Never Gonna Give You Up

bài hát được sáng tác bởi Stock Aitken Waterman và thu âm bởi Rick Astley, phát hành năm 1987

"Never Gonna Give You Up" là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Anh quốc Rick Astley nằm trong album phòng thu đầu tay của ông, Whenever You Need Somebody (1987). Nó được phát hành vào ngày 27 tháng 7 năm 1987 như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album bởi RCA Records, đồng thời là đĩa đơn đầu tay chính thức trong sự nghiệp của Astley. Bài hát được đồng viết lời và sản xuất bởi Mike Stock, Matt Aitken và Pete Waterman thuộc đội sản xuất Stock Aitken Waterman, những người cũng tham gia quá trình sáng tác ở hầu hết những bản nhạc từ album. "Never Gonna Give You Up" là một bản dance-pop kết hợp với những yếu tố từ blue-eyed soul mang nội dung đề cập đến một chàng trai và một cô gái đã có tình cảm lẫn nhau nhưng lại không thể thổ lộ với đối phương, nhưng chàng trai khẳng định rằng anh sẽ không từ bỏ cơ hội này. Nguồn cảm hứng cho bài hát được xuất phát từ một đoạn hội thoại giữa Waterman và Astley về cảm xúc của Waterman sau khi gặp lại một cô gái sau nhiều năm.

"Never Gonna Give You Up"
yes
Bài hát của Rick Astley từ album Whenever You Need Somebody
Phát hành27 tháng 7 năm 1987 (1987-07-27)
Định dạng
Thu âm1986-1987
Thể loại
Thời lượng
  • 3:35 (bản album)
  • 3:32 (7" Vocal phối)
  • 3:30 (bản không lời)
Hãng đĩaRCA
Sáng tác
  • Mike Stock
  • Matt Aitken
  • Pete Waterman
Sản xuấtStock Aitken Waterman
Video âm nhạc
"Never Gonna Give You Up" trên YouTube

Sau khi phát hành, "Never Gonna Give You Up" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao giai điệu bắt tai và nhấn mạnh nó như là một điểm nhấn nổi bật từ Whenever You Need Somebody. Ngoài ra, bài hát còn gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm chiến thắng tại giải Brit năm 1988 cho Đĩa đơn Anh quốc của năm. "Never Gonna Give You Up" cũng tiếp nhận những thành công ngoài sức tưởng tượng về mặt thương mại với việc đứng đầu các bảng xếp hạng ở 25 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm nhiều thị trường lớn như Úc, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh, nơi bài hát trở thành đĩa đơn bán chạy nhất năm 1987, và lọt vào top 10 ở tất cả những quốc gia nó xuất hiện. Tại Hoa Kỳ, "Never Gonna Give You Up" đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong hai tuần liên tiếp, trở thành đĩa đơn quán quân đầu tiên của Astley tại đây.

Video ca nhạc cho "Never Gonna Give You Up" được đạo diễn bởi Simon West, trong đó bao gồm những cảnh Astley hát ở nhiều bối cảnh khác nhau, bao gồm một câu lạc bộ vắng vẻ, nơi anh động viên tinh thần cho một nhân viên pha chế tại đây. Để quảng bá bài hát, nam ca sĩ đã trình diễn nó trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm The Roxy, Top Of The Pops và giải Brit năm 1988, cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của ông. Được ghi nhận là bài hát trứ danh trong sự nghiệp của Astley, "Never Gonna Give You Up" đã được hát lại và sử dụng làm nhạc mẫu bởi nhiều nghệ sĩ, như Kylie Minogue, Barry Manilow, Ashley Tisdale và Travie McCoy, cũng như xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, bao gồm Angry Birds, Bumblebee, Doctor Who, Happy Feet TwoThe Lego Batman Movie. Ngoài ra, video âm nhạc cho bài hát đã trở thành nền tảng cho hiện tượng Internet "Rickrolling", dẫn đến việc nó cũng thường được gọi là "Bài hát Rickroll". Rickroll là một hiện tượng mạng Internet đã ra đời được hơn 10 năm và dựa trên một hiện tượng mạng khác Internet khác có tên là "Duckroll". Những người muốn "Rickroll" người khác thì sẽ tạo một đường link kích thích sự tò mò của người khác trong 1 cái website hoặc một video trên youtube. Vào năm 2006, Erik Helwig đã dùng ca khúc này một cách ngẫu hứng để chọc phá đài radio tại Michigan trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Đến tháng 5/2007, một bài viết giới thiệu preview game GTA IV sắp ra mắt vào thời điểm đó với đường link dẫn về bài hát Never gonna give you up khiến cộng đồng fan GTA khá tức giận vì bị lừa nhưng cũng buồn cười vì bài hát khá vui nhộn. Từ đó hiện tượng mạng Internet mang tên Rick roll bắt đầu lan rộng và trở nên phổ biến. Trò đùa này nổi tiếng tới mức những trang web hay công ty lớn sử dụng "Rickroll" ra để trêu đùa nhau. Đặc biệt vào ngày Cá tháng Tư năm 2008, tất cả những video "recommended" trên trang chủ YouTube đều là "Rickroll" đã khiến cả triệu người dùng Youtube bị đánh lừa. Cũng vào năm 2008, màn "Rickroll" lớn nhất đã diễn ra khi Rick Astley xuất hiện và Lipsync bài hát nổi tiếng của mình trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân thành phố New York, Mỹ trong buổi diễu hành của nhà bán lẻ Macy’s trong ngày lễ tạ ơn. Kể từ đó, hiện tượng mạng Internet "Rickroll" trở nên rất phổ biến và được rất nhiều công ty giải trí và Youtuber sử dụng, và cũng là một hiện tượng mạng lâu đời nhất.

Ngày 28 tháng 7 năm 2021, video ca nhạc cho "Never Gonna Give You Up" đạt 1 tỉ lượt xem trên Youtube.[4]

Danh sách bài hát

Đĩa 7"[5]

  1. "Never Gonna Give You Up" (7" Vocal phối) – 3:32
  2. "Never Gonna Give You Up" (không lời) – 3:30

Đĩa 12" tại châu Âu và Anh quốc[6]

  1. "Never Gonna Give You Up" (Cake phối) – 5:48
  2. "Never Gonna Give You Up" (không lời) – 3:30
  3. "Never Gonna Give You Up" (7" Vocal phối) – 3:32

Xếp hạng

Xếp hạng cuối năm

Bảng xếp hạng (1987)Vị trí
Belgium (Ultratop 50 Flanders)[32]7
Denmark (IFPI)[33]11
Europe (European Hot 100 Singles)[17]4
France (IFOP)[34]14
Germany (Official German Charts)[35]14
Italy (FIMI)[19]13
Netherlands (Dutch Top 40)[36]6
Netherlands (Single Top 100)[37]5
Switzerland (Schweizer Hitparade)[38]20
UK Singles (Official Charts Company)[39]1
Bảng xếp hạng (1988)Vị trí
Australia (ARIA)[40]8
Canada (RPM)[41]2
New Zealand (Recorded Music NZ)[42]15
South Africa (Springbok Radio)[43]1
US Billboard Hot 100[44]4
US Adult Contemporary (Billboard)[44]8
US Hot Dance Club Songs (Billboard)[44]6

Xếp hạng thập niên

Bảng xếp hạng (1980-89)Vị trí
Netherlands (Dutch Top 40)[45]77
UK Singles (Official Charts Company)[46]35

Xếp hạng mọi thời đại

Bảng xếp hạngVị trí
UK Singles (Official Charts Company)[47]224
US Billboard Hot 100[48]449

Chứng nhận

Quốc giaChứng nhậnDoanh số
Úc (ARIA)[49]Vàng35.000^
Canada (Music Canada)[50]Vàng50.000^
Đan Mạch (IFPI Đan Mạch)[51]Vàng45.000
Pháp (SNEP)[53]Bạc267,000[52]
Đức (BVMI)[54]Vàng500.000^
Hà Lan (NVPI)[55]Bạch kim100.000^
Thụy Điển (GLF)[56]Vàng25.000^
Anh Quốc (BPI)[57]Bạch kim1,120,270[47]
Hoa Kỳ (RIAA)[58]Vàng500.000^

* Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ.
^ Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài