Michael E. Brown

Michael E. Brown (sinh 5 tháng 6 năm 1965) là một nhà thiên văn học người Mỹ, từng là giáo sư ngành khoa học hành tinh tại Học viện Công nghệ California (Caltech) từ năm 2003.[1] Đội của ông đã khám phá ra nhiều thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương (TNOs), nổi bật là hành tinh lùn Eris, vật thể TNO duy nhất được biết cho tới nay có khối lượng lớn hơn Sao Diêm Vương, gây ra một cuộc tranh luận về định nghĩa của một hành tinh.[2]

Michael E. Brown
Sinh5 tháng 6, 1965 (58 tuổi)
Huntsville, Alabama
Quốc tịchHoa Kỳ
Học vịĐại học Princeton,
UC Berkeley
Nổi tiếng vìKhám phá hành tinh lùn Eris và các thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương
Sách How I Killed Pluto and Why It Had It Coming
Phối ngẫuDiane Binney
Con cái1
Trang webwww.gps.caltech.edu/~mbrown/
Sự nghiệp khoa học
NgànhKhoa học hành tinh
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngChad Trujillo, Marc Kuchner, Megan Schwamb, Konstantin Batygin

Ông coi mình là người đã "hạ cấp Pluto",[3][4][5] bởi vì nó đã bị xếp loại lại thành hành tinh lùn sau khi ông khám phá ra Eris và một số hành tinh lùn khác ngoài Sao Hải Vương. Ông là tác giả của cuốn sách How I Killed Pluto and Why It Had It Coming, xuất bản năm 2010. Ông ấy đã được trao Giải Kavli (cùng với Jane X. Luu và David C. Jewitt) vào năm 2012 "vì đã khám phá và mô tả đặc điểm của Vành đai Kuiper và các thành viên lớn nhất của nó, công việc đã dẫn đến một bước tiến lớn trong sự hiểu biết về lịch sử của hệ hành tinh của chúng ta."

Công Việc

Phát hiện

Danh sách phát hiện tiểu hành tinh

Số và tênNgày phát hiệnĐội phát hiện
50000 Quaoar04 tháng 06 năm 2002danh sách[A]
65489 Ceto22 tháng 03 năm 2003danh sách[A]
(84719) 2002 VR12803 tháng 11 năm 2002danh sách[A]
90377 Sedna14 tháng 11 năm 2003danh sách[A][B]
90482 Orcus17 tháng 02 năm 2004danh sách[A][B]
(119951) 2002 KX1417 tháng 05 năm 2002danh sách[A]
(120178) 2003 OP3226 tháng 07 năm 2003danh sách[A][B]
120347 Salacia22 tháng 09 năm 2004danh sách[C][F]
(120348) 2004 TY36403 tháng 10 năm 2004danh sách[A][B]
(126154) 2001 YH14018 tháng 12 năm 2001danh sách[A]
(126155) 2001 YJ14020 tháng 12 năm 2001danh sách[A][D]
136108 Haumea28 tháng 12 năm 2004danh sách[A][B]
136199 Eris21 tháng 10 năm 2003danh sách[A][B]
136472 Makemake31 tháng 03 năm 2005danh sách[A][B]
(175113) 2004 PF11507 tháng 08 năm 2004danh sách[A][B]
(187661) 2007 JG4310 tháng 05 năm 2007danh sách[E][B]
(208996) 2003 AZ8413 tháng 01 năm 2003danh sách[A]
225088 Gonggong17 tháng 07 năm 2007danh sách[E][B]
229762 Gǃkúnǁʼhòmdímà17 tháng 07 năm 2007danh sách[E][B]
(250112) 2002 KY1419 tháng 05 năm 2002danh sách[A]
(305543) 2008 QY4025 tháng 08 năm 2008danh sách[E][B]
(307251) 2002 KW1417 tháng 05 năm 2002danh sách[A]
(307261) 2002 MS418 tháng 06 năm 2002danh sách[A]
(315530) 2008 AP12911 tháng 01 năm 2008danh sách[E]
(386096) 2007 PR4407 tháng 08 năm 2007danh sách[E]
(504555) 2008 SO26624 tháng 09 năm 2008danh sách[E][B]
(523597) 2002 QX4726 tháng 08 năm 2002danh sách[A]
(523618) 2007 RT1511 tháng 09 năm 2007danh sách[E][B]
(523629) 2008 SP26626 tháng 09 năm 2008danh sách[E][B]
(528381) 2008 ST29124 tháng 09 năm 2008danh sách[E][B]
Đồng phát hiện với:
A C. Trujillo · B D. L. Rabinowitz · C H. G. Roe
D Glenn Smith · E M. E. SchwambF K. M. Barkume

Tranh cãi Haumea

Đề xuất Hành tinh thứ chín

Vào tháng 1 năm 2016, Brown và nhà thiên văn học Konstantin Batygin ở Caltech, đã đề xuất sự tồn tại của Hành tinh thứ chín, một hành tinh chính giữa kích thước của Trái đất và Sao Hải Vương.[6] Hai nhà thiên văn học đã thực hiện một cuộc phỏng vấn được ghi lại, trong đó họ mô tả phương pháp và lý do của họ để đề xuất Hành tinh thứ chín vào ngày 20 tháng 1 năm 2016.[7]

Công việc khác

Năm 2010, Brown xuất bản How I Killed Pluto and Why It Had It Coming một cuốn hồi ký về những khám phá của ông và cuộc sống gia đình xung quanh.

Vinh danh, giải thưởng và tuyên dương

Brown đã có tên trong Danh sách nhân vật ảnh hưởng nhất trên thế giới năm 2006 do tạp chí Time bầu chọn.[8] Năm 2007, ông nhận được Giải thưởng Feynman hàng năm của Caltech, giải thưởng danh giá nhất về giảng dạy của Caltech. Tiểu hành tinh 11714 Mikebrown, được phát hiện vào ngày 28 tháng 4 năm 1998, được đặt theo tên ông nhằm vinh danh ông.[9] Năm 2012, Brown được trao Giải thưởng Kavli về Vật lý thiên văn.[10]

Đời sống cá nhân

Brown kết hôn với Diane Binney vào ngày 1 tháng 3 năm 2003.[11] Họ có với nhau một con gái.[12]

Xem thêm

Chú thích tham khảo

Chú thích
Tham khảo

Liên kết ngoài