Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai

Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương là một trong 4 chiến trường chính của cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra trong giai đoạn 1942-1945 tại khu vực Philippines, Đông Ấn Hà Lan (ngoại trừ Sumatra), Borneo, Úc, Lãnh thổ New Guinea thuộc Úc (bao gồm cả quần đảo Bismarck), phần phía tây của quần đảo Solomon và một số vùng lân cận phụ thuộc. Cái tên Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương được lấy theo Bộ tư lệnh quân Đồng Minh, và thường được gọi đơn giản là "Khu vực Tây Nam Thái Bình Dương".

Khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, theo định nghĩa của Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ
Tuần dương hạm Canberra của Úc (bên trái) bảo vệ 3 tàu vận tải Đồng Minh (bên phải) đang đổ quân và phương tiện tại Tulagi
Quân Nhật rời tàu chiến, khoảng năm 1942

Trên mặt trận này, lực lượng của Đế quốc Nhật Bản đã chiến đấu chủ yếu với các lực lượng của Hoa Kỳ và Úc. Hà Lan, Philippines, Anh, México và một số lức lượng Đồng Minh khác rút về Úc hoặc New Guinea cũng có tham chiến tại đây. Trong hầu hết thời gian hai năm đầu tiên, người Nhật chiến đấu trên bộ phần lớn là với người Úc, còn trên không thì với không lực và trang bị của Hoa Kỳ. Vấn đề hậu cần thì được nhiều nước thực hiện.

Phần lớn quân đội Nhật tại mặt trận này là thuộc biên chế Nam Phương Quân, thành lập ngày 6 tháng 11 năm 1941, nằm dưới quyền Nguyên soái Terauchi Hisaichi, người đã ra lệnh tấn công và chiếm đóng các lãnh thổ của Đồng Minh ở Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương.

Ngày 30 tháng 3 năm 1942, Bộ tư lệnh Tây Nam Thái Bình Dương Đồng Minh (SWPA) đã được thành lập và Đại tướng Hoa Kỳ Douglas MacArthur được chỉ định làm Tổng tư lệnh Tối cao Đồng minh Khu vực Tây Nam Thái Bình Dương.[1] Mặt trận còn lại ở vùng Thái Bình Dương, Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai, do Đô đốc Chester Nimitz chỉ huy.

Các chiến dịch chính

Tham khảo

Chú thích
Tham khảo