Marc Márquez

Marc Márquez Alentà (sinh ngày 17 tháng 2 năm 1993) là một tay đua MotoGP người Tây Ban Nha. Anh là một trong những tay đua thành công nhất mọi thời đại. Tính đến năm 2020, Marquez đã 8 lần vô địch thế giới và sở hữu rất nhiều chiến thắng chặng. Anh cũng là tay đua nắm giữ hàng loạt các kỉ lục vô tiền khoáng hậu khó ai có thể phá vỡ.

Marc Márquez
Márquez trước mùa giải MotoGP 2021
Quốc tịchTây Ban Nha
Sinh17 tháng 2, 1993 (31 tuổi)
Cervera, Tây Ban Nha
Đội đua hiện tạiRepsol Honda
Số xe93
Thống kê sự nghiệp
Giải đua xe MotoGP
Mùa giải2013–
XeHonda
Vô địch6 (2013, 2014, 2016, 2017, 2018, 2019)
Mùa giải trước (2020)NC (0 pts)
Xuất phátChiến thắngPodiumPoleF. lapĐiểm
142599962592417
Giải đua xe Moto2
Mùa giải2011–2012
XeSuter
Vô địch1 (2012)
Mùa giải cuối cùng (2012)1st (328 pts)
Xuất phátChiến thắngPodiumPoleF. lapĐiểm
321625147579
125cc World Championship
Mùa giải2008–2010
XưởngKTM (2008–2009)
Derbi (2010)
Vô địch1 (2010)
Mùa giải cuối cùng (2010)1st (310 pts)
Xuất phátChiến thắngPodiumPoleF. lapĐiểm
461014149467

Trong suốt sự nghiệp của mình Marc Marquez chỉ sử dụng một số xe là số 93.

Sự nghiệp

2008-2010: Marquez thi đấu thể thức 125cc. Anh đoạt chức vô địch mùa giải 125cc 2010[1]

Márquez ở chặng đua MotoGP Cộng hòa Séc 2011 (thể thức Moto2)

2011-2012: Marquez thi đấu thể thức Moto2. Ở mùa giải 2011, khi anh đang còn cơ hội cạnh tranh chức vô địch thì Marquez bị chấn thương khi đua Practice GP Malaysia[2] khiến anh không thể đua chính chặng đua này và phải nghỉ luôn chặng đua cuối cùng của mùa giải, do đó phải từ bỏ cuộc đua vô địch và xếp thứ 2 chung cuộc.

Sang năm 2012, Marquez lại phải bỏ cuộc ở GP Malaysia. Nhưng anh vẫn kịp lên ngôi vô địch ở chặng đua ngay sau đó - GP Úc 2012[3]. Ở chặng đua cuối cùng GP Valencia, Marc Marquez đã chiến thắng dù chỉ xuất phát từ vị trí thứ 33 vì bị phạt bậc xuất phát do lỗi gây tai nạn khi đua Practice[4].

Márquez và Valentino Rossi ở chặng đua MotoGP Anh 2013

Mùa giải 2013: Marquez đã đoạt chức vô địch ngay ở mùa giải MotoGP đầu tiên của mình và lập kỷ lục tay đua trẻ nhất từng vô địch[5]. Trước đó thì Marquez cũng lập kỷ lục tay đua trẻ nhất chiến thắng MotoGP sau chiến thắng ở GP Americas[6]. Trong số 6 chiến thắng mà anh có được ở mùa giải này thì có chuỗi 4 chiến thắng liên tiếp ở giai đoạn giữa mùa giải. Đặc biệt hơn là Marquez đã lên podium ở mọi chặng đua mà anh cán đích. Chỉ có 2 lần số 93 không cán đích là ở Mugello (bỏ cuộc) và ở Philip Island (bị vẫy cờ đen[7]).

Márquez chiến thắng chặng đua MotoGP Americas 2014

Mùa giải 2014: Marquez khởi đầu mùa giải 2014 cực kỳ mạnh mẽ với chuỗi 10 chiến thắng liên tiếp[8], làm bàn đạp cho việc đoạt chức vô địch sớm trước 3 chặng đua[9]. Tuy nhiên phong độ của Marquez không ổn định ở những chặng đua cuối cùng, khi anh bỏ cuộc 1 lần (lại là ở GP Úc) và có 3 lần không lên podium.

Mùa giải 2015: Sự không ổn định này kéo sang cả mùa giải 2015. Xen kẽ giữa 5 chiến thắng là 6 lần Marquez phải bỏ cuộc, chưa kể các các kết quả không tốt khác khiến cho Marquez sớm từ bỏ tham vọng bảo vệ danh hiệu vô địch.

Đây cũng là mùa giải chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt của Marquez với thần tượng Valentino Rossi mà đỉnh điểm là xung đột ở chặng đua GP Malaysia, Vì nghĩ rằng Marquez cố tình giỡn mặt với mình nên Rossi đã đạp ngã Marquez và bị ăn phạt phải xuất phát từ vị trí cuối cùng ở chặng đua tiếp theo[10]. Cuối cùng thì cả Marquez và Rossi không ai đoạt được chức vô địch (người vô địch là Jorge Lorenzo)[11].

Mùa giải MotoGP 2016: Đối thủ chính của Marquez ở mùa giải này tiếp tục là hai tay đua của đội Yamaha là Rossi và Lorenzo. Marquez cũng chỉ có thêm được 5 chiến thắng như mùa giải trước, nhưng khác biệt ở chỗ là anh chỉ bỏ cuộc có 1 lần ở GP Úc-sau khi anh đã chính thức lên ngôi vô địch[12]. Trong khi phong độ của Rossi và Lorenzo thì hoàn toàn trái ngược-họ out rất nhiều. Marquez đã đoạt chức vô địch sớm trước 3 chặng đua bằng một chiến thắng ở GP Nhật Bản [13], đây là chặng đua mà cả Rossi và Lorenzo đo đường từ rất sớm.

Mùa giải 2017: Marc Marquez khởi đầu khá chậm chạp ở mùa giải 2017, chỉ có 1 chiến thắng (GP Americas[14]) nhưng bỏ cuộc 2 lần (GP Argentina[15] và GP Pháp). Sau khi hoàn thành chặng đua thứ 6 ở Italia, Marquez chỉ đứng thứ 4 trên BXH tổng, ngôi đầu bảng lúc này thuộc về Maverick Viñales. Cuộc đua vô địch của Marquez chỉ thực sự bắt đầu từ chặng đua sân nhà GP Catalunya (về nhì).

Cùng lúc này thì tay đua Andrea Dovizioso của đội đua Ducati vươn lên trở thành kình địch của Marquez trong suốt 3 năm (cho đến năm 2019). Marquez thường bị tay đua mang số 04 khuất phục ở các trường đua sở trường của Ducati. Song anh biết cách lấy lại lợi thế ở các trường đua khác. Nhờ đó mà cho dù Marquez bỏ cuộc nhiều hơn Dovizioso một lần và hai người có số chiến thắng bằng nhau (cùng 6 chiến thắng) nhưng Marquez vẫn có thể bảo vệ danh hiệu vô địch ở chặng đua cuối cùng GP Valencia[16] bởi có số lần lên podium vượt trội (tổng số lần lên podium của Marquez là 12, của Dovizioso chỉ là 8).

Márquez ở chặng đua MotoGP San Marino 2018

Mùa giải 2018: Ở mùa giải 2018 thì Dovizioso không có kết quả tốt ở 9 chặng đua đầu mùa giải, khi chỉ chiến thắng 1 và bỏ cuộc tới 3 lần. Do đó sức ép giành cho Marquez là không lớn như mùa giải trước và số 93 một lần nữa đã lên ngôi vô địch sớm trước 3 chặng đua-ở GP Nhật Bản[17]. Khi ăn mừng chức vô địch, Marquez bị trật khớp vai do bị đồng nghiệp ôm quá chặt[18].

Sau khi chính thức lên ngôi vô địch thì Marquez đã phải bỏ cuộc ở GP Úc do bị Johann Zarco tông vào đuôi xe[19]. Ở chặng đua cuối cùng của mùa giải GP Valencia, Marquez để ngã ở race-1 khi trời mưa, không thể tham gia race-2[20].

Một sự kiện đáng nhớ khác là việc Marquez đã gây ra một scandal lớn ở chặng đua GP Argentina, nơi anh bị phạt tới 3 lần, trong số đó có lỗi đẩy ngã Valentino Rossi[21].

Mùa giải 2019: Mùa giải 2019 thì Marquez có đồng đội mới là Jorge Lorenzo (thay Dani Pedrosa giải nghệ)[22], tuy nhiên bản thân Lorenzo cũng gặp nhiều vấn đề nên Marquez không gặp sự cạnh tranh nào từ người đồng đội từng có 3 lần vô địch MotoGP này.

Trong suốt mùa giải anh cũng chỉ phải bỏ cuộc 1 lần duy nhất ở Austin do để ngã xe khi đang dẫn đầu[23]. Sự cố này khiến cho mạch chiến thắng liên tục của Marquez ở Austin bị dừng lại. Mặc dù vậy thì nó không gây ảnh hưởng quá nhiều cho cuộc đua vô địch của Marquez bởi ở các chặng đua còn lại thì anh chỉ có về nhất (12 lần) hoặc nhì (6 lần). Với phong độ khủng khiếp đó thì Marquez dễ dàng đoạt chức vô địch sớm trước 4 chặng đua, sau chiến thắng ở GP Thái Lan[24].

Cũng phải nói thêm là ngoài Dovizioso thì mùa giải 2019 xuất hiện thêm một tay đua có thể làm khó Marquez là Fabio Quartararo.

Mùa giải 2020: Do Jorge Lorenzo xin hủy hợp đồng nên Honda lựa chọn giải pháp tạm thời là để cho người em trai Álex Márquez làm đồng đội của Marc Marquez[25].

Mùa giải này đánh dấu giai đoạn khó khăn nhất trong sự nghiệp của Marc Marquez khi anh đã bị gãy tay ngay ở chặng đua mở màn GP Tây Ban Nhatrường đua Jerez[26]. Marquez được phẫu thuật ngay lập tức và cố gắng trở lại thi đấu ở chặng đua thứ hai-GP Andalucia cũng ở Jerez-nhưng bất thành. Quãng thời gian sau đó Marquez còn bị tái phát chấn thương, phải lên bàn mổ rất nhiều lần cho nên anh phải nghỉ thi đấu trong phần còn lại của mùa giải.

Mùa giải MotoGP 2021: Marc Marquez chỉ có thể trở lại thi đấu từ chặng đua thứ 3-GP Bồ Đào Nha[27]. Do sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn nên anh không có được kết quả quá cao. Marquez có cơ hội chiến thắng ở cuộc đua trên đường ướt GP Pháp[28], sau khi thay xe thì anh đã có vị trí dẫn đầu, song lại để bị ngã. Đó cũng là lần bỏ cuộc đầu tiên trong chuỗi 3 chặng đua phải bỏ cuộc liên tiếp của số 93.

Mặc dù vậy, Marquez vẫn kịp giành chiến thắng ở hai chặng đua sở trường là chặng đua MotoGP Đức[29]chặng đua MotoGP Americas[30]. Marc Marquez có chiến thắng thứ 3 trong mùa giải ở chặng đua MotoGP Emilia Romagna sau khi Francesco Bagnaia bị ngã khi đang dẫn đầu. Tuy nhiên sau đó Marquez lại bị chấn thương khi đang tập luyện nên không thể tham gia chặng đua áp chót ở trường đua Algarve[31].

Cuộc sống cá nhân

Marc Marquez sinh ngày 17 tháng 2 năm 1993 ở thị trấn Cervera, Catalunya, Tây Ban Nha. Hiện anh vẫn đang sống ở đây. Marquez thường đội chiếc nón bảo hiểm Shoei có in hình một con kiến[32]. Đây là lý do anh có biệt danh là "Con kiến xứ Cervera".

Marquez chưa lập gia đình. Anh có một người em trai tên Álex Márquez cũng là một tay đua MotoGP[33]. Hiện hai anh em đang là đối thủ của nhau, cùng tranh tài ở giải đua MotoGP. Ngoài giải đua MotoGP, Marquez cũng thích tập luyện bằng xe motocross.

Tháng 9 năm 2018, Marquez cùng phái đoàn MotoGP có chuyến thăm Vatican và được diện kiến Giáo hoàng Francis[34].

Marquez là cổ động viên của câu lạc bộ Barcelona[35] và đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha.

Thống kê

Kết quả tổng hợp

NămGiải đuaXeĐội đuaSố xeChặngThắngPodiumPoleFLapĐiểmHạngVô địch
2008125ccKTM 125 FRRRepsol KTM 125cc931301006313th
2009125ccKTM 125 FRRRed Bull KTM Motorsport93160121948th
2010125ccDerbi RSA 125Red Bull Ajo Motorsport931710121283101st1
2011Moto2Suter MMXITeam CatalunyaCaixa Repsol9315711722512nd
2012Moto2Suter MMXIITeam CatalunyaCaixa Repsol9317914753281st1
2013MotoGPHonda RC213VRepsol Honda Team93186169113341st1
2014MotoGPHonda RC213VRepsol Honda Team9318131413123621st1
2015MotoGPHonda RC213VRepsol Honda Team931859872423rd
2016MotoGPHonda RC213VRepsol Honda Team9318512742981st1
2017MotoGPHonda RC213VRepsol Honda Team9318612832981st1
2018MotoGPHonda RC213VRepsol Honda Team9318914773211st1
2019MotoGPHonda RC213VRepsol Honda Team9319121810124201st1
2020MotoGPHonda RC213VRepsol Honda Team93100010NC
2021MotoGPHonda RC213VRepsol Honda Team93132302117*7th*
Tổng cộng21984137907534388

Kết quả hàng năm

NămGiải đuaXe12345678910111213141516171819HạngĐiểm
2008125ccKTMQATSPA
WD
POR
18
CHN
12
FRA
Ret
ITA
19
CAT
10
GBR
3
NED
Ret
GER
9
CZE
Ret
RSM
4
IND
6
JPN
Ret
AUS
9
MAL
WD
VAL13th63
2009125ccKTMQAT
Ret
JPN
5
SPA
3
FRA
Ret
ITA
5
CAT
5
NED
10
GER
16
GBR
15
CZE
8
IND
6
RSM
4
POR
Ret
AUS
9
MAL
Ret
VAL
17
8th94
2010125ccDerbiQAT
3
SPA
Ret
FRA
3
ITA
1
GBR
1
NED
1
CAT
1
GER
1
CZE
7
IND
10
RSM
1
ARA
Ret
JPN
1
MAL
1
AUS
1
POR
1
VAL
4
1st310
2011Moto2SuterQAT
Ret
SPA
Ret
POR
21
FRA
1
CAT
2
GBR
Ret
NED
1
ITA
1
GER
1
CZE
2
IND
1
RSM
1
ARA
1
JPN
2
AUS
3
MAL
DNS
VAL
WD
2nd251
2012Moto2SuterQAT
1
SPA
2
POR
1
FRA
Ret
CAT
3
GBR
3
NED
1
GER
1
ITA
5
IND
1
CZE
1
RSM
1
ARA
2
JPN
1
MAL
Ret
AUS
2
VAL
1
1st328
2013MotoGPHondaQAT
3
AME
1
SPA
2
FRA
3
ITA
Ret
CAT
3
NED
2
GER
1
USA
1
IND
1
CZE
1
GBR
2
RSM
2
ARA
1
MAL
2
AUS
DSQ
JPN
2
VAL
3
1st334
2014MotoGPHondaQAT
1
AME
1
ARG
1
SPA
1
FRA
1
ITA
1
CAT
1
NED
1
GER
1
IND
1
CZE
4
GBR
1
RSM
15
ARA
13
JPN
2
AUS
Ret
MAL
1
VAL
1
1st362
2015MotoGPHondaQAT
5
AME
1
ARG
Ret
SPA
2
FRA
4
ITA
Ret
CAT
Ret
NED
2
GER
1
IND
1
CZE
2
GBR
Ret
RSM
1
ARA
Ret
JPN
4
AUS
1
MAL
Ret
VAL
2
3rd242
2016MotoGPHondaQAT
3
ARG
1
AME
1
SPA
3
FRA
13
ITA
2
CAT
2
NED
2
GER
1
AUT
5
CZE
3
GBR
4
RSM
4
ARA
1
JPN
1
AUS
Ret
MAL
11
VAL
2
1st298
2017MotoGPHondaQAT
4
ARG
Ret
AME
1
SPA
2
FRA
Ret
ITA
6
CAT
2
NED
3
GER
1
CZE
1
AUT
2
GBR
Ret
RSM
1
ARA
1
JPN
2
AUS
1
MAL
4
VAL
3
1st298
2018MotoGPHondaQAT
2
ARG
18
AME
1
SPA
1
FRA
1
ITA
16
CAT
2
NED
1
GER
1
CZE
3
AUT
2
GBR
C
RSM
2
ARA
1
THA
1
JPN
1
AUS
Ret
MAL
1
VAL
Ret
1st321
2019MotoGPHondaQAT
2
ARG
1
AME
Ret
SPA
1
FRA
1
ITA
2
CAT
1
NED
2
GER
1
CZE
1
AUT
2
GBR
2
RSM
1
ARA
1
THA
1
JPN
1
AUS
1
MAL
2
VAL
1
1st420
2020MotoGPHondaSPA
Ret
ANC
DNS
CZE
AUT
STY
RSM
EMI
CAT
FRA
ARA
TER
EUR
VAL
POR
NC0
2021MotoGPHondaQAT
DOH
POR
7
SPA
9
FRA
Ret
ITA
Ret
CAT
Ret
GER
1
NED
7
STY
8
AUT
15
GBR
Ret
ARA
2
RSM
4
AME
1
EMI
1
ALR
VAL
6th*142*

* Mùa giải đang diễn ra

Tham khảo

Liên kết ngoài