Lang Gia Vương thị

họ Vương tại Lang Tà (Lang Da)

Lang Gia Vương thị (琅琊王氏), là thế tộc họ Vương tại quận Lang Gia (琅邪郡)[1]. Lang Gia Vương thị hưng khởi lúc thời Hán, thời Đông Tấn phát triển thành gia tộc cao nhất trong các Kiều tính Sĩ tộc, cùng Trần quận Tạ thị được gọi là "Vương Tạ".

Nguồn gốc

Lang Gia Vương thị bắt nguồn từ Vương Nguyên là cháu của danh tướng Vương Tiễn thời Tần. Vương Ly chết trận trong trận Cự Lộc, con trai lớn của Vương Ly là Vương Nguyên (hay Vương Cát (zh)?) vì tránh Tần loạn nên đưa gia tộc tránh vào Lang Gia quận (là Lâm Nghi, Sơn Đông hiện nay). Vương Uy, em trai Vương Nguyên là tổ tiên của Thái Nguyên Vương thị.

Phát triển và suy thoái

Lang Gia Vương thị có công lớn trong việc củng cố chính quyền Đông Tấn nên được xưng làm "Đệ nhất vọng tộc". Còn có câu: "Vương dữ Mã, cộng thiên hạ"[2] (Mã đây ý chỉ họ Tư Mã, hoàng tộc thời Tấn)

Lúc Loạn Hầu Cảnh diễn ra, Lang Tà Vương thị và Trần quận Tạ thị cùng nhau vì cự tuyệt kết thân với Hầu Cảnh nên bị đại tru diệt, từ đó mất đi rất nhiều người, ảnh hưởng lớn tới chính cục. Thời Đường chỉ có mỗi 4 người làm quan tới Tể Tướng (Vương Phương Khánh, Vương Tuyền, Vương Dư, Vương Đoàn). Ngũ Đại Thập Quốc thời kỳ thì không có ai được sử sách lập truyện.

Nhân vật đại biểu

Gia phả từ Tào Ngụy đến cuối Đông Tấn

  • Vương Sùng, Tây Hán, năm Kiến Bình thứ 3, là Hà Nam thái thú, vào Ngự sử đại phu
    • Vương Hùng[3], chữ Nguyên Bá, được thái thú quận An Định Mạnh Đạt tiến cử cho Tào Phi làm U châu thứ sử.
      • Vương Hồn[4], chữ Trường Nguyên, con Vương Hùng, Lương Châu thứ sử, Trinh Lăng Đình hầu
        • Vương Nhung[4], chữ Tuấn Trùng, chữ nhỏ A Nhung, con Vương Hồn, là người trẻ nhất trong Trúc lâm thất hiền. Làm quan tới Tư đồ, được phong An Phong hầu.
  • Vương Duệ[5][6](? - 189), chữ Thông Diệu, đảm nhiệm Kinh Châu thứ sử, năm 189, Đổng Trác loạn chính, Trường Sa thái thú Tôn Kiên xuất binh thảo phạt Đổng Trác, yêu cầu Vương Duệ cùng nhau xuất binh. Nhưng do Vương Duệ và Vũ Lăng thái thú Tào Dần bất hòa, yêu cầu đòi Tôn Kiên giết Tào Dần mới chịu xuất binh. Tào Dần sợ Tôn Kiên giết mình, bèn giả tạo hịch văn "Án hành sử giả", liệt kê các tội của Vương Duệ, khiến Tôn Kiên bắt Vương Duệ. Tôn Kiên tưởng thật liền quay lại Tương Dương, muốn bắt lại Vương Duệ. Vương Duệ không còn đường trốn, liền nuốt vàng tự sát.
    • Vương Tường[7] (184 - 268), chữ Hưu Trưng, cháu Vương Duệ, một trong "Nhị thập tứ hiếu", làm quan cho cả Đông Hán, Tào NgụyTây Tấn. Thời Tào Ngụy quan đến Tư Không, Thái úy. Thời Tấn, quan tới Thái Bảo. Được phong Tuy Lăng công, sau khi mất được tiến phong Tuy Lăng Nguyên công
      • Vương Triệu[8], con Vương Tường (thứ trường tử), từng làm Tây Tấn kỵ đô úy, Cấp sự trung, Thủy Bình thái thú.
        • Vương Tuấn, con Vương Triệu, Thái tử xá nhân, phong Vĩnh Thế hầu
          • Vương Hà, con Vương Tuấn, Uất Lâm thái thú
      • Vương Phức, con Vương Tường (đích thứ tử), Tuy Lăng hầu (thừa tước cha), Thượng Lạc thái thú.
    • Vương Lãm[9] (206 - 278), chữ Huyền Thông, cháu Vương Duệ, em cùng cha khác mẹ của Vương Tường, làm quan cho Tào NgụyTây Tấn, chức lên tới Quang Lộc đại phu. Đông Hán năm cuối chiến loạn không ngừng, Vương Tường mang Vương Lãm và mẹ kế Chu thị đến Lư Giang tránh loạn ẩn cư hơn hai mươi năm. Thời Ngụy Văn Đế, ông đảm nhiệm Thanh Hà thái thú, năm 264 được phong Tức Khâu Tử, thực ấp sáu trăm hộ. Thời Tây Tấn từng đảm nhiệm Hoằng Huấn Thiểu Phủ, sau làm Thái trung đại phu, Tông chính khanh, Quang lộc đại phu.
      • Vương Tài[10][11][12][13], chữ Sĩ Sơ, con Vương Lãm (trường tử), Phủ quân trường sử, Trấn quân tư mã, Thị ngự sử.
        • Vương Đạo (276 - 339), chữ Mậu Hoằng, con Vương Tài, là quyền thần thời đầu Đông Tấn.
          • Vương Duyệt[14], chữ Trường Dự, con Vương Đạo (trường tử), Trung thư thị lang, mất sớm trước cha. Ông nổi tiếng về hiếu thuận cha mẹ, khi còn sống mỗi lần Vương Đạo từ xa về Đài thành, ông cũng tự thân đến đón, sau khi ông mất, mỗi lần Vương Đạo từ xa về cũng một mực khóc từ nơi ông từng đến đón cho đến lúc vào Đài thành.
            • Vương Hỗn[15][16], con trai Vương Điềm, do Vương Duyệt không có con nên Vương Hỗn chuyển làm tự tử, thừa tập Tân Hưng quận công tước vị của Vương Đạo. Quan tới Thái thường
          • Vương Điềm[22], chữ Kính Dự, con Vương Đạo (thứ tử, mẹ là thiếp Lôi thị), giỏi võ, từng đảm nhiệm Hậu tướng quân trấn thủ Thạch Đầu thành, thừa tước Tức Khâu Tử. Do thích võ nghệ tính tình lại không tuân theo lễ pháp nên không được Vương Đạo thích. Sử có ghi: "Vương Đạo thấy Vương Duyệt thì vui mừng, thấy Vương Điềm liền tức giận."
            • Vương Hạo, con Vương Điềm
            • Vương Nữ Tông[23], con gái Vương Điềm, gả cho Hoàn Trùng (em trai Hoàn Ôn)
          • Vương Hiệp (323 - 358)[24][25], chữ Kính Hòa, con Vương Đạo (thứ tử, mẹ là thiếp Lôi thị), là người nổi tiếng nhất trong sáu con trai của Vương Đạo, cùng Tuân Tiện được người cùng thời khen ngợi, từng đảm nhiệm Tán kỵ lang, Trung thư lang, Trung quân trường sử, Đồ Tả trường sử, Kiến Vũ tướng quân, Ngô quận nội sử, Trung thư lệnh.
            • Vương Tuần (349 - ngày 24 tháng 6 năm 400)[26], chữ Nguyên Lâm, con Vương Hiệp, Vệ tướng quân, Đô đốc Lang Tà thủy lục quân sự, Gia tán kỵ thường thị. Được phong Đông Đình hầu đồng thời còn là thư pháp gia nổi tiếng nên còn được gọi là Vương Đông Đình.
              • Vương Hoằng (379 - 432), chữ Hưu Nguyên, con Vương Tuần. Thượng thư bộc xạ thời Đông Tấn, là khai quốc công thần của Nam Triều Tống, quan đến Thái Bảo, lĩnh Trung thư giam.
                • Vương Tích[27][28], chữ Quả Quang, con Vương Hoằng, Giang Hạ nội sử.
                  • Vương Tăng Lượng[28], con Vương Tích, Hoa Dung huyền công
                  • Vương Tăng Diễn[29], con Vương Tích, Nam Tề thị trung
                    • Vương Mậu Chương[30][31], con Vương Tăng Diễn, chữ Dận Quang, cưới Tân An Mục công chúa, em gái Lương Vũ Đế
                      • Vương Trùng, con Vương Mậu Chương, thừa tước Đông An Đình hầu.
                • Vương Tăng Đạt[32][33][34], con Vương Hoằng, Trung thư lệnh
                  • Vương Đạo Diễm[35], con Vương Tăng Đạt, làm Lư Lăng Quốc nội sử thời Lưu Tống.
              • Vương Ngu[36], con Vương Tuần, Lưu Tống Đình úy giam.
              • Vương Liễu[36], con Vương Tuần, Lưu Tống Quang lộc đại phu.
                • Vương Du[37], con Vương Liễu, Lưu Tống Thị trung, Quang lộc đại phu
              • Vương Nhụ[36], con Vương Tuần, Lưu Tống Thị trung
              • Vương Đàm Thủ[38][39], con Vương Tuần, Lưu Tống Thị trung, Thái tử chiêm sự.
                • Vương Tăng Xước[40][41], con Vương Đàm Thủ, Lưu Tống Thị trung, Lại bộ thượng thư, bị Lưu Thiệu giết. Cưới Lưu Anh Nga, con gái Tống Văn Đế, Đông Dương Hiến công chúa.
                  • Vương Kiệm[40],[42], con Vương Tăng Xước, Nam Tề Thượng thư tả phó xạ
                    • Vương Khiên, con Vương Kiệm, Nam Tề thị trung, Lương thị trung, Quang lộc đại phu, thụy An
                • Vương Tăng Kiền[45][46], con Vương Đàm Thủ, Lưu Tống thượng thư lệnh, Nam Tề làm quan tới Thị trung, Tả Quang lộc đại phu, Khai phủ nghi đồng tam ti.
                • Vương Tăng Lãng, con Vương Đàm Thủ
            • Vương Mân (351 - 388)[50], chữ Quý Diễm, con Vương Hiệp, Trung thư lệnh. Thư pháp gia.
          • Vương Hiệp[51], con Vương Đạo, Phủ quân tham quân, thừa tập Vũ Cương hầu tước vị, mất sớm.
            • Vương Mật[52], con Vương Thiệu, do Vương Hiệp vô tử nên Vương Mật thành con Vương Hiệp. Cùng Hoàn Dận, Vương Tuy được người khen ngợi.
          • Vương Thiệu[53], con Vương Đạo, quan tới Lại bộ thượng thư, Thượng thư bộc xạ.
            • Vương Mục[54], con Vương Thiệu, Lâm Hải thái thú.
            • Vương Mặc[54], con Vương Thiệu, Ngô quốc nội sử.
            • Vương Khôi[54], con Vương Thiệu, Hữu vệ tướng quân.
          • Vương Oái[55], con Vương Đạo, quan tới Trấn quân tướng quan, Tán kỵ thường thị.
        • Vương Dĩnh, nổi danh lúc nhỏ, người lúc đó so với Ôn Kiệu, mất sớm
        • Vương Sưởng, nổi danh lúc nhỏ, người lúc đó so với Đặng Du, mất sớm
      • Vương Cơ[13][56], con Vương Lãm, Trì thư Thị ngự sử.
        • Vương Hàm (? - 324), chữ Xử Hoằng, con Vương Cơ. Quang lộc huân, Phiếu kỵ đại tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam ti. Sau tham dự Vương Đôn loạn, cuối cùng thất bại bị giết.
        • Vương Đôn (266 - 324), chữ Xử Trọng, con Vương Cơ, ông giúp Tư Mã Duệ tạo nên Đông Tấn, thành quyền thần, nhưng cuối cùng muốn đoạt quyền, phát động chính biến, sử gọi là Vương Đôn loạn.
        • Trúc Đạo Tiềm (286 - 374), chữ Pháp Thâm, cao tăng thời Đông Tấn, dịch Diệu pháp liên hoa kinh,
      • Vương Hội[13][57], con Vương Lãm, Thị ngự sử.
        • Vương Thư[58], con Vương Hội, Tương Châu thứ sử, phong Bành Trạch Huyền hầu, chết vào Vương Đôn loạn.
          • Vương Thúy, con Vương Hội, Bình Tây tướng quân.
      • Vương Chính[13][59], con Vương Lãm, Thượng thư lang
        • Vương Bảo[59], con Vương Chính, Phiêu Kỵ tướng quân.
          • Vương Tiện Chi[60], con Vương Bảo, Trấn quân duyện.
            • Vương Vĩ Chi[60], con Vương Tiện Chi, Lang trung lệnh.
              • Vương Thiều Chi[60][61], con Vương Vĩ Chi, Ngô Hưng thái thú.
                • Vương Diệp Chi[61], con Vương Thiều Chi, Thái tể tế tửu.
                  • Vương Bảo Minh (455 - 512)[61], con gái Vương Diệp Chi, truy phong Văn An hoàng hậu của Tề Văn Đế
                  • Vương Hoảng[62], con Vương Diệp Chi, Nghĩa Hưng thái thú
        • Vương Khoáng[63], con Vương Chính, Hoài Nam thái thú, Đan Dương thái thú.
          • Vương Hi Chi, con Vương Khoáng, Trữ Viễn tướng quân, Giang Châu thứ sử, Hội Kê nội sử. Thư pháp gia, còn được gọi là Thư thánh. Cưới vợ là Si Duệ con gái Si Giám, Đông Tấn thái úy.
            • Vương Huyền Chi[64], con Vương Hi Chi
            • Vương Ngưng Chi (? - 399)[64][65], chữ Thúc Bình, con Vương Hi Chi, Hội Kê nội sử, cưới Tạ Đạo Uẩn (chị gái Tạ Huyền, cháu của Tạ An).
            • Vương Huy Chi,[66] chữ Tử Du, con Vương Hi Chi. Danh sĩ, thư pháp gia thời Đông Tấn.
            • Vương Trinh Chi[67], chữ Công Kiền, con Vương Hi Chi, Đại tư mã trường sử.
            • Vương Thao Chi[68], con Vương Hi Chi, Thị trung, Thượng thư, Dự Chương thái thú.
            • Vương Hiến Chi (344 - 386)[69][70][71], chữ Tử Kính, con Vương Hi Chi, quan tới Trung thư lệnh, ngoài ra còn là thư pháp gia nổi tiếng, cùng cha Vương Hi Chi được xưng là "Nhị Thánh". Vương Hiến Chi cưới vợ là biểu tỷ Si Đạo Mậu, con gái Si Đàm (con trai Si Giám), vợ chồng tình cảm rất tốt, nhưng lại bị hoàng đế tuyển làm phò mã, ép bỏ vợ để cưới Tân An công chúa Tư Mã Đạo Phúc làm vợ.
              • Vương Thần Ái (384 - 412)[72], con gái Vương Hiến Chi với Tân An công chúa, là hoàng hậu của Tấn An Đế, thụy phong An Hi Hoàng hậu.
            • Vương thị[73][74][75], tên không rõ, chữ Mạnh Khương, con gái Vương Hi Chi, giỏi thư pháp, gả cho Lưu Sướng, sinh Lưu Cẩn, con gái Vương Mạnh Khương gả cho con trai của Tạ Huyền, sinh ra Tạ Linh Vận, nhà thơ nổi tiếng. Đường Thái Tông Lý Thế Dân sùng kính Vương Hi Chi, Lâm Xuyên công chúa giỏi thư pháp, ông liền tặng chữ Mạnh Khương cho con.
        • Vương Bân[76], con Vương Chính, Thượng thư hữu phó xạ
          • Vương Bành Chi[77], con Vương Bân, Hoàng môn lang
          • Vương Bưu Chi (305 - 377)[77][78], chữ Thúc Hổ[79], chữ nhỏ Hổ Độc, con Vương Bân. Cùng Tạ An đối kháng Hoàn Ôn, sau này Hoàn Ôn chết, ông cùng Tạ An nắm quyền.
            • Vương Việt Chi[80], con Vương Bưu Chi, Phủ quân tham quân
            • Vương Lâm Chi[80], con Vương Bưu Chi, Đông Dương thái thú
              • Vương Nột Chi, con Vương Lâm Chi, Ngự sử trung thừa
              • Vương Anh Ngạn[81], con gái Vương Lâm Chi, gả cho Ân Trọng Kham.
      • Vương Ngạn[13], con Vương Lãm, Trung hộ quân
      • Vương Sâm[13], con Vương Lãm, Quốc tử Tế tửu
        • Vương Lăng[82], con Vương Sâm, Dự Chương thái thú, Nghiễm Vũ tướng quân, bị Vương Đôn sai người sát hại.
        • Vương Khản[82], con Vương Sâm, Ngô quốc nội sử.
  • Vương Phương Khánh (? - 702), hậu duệ của Vương Hiệp (con thứ ba của Vương Đạo), Tể tướng Võ Chu, phong Thạch Tuyền Công
    • Vương Hi, chữ Quang Liệt, Phu Châu thứ sử, thừa tước Thạch Tuyền hầu
      • Vương ○, chữ Linh Quy,Định Châu thứ sử
        • Vương Nhu, thiện bộ viên ngoại lang 、Hoàng Châu thứ sử
          • Vương Mục, Kính Dương úy
          • Vương Nguyên Mậu, Vinh Châu thứ sử
            • Vương Chương, Tả vệ binh tào tham quân
          • Vương Toại, Nghi Hải quan sát sử
            • Vương Tân Phong, Bồng Châu thứ sử
            • Vương Quả, Phượng Tường phủ tham quân
          • Vương Trường Văn, Lễ tân sử
            • Vương Tảo, Đại lý thừa
            • Vương Sưởng, Thái tử chiêm sự
              • Vương Trọng Loan, Từ Châu tiết độ phán quan
            • Vương Hạo, Phúc Kiến quan sát thôi quan
            • Vương Thịnh, Minh Kinh cập đệ
            • Vương Thăng, Vũ dươngúy
        • Vương Rừng, Dương Châu thứ sử
          • Vương Tạo, Thái tử dụ đức
          • Vương Nãi, Truy Châu thứ sử
          • Vương Quỳ, Điện trung thiểu giam
          • Vương Mại, Truy Châu thứ sử
        • Vương Mộc,ngự sử trung thừa
        • Vương Hoài, ngự sử trung thừa
        • Vương Tế, thượng y phụng ngự
          • vương nguyên vĩnh, Lễ Châu tham quân
        • Vương Chiểu, Tập Châu thứ sử
        • Vương Nhuận, Hàng Châu biệt giá
          • Vương Kính Nguyên, tán kỵ thường thị
          • Vương Thích,thị ngự sử
          • Vương Cao, An Ấp úy
        • Vương Giản, Nhữ Châu trường sử
          • Vương Nguyên Thực, Phúc Kiến quan sát sử
          • Vương Nguyên Hội, Giáng Châu tư mã
          • Vương Thối Tư, Tấn Lăng thừa
      • Vương Sân, Thư Châu thứ sử
    • Vương Hối, chữ Quang Viễn,
    • Vương 曒, chữ Quang Phụ
      • Vương Sủng
      • Vương Tể, quốc tử ti nghiệp
        • Vương Tự Nguyên, Nhiêu Châu tham quân
    • Vương 晊, chữ Quang Tân, Giam sát điện trung thị ngự sử
    • Vương Diệp, Điện trung thị ngự sử
    • Vương 晙, chữ Quang Đình, Minh Uy tướng quân
    • Vương 暟, chữ Quang Phạm, Minh Uy tướng quân
    • Vương Hân, chữ Quang Nghiệp, Trung vương tư mã
    • Vương Vĩ, chữ Quang Tự, Vạn Châu tư mã
    • Vương Huy, chữ Quang Tự, An Hóa quận tư mã

Tham khảo

Chú thích