Ký hiệu Pearson

(Đổi hướng từ Kí hiệu Pearson)

Ký hiệu Pearson được sử dụng trong tinh thể học để miêu tả cấu trúc tinh thể và do W.B Pearson đề xuất[1] Ký hiệu gồm 2 ký tự và một con số theo sau đó, ví dụ:

  • Cấu trúc kim cương, cF8
  • Cấu trúc rutile, tP6

Hai ký tự đầu tiên chỉ ô mạng Bravais, ký tự đầu tiên viết thường chỉ lớp tinh thể, và ký tự thứ 2 viết hoa chỉ loại ô mạng. Số sau cùng chỉ số nguyên tử trong một ô mạng cơ sở. IUPAC (2005)[2] đề xuất rằng ký hiệu này có thể được sử dụng cho các cấu trúc của chất rắn vô cơ khi không có sự rõ ràng và nên viết nghiêng.

Lớp tinh thể
atam tà
mđơn tà
othoi
tbốn phương
hsáu phương hoặc ba phương
clập phương
Loại ô mạng
Ctâm mặt
Ftất cả tâm mặt
Itâm khối
Rthuộc hệ ba phương
Pnguyên thủy

14 ô mạng Bravais được biểu diễn với hai ký tự đầu như sau:

Lớp tinh thểKý hiệu ô mạngKý hiệu Pearson
Ba nghiêng tàPaP
Một nghiêngPmP
CmC
Trực thoiPoP
CoC
FoF
IoI
Bốn phươngPtP
ItI
Sáu phương (và ba phương P)PhP
Ba phươngRhR
lập phươngPcP
FcF
IcI

Ký hiệu Pearson và nhóm không gian

Ký hiệu Pearson không đặc trưng cho một nhóm không gian của cấu trúc tinh thể cụ thể, ví dụ cả hai cấu trúc của NaCl, (nhóm không gian Fm3m) và kim cương (nhóm không gian Fd3m) đều có cùng ký hiệu Pearson là cF8.

Tham khảo