Minh Đức Thái hậu)
  • Con: Vũ Uy vương, Lý Công Uẩn,[5] Dực Thánh vương

Xem thêm

Tham khảo