Người Thổ (Trung Quốc)

Người Thổ (Tiếng Trung: 土族 (Thổ tộc), hay 土昆 (Thổ côn)), Bạch Mông Cổ/Sát Hấn Mông Cổ Nhĩ (Chagan Mongol) (察罕蒙古尔) hay Mông Cổ Nhĩ (蒙古尔), là một trong 56 dân tộc được công nhận chính thức tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khái niệm "dân tộc Thổ" mới được tạo ra trong thập niên 1950 cho nên tên gọi còn nhiều tranh luận. Dân tộc này không có liên hệ nào với người Thổ tại Việt Nam.

("Người Thổ"/"Người Monguor")
Một điệu nhảy với mặt nạTên khác:
Đông Hồ (Tây Hạ), Tiên Ti, "Bạch Mông Cổ" và ("Chaghan Monguor")
Tổng dân số
241.198 (Thống kê năm 2000)
Khu vực có số dân đáng kể
Trung Quốc: Thanh HảiCam Túc
Ngôn ngữ
Tiếng Thổ
Tôn giáo
Hoàng giáo phái Phật giáo (hay Phật giáo Tây Tạng), Đại giáo và Shaman giáo
Sắc tộc có liên quan
Người Mông Cổ

Tổng dân số của dân tộc này là 241.198 theo thống kê năm 2000, họ sinh sống chủ yếu tại hai tỉnh Thanh HảiCam Túc. Tiếng Thổ thuộc nhóm ngôn ngữ Mông Cổ và điều này khiến họ trở nên khác biệt so với những người Hán và người Tạng láng giềng. Hiện nay gần như toàn bộ người Thổ sử dụng tiếng Hán. Người Thổ hiện nay chủ yếu làm nông dân, một số người có một ít vật nuôi. Văn hóa và tổ chức xã hội của người Thổ chịu ảnh hưởng đáng kể của Khổng giáo. Tôn giáo của người Thổ phản ánh các yếu tố của Phật giáo Tây Tạng, Khổng giáo, Shaman giáo và các tín ngưỡng bản địa.

Nguồn gốc dân tộc

Lịch sử dân tộc Thổ vẫn còn đang được tranh luận. Có ý kiến cho rằng tổ tiên của dân tộc có quan hệ với người Tiên Ti.[1] Các tài liệu tham khảo tiếng Trung về dân tộc "Thổ" (Tu) xuất phát từ tên gọi của Hãn "Tuyühu", con trai cũ của vua Mộ Dung Tiên Ti và đã tách ra để thực hiện cuộc đại di cư về phía tây từ phía đông bắc năm 284 CN. Âm cuối của Tuyühu, phát âm hiện đại là "hun", được phát âm là "hu" trong tiếng Hán cổ đại. Các tham chiếu hiện đại của tên ông được viết là "Tuyuhun" ở Trung Quốc còn tại phương Tây nên được viết là " Tuyühu ".[2][3] Tên gọi "Thổ" rất có thể khiến liên tưởng đến ý nghĩa chỉ "người bản địa" với hàm ý khinh miệt hoặc với một ý nghĩa khác là "đất"

Tên gọi Mông Cổ Nhĩ ("Monguor") trong truyền thông phương Tây xuất phát từ việc những người này tự gọi mình là "Chaghan Monguor" (hay "Bạch Mông Cổ"). Tên gọi này xuất phát từ Mộ Dung Tiên Ti, Hãn Tuyühu đã tách khỏi bộ tộc và được sử sách đề cập là "Bạch phân".[4][5][6] Từ "Monguor" được sử dụng lần đầu tiên bởi các nhà truyền giáo châu Âu, Smedt và Mosaert, họ đã nghiên cứu tiếng Tiên Ti và biên saonj từ điển Tiên Ti-Pháp vào đầu thê kỷ 20.[7][8][9][10]

Chú thích

Đọc thêm

Liên kết ngoài

🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng