Ngô Mạnh Lân

Ngô Mạnh Lân (9 tháng 11 năm 1934 – 15 tháng 9 năm 2021) là một nhà đạo diễn, biên kịch và là nhà nghiên cứu phim hoạt hình Việt Nam. Nổi tiếng với nhiều bộ phim hoạt hình như Mèo con, Con sáo biết nói, Chuyện ông Gióng, Thạch Sanh. Ông được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1997giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

Nghệ sĩ Nhân dân
Ngô Mạnh Lân
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Ngô Mạnh Lân
Ngày sinh
(1934-11-09)9 tháng 11, 1934
Nơi sinh
Thanh Trì, Hà Nội
Mất
Ngày mất
15 tháng 9, 2021(2021-09-15) (86 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Vợ
Phan Ngọc Lan
Con cái
  • Ngô Phương Lan
    Ngô Phương Ly
    Ngô Lê
  • Ngô Lâm
Học vịTiến sĩ
Học hàmPhó Giáo sư
Lĩnh vực
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhất
Danh hiệu
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1962 – 1994
Đào tạoĐại học Quốc gia Điện ảnh Liên Xô
Thể loạiPhim hoạt hình
Quản lýHãng phim hoạt hình Việt Nam
Tác phẩm
Sự nghiệp hội họa
Đào tạoTrường Mỹ thuật Việt Nam
Thể loại
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2007
Văn học nghệ thuật

Tiểu sử

Ngô Mạnh Lân sinh ngày 9 tháng 11 năm 1934 tại Thanh Trì, Hà Nội.[1][2] Ông qua đời vào ngày 15 tháng 9 năm 2021 tại Hà Nội, hưởng thọ 87 tuổi, ông được an táng tại Nghĩa trang Lạc Hồng Viên, tỉnh Hòa Bình.[3][4]

Sự nghiệp

Ông đến với mỹ thuật từ sớm. Năm 1950, khi mới 16 tuổi, ông tham gia khoá học đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc (1950 – 1954) do họa sĩ Tô Ngọc Vân phụ trách. Tốt nghiệp, ông vào phục vụ trong quân đội, từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và có nhiều ký họa kháng chiến.[1]

Hoà bình lập lại, năm 1956, ông được cử đi học khoa Đạo diễn hoạt hình tại Đại học Quốc gia Điện ảnh Liên Xô. Tốt nghiệp năm 1962, ông trở về nước làm việc tại Xưởng phim Hoạt họa búp bê Việt Nam, nay là Hãng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1963, ông cho ra mắt bộ phim hoạt hình đầu tiên mang tên Một ước mơ. Những bộ phim sau đó của ông ghi nhiều dấu ấn với công chúng và đạt nhiều giải thưởng như: Dế Mèn phiêu lưu ký, Chuyện ông Gióng, Trê cóc, Con sáo biết nói, Những chiếc áo ấm, Thạch Sanh, Rừng hoa, Bộ đồ nghề nổi giận, Bước ngoặt, Phép lạ hồi sinh,... Với những tác phẩm này ông đã giành tổng cộng 3 giải Bông sen vàng, 4 giải Bông sen bạc, nhiều bằng khen của Ban giám khảo tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam và một số giải thưởng quốc tế như Bồ nông Bạc tại Liên hoan phim Hoạt hình quốc tế ở Mamaia (România) năm 1966 cho phim Mèo Con, Bồ câu Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức (1970) cho phim Chuyện ông Gióng. Với tổng cộng 17 bộ phim được thực hiện, ông là một trong những nghệ sĩ hàng đầu trong ngành điện ảnh hoạt hình Việt Nam. Ông từng giữ cương vị giám đốc Hãng phim hoạt hình Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và giảng dạy về hoạt hình.[5][6]

Ngoài công việc đạo diễn, ông còn là một họa sĩ, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam (1982). Ông đã vẽ nhiều ký hoạ, tranh sơn dầu, hoạt hình, tranh cổ động, bìa tem, bìa sách, truyện tranh. Ông đã thực hiện hai cuộc triển lãm, lần đầu là vào năm 1971, lần thứ hai là vào tháng 11 năm 2006. Năm 1977, ông cùng với nhà biên kịch Trần Ngọc Thanh đi sâu vào nghiên cứu những cơ sở nghệ thuật của phim hoạt hình và bước phát triển của phim hoạt hình Việt Nam, cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Phim hoạt hình Việt Nam dày trên 300 trang, do Nhà xuất bản văn hóa xuất bản năm 1977. Ngoài ra ông còn xuất bản một số cuốn sách về nghệ thuật hoạt hình năm 1999. Tháng 3 năm 2007, Nhà xuất bản Mỹ thuật phát hành cuốn sách Ngô Mạnh Lân - chặng đường mỹ thuật 50 năm. Ông đã nhận được 6 giải thưởng về mỹ thuật (1 giải A triển lãm đồ họa - Hội nghệ sĩ tạo hình; 1 giải quốc gia về minh họa sách thiếu nhi - Bộ Giáo dục và Đào tạo và UNICEF; 2 giải nhất và 2 giải nhì về triển lãm áp phích - Bộ Văn hóa Thông tin). Ông còn tham gia giảng dạy tại trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.[1]

Ông tốt nghiệp Phó tiến sĩ Nghệ thuật năm 1984 tại Liên Xô, cùng năm ông được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Ông cũng đã được trao tặng học hàm Phó giáo sư (1991) và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1997. Năm 2007, ông nhận Giải thưởng Nhà nước cho các tác phẩm: Mèo con, Chuyện ông Gióng, Con sáo biết nói, Những chiếc áo ấm, Trê cóc.[1]

Ngô Mạnh Lân là một trong các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam có mặt trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô.[7] Năm 2008, ông là một trong 11 nghệ sĩ điện ảnh được tôn vinh trong lễ kỉ niệm 55 năm thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.

Đánh giá

Tác phẩm

Phim hoạt hình

Bức thư của nhạc sĩ Hoàng Việt – nhà soạn nhạc cho phim Mèo con gửi đạo diễn Ngô Mạnh Lân trước lúc lên đường vào Nam chiến đấu.
NămPhim(Đồng) đạo diễnBiên kịchSản xuấtNguồn
1963Một ước mơXPHHVN
1965Mèo conNguyễn Thế Hội[8][9]
1967Con sáo biết nóiTất Vinh[10][11]
1968Những chiếc áo ấmVõ Quảng[12]
1970Chuyện ông GióngTô Hoài[13]
1972Lời đáng yêu nhấtVăn Biển[12]
1973Rồng lửa Thăng LongPhan Trọng Quang, Ngọc Phương[14]
1974Rừng hoaTrần Ngọc Thanh[15]
1976Bàn tay khổng lồNSND Trương QuaNguyễn Tường, NSND Trương Qua[16]
Thạch SanhTô Hoài[17]
1978Bộ đồ nghề nổi giậnNSND Phạm Minh TríTrần Quan Hùng[18]
1982Bước ngoặt
1993Trê Cóc
1994Phép lạ hồi sinh

Tranh

Ký hoạ
  • Bộ đội
  • Nữ dân quân
  • Mặt trận Điện Biên Phủ
  • Chuẩn bị đánh đồn A1
  • Quân và dân Nam Định đắp đê chống lụt
Tranh sơn dầu
  • Ngày tiếp quản
  • Chiến sĩ Điện Biên
  • Nữ dân quân ngoại thành
  • Bà lão nông thôn Nga
  • Chiều vàng
  • Bên bìa rừng (1957)
  • Cảnh làng Tarutxa (1957)
  • Nắng cuối hè (1959)
  • Nhà thờ Sain Isaac (1959)

Sách

Truyện tranh
Nghiên cứu
  • Phim hoạt họa Việt Nam - Ngô Mạnh Lân, Trần Ngọc Thanh, Nhà xuất bản Văn Hoá (1977).
  • Hoạt hình nghệ thuật thứ tám: Vài nét về sự phát triển của nghệ thuật hoạt hình thế giới và hoạt hình Việt Nam - Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin (1999).

Ngoài ra ông còn là tác giả minh họa nhiều bìa sách, tranh cổ động, và là tác giả của 2 bộ tem mang tên Kỷ niệm những ngày lịch sử của đất nướcQuan Âm Thị Kính.[19]

Thành tựu

Danh hiệu

Học vị/ Học hàm/ Huân chương

Giải thưởng

NămLễ trao giảiHạng mụcTác phẩmKết quảNguồn
1966Liên hoan phim hoạt hình quốc tế I tại MamaiaPhim hoạt hìnhMèo conBồ nông bạc
1967Liên hoan phim quốc tế FrankfurtBằng khen[23]
1970Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1Bông sen vàng[8][9]
Con sáo biết nóiBông sen vàng[10][11]
Những chiếc áo ấmBông sen bạc[12]
1971Liên hoan phim tài liệu và hoạt hình quốc tế LeipzigChuyện ông GióngBồ câu vàng[13]
1973Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2Bông sen vàng
Lời đáng yêu nhấtBằng khen[12]
1975Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3Rừng hoaBông sen bạc[15]
1977Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4Thạch SanhBằng khen[17]
1980Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5Bộ đồ nghề nổi giậnBằng khen[18]

Đời tư

Ông là người bạn đời của nữ diễn viên điện ảnh Phan Ngọc Lan, là diễn viên khóa đầu tiên của Trường Điện ảnh Việt Nam. Ngô Mạnh Lân gặp Ngọc Lan tại Moskva khi bà tham gia dự Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1961, lúc này ông là lưu học sinh tại trường VGIK.[25] Hai ông bà kết hôn cuối năm 1962 và có được 4 người con mang tên Ngô Phương Lan, Ngô Phương Ly, Ngô Lê, Ngô Lâm. Người con gái cả Ngô Phương Lan hiện nay là tiến sĩ, nhà lý luận điện ảnh – nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam.[26][27] Cháu ngoại đầu của ông là đạo diễn Đinh Tuấn Vũ.[28][29]

Chú thích

Nguồn

Liên kết ngoài