Kỹ thuật Hướng đạo

Kỹ thuật Hướng đạo (Scoutcraft) là một thuật từ được dùng để chỉ các hiểu biết và kỹ năng cần có đối với những người tìm tòi khám phá đời sống hoang dã và tự mình lo liệu một cách độc lập. Thuật từ này đã được các tổ chức Hướng đạo dùng để phản ánh các kỹ năng và hiểu biết được coi là phần trọng tâm của các chương trình phức tạp bên cạnh với khía cạnh cộng đồng và tính chất tâm linh.

Nguồn gốc của kỹ thuật Hướng đạo

Đối với người châu Âu, kỹ thuật Hướng đạo đã phát triển từ các kỹ năng cần có để tồn tại trong các biên cương mở rộng ở Tân Thế giới vào thế kỷ 18 và 19. Những người khai phá biên cương như Daniel Boone cần các kỹ thuật này để vượt qua những vùng đất trở ngại và hoang dã chưa được vẽ trên bản đồ. Nhưng kỹ thuật Hướng đạo đã được những người dân bản xứ Mỹ (American Indians) thực hành từ lâu trước khi những người thực dân đến. Chính từ những trinh sát viên bản xứ Mỹ (người da đỏ) mà kỹ thuật Hướng đạo, hoặc còn được gọi là kỹ thuật rừng (Woodcraft) và thường được biết hơn tại Cựu miền Tây Mỹ, đã được truyền sang cho những người đi khai phá đầu tiên của châu Âu.

Khi thế kỷ 19 trôi đi, kỹ thuật Hướng đạo bắt đầu được nhiều bộ phận của các lực lượng quân sự áp dụng khi mà cách chiến đấu trong chiến tranh và trong các trận đánh đã thay đổi. Trinh sát viên Mỹ, Frederick Russell Burnham đã mang kỹ thuật Hướng đạo sang Phi Châu và trong Đệ nhị Chiến tranh Matabele ông đã giới thiệu nó cho Robert Baden-Powell, người sáng lập ra phong trào Hướng đạo.[1] Baden-Powell trước tiên bắt đầu hình thành ý tưởng của ông cho một chương trình huấn luyện thanh niên về kỹ thuật Hướng đạo trong khi thực hiện nhiệm vụ trinh sát với Burnham tại Matobo Hills, Matabeleland (hiện tại là một phần của Zimbabwe). Sau đó, Baden-Powell viết một số sách về đề tài này, và thậm chí bắt đầu đào tạo và áp dụng ngay với các cậu bé tuổi vị thành niên, nổi tiếng nhất là trong Cuộc bao vây Mafeking trong Đệ nhị Chiến tranh Boer.

Kỹ thuật Hướng đạo trong Hướng đạo

Sau Đệ nhị Chiến tranh Boer, Baden-Powell được nổi tiếng vì sự chỉ huy giỏi của ông tại Mafeking. Ông bắt đầu viết một cuốc sách là Hướng đạo cho nam được xuất bản năm 1908. Sách này đã được ông bỏ bớt các phần thiên về quân sự trước đây của ông nhưng vẫn giữ ý tưởng về kỹ thuật Hướng đạo như phần trọng tâm của chương trình Hướng đạo. Một vài người chỉ trích tố cáo ông là có ý tạo ra một tổ chức quân sự trá hình nhưng ông lập tức tự tách mình và Hướng đạo ra khỏi các kinh nghiệm quân sự trước kia của ông, và thay vào đó ông nêu lên tầm quan trọng của sự tự tín nhiệm, bổn phận và sự tỉ mỉ mà chương trình mới của ông đề xướng.

Để thử nghiệm rằng một thành viên mới đã đạt được danh hiệu của một Hướng đạo sinh, Baden-Powell nghĩ ra một loạt các bài trắc nghiệm cho họ hoàn thành, bao gồm thắt nút dây, theo dấu con vật, sơ cứu, kỹ thuật hàng không hàng hải, và cứu hoả. Các trắc nghiệm khác được Baden-Powell ghi ra còn có việc giữ 6 xu trong một ngân hàng và hiểu biết về Cờ Liên hiệp và ý nghĩa của nó - các bài trắc nghiệm cuối cùng thường không có trong kỹ thuật Hướng đạo trong những thời gian gần đây.[2]

Kỹ thuật Hướng đạo vẫn là một phần trọng tâm của những chương trình của nhiều tổ chức. Hội Hướng đạo của Vương quốc Liên hiệp Anh ghi ra các lợi ích sau đây của kỹ thuật Hướng đạo:[3]

  • khuyến khích tự tín nhiệm, tháo vát và tự tin trong khả năng chính của mình
  • phát triển kỹ năng để dùng ngoài trời
  • cung cấp huấn luyện cho những gì cần làm trong các tình huống khẩn trương

Danh sách các kỹ thuật Hướng đạo

Danh sách mẫu các kỹ năng của kỹ thuật Hướng đạo trích từ Sách chỉ nam cho Nam Hướng đạo (Boy Scout Handbook) tái bản lần thứ 6 bao gồm:

Chú thích

Tham khảo