Miên Đức

thân vương nhà Thanh

Miên Đức (tiếng Mãn: ᠮᡳᠶᠠᠨ ᡩᡝ, Möllendorff: miyan de,[1][2] chữ Hán: 綿德;[3] 21 tháng 8 năm 1747 - 17 tháng 11 năm 1786), Ái Tân Giác La, là Tông thất nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Miên Đức
綿德
Quận vương nhà Thanh
Hòa Thạc Định Thân vương
Tại vị1750 - 1776
Tiền nhiệmVĩnh Hoàng
Kế nhiệmMiên Ân
Thông tin chung
Sinh(1747-08-11)11 tháng 8, 1747
Mất17 tháng 11, 1786(1786-11-17) (39 tuổi)
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Miên Đức
(愛新覺羅 綿德)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụĐịnh An Thân vương
Vĩnh Hoàng
Thân mẫuY Lạp Lý thị

Cuộc đời

Miên Đức, còn được xưng là Miên Đức A ca[4] (tiếng Mãn: ᠮᡳᠶᠠᠨ ᡩᡝ
ᠠᡤᡝ
, Möllendorff: miyan de age),[5] sinh vào giờ Hợi, ngày 6 tháng 7 (âm lịch) năm Càn Long thứ 12 (1747), là con trai trưởng của Định An Thân vương Vĩnh Hoàng và là trưởng tôn của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.[6] Mẹ ông là Đích Phúc tấn Y Lạp Lý thị (伊拉里氏).[7] Năm Càn Long thứ 15 (1750), tháng 3, phụ thân ông qua đời, Càn Long Đế vô cùng tiếc nuối nên đặc ân cho ông kế tập tước vị của cha và được phong Định Thân vương (定親王).[8] Năm thứ 27 (1762), ông được lệnh mang theo trà rượu đến tế điện Vượng Trát Lặc (旺扎勒).[9] Năm thứ 34 (1769), ông được ban thưởng bộ dây cương ngựa màu kim hoàng.[10] Năm thứ 37 (1772), thì bị hàng tước xuống Định Quận vương (定郡王).[11] Năm thứ 40 (1775), tháng 1, Lệnh Ý Hoàng quý phi qua đời, ông được lệnh mặc tang phục để tang.[12] Tháng 12, Giản Khác Thân vương Phong Nột Hanh qua đời, ông được lệnh đến tế rượu trà.

Năm thứ 41 (1776), tháng giêng, do nhận hối lộ của quan viên nên ông bị cách tước,[13] trở thành Nhàn tản Tông thất,[14] tước vị sẽ do nhị đệ Miên Ân thế tập. Dụ chỉ:

Năm thứ 42 (1777), tháng 1, Sùng Khánh Hoàng thái hậu qua đời. Càn Long Đế muốn một Hoàng tôn theo đến Thái lăng hầu hạ liền hạ dụ chỉ:

Tháng 2, Miên Đức được phong Phụng ân Trấn quốc công (奉恩镇国公), phái đi trông coi Thái lăng.[15] Cùng năm, ông tạm thời chịu trách nhiệm quản lý các lăng tẩm.[16] Năm thứ 44 (1779), ông được ban thưởng Công phủ ở Tây Đan bài lâu (nay là số 33 Xiaoshihu Hutong).[17] Năm thứ 49 (1784), tháng giêng, trưởng tử Dịch Thuần sinh được hạ một người con trai, Càn Long Đế cực kì vui mừng vì được hưởng "Ngũ thế nhất đường",[18] do đó ông được tấn phong Bối tử.[19] Dụ chỉ viết:

Năm thứ 51 (1786), ngày 27 tháng 9 (âm lịch), giờ Mùi, ông qua đời, thọ 40 tuổi.

Gia đình

  • Nguyên phối: Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博爾濟吉特氏), con gái của Cố Luân Ngạch phò Sắc Bố Đằng Ba Lạc Châu Nhĩ, hôn phu của Cố Luân Hòa Kính Công chúa. Khi mất được gia ân chiếu theo lệ của Quận vương Phúc tấn xử lý.
  • Kế thất: Y Nhĩ Căn Giác La thị (伊尔根觉罗氏), con gái của Hòa Thạc Ngạch phò Phú Tăng Ngạch (富僧额), hôn phu của Quận chúa - con gái thứ 2 của Di Hiền Thân vương Dận Tường. Bà có một người chị gái là Kế Phúc tấn của Lý Đoan Thân vương Vĩnh Thành.
  • Con trai: Dịch Thuần (奕純; 1767 - 1816), mẹ là Kế Phu nhân Y Nhĩ Căn Giác La thị. Năm 1786 được phong Bối tử (貝子). Lấy cháu gái của Tát Tái (萨载), một đại thần thời Càn Long. Có ba con trai.

Tham khảo

Tài liệu