Nguyễn Viết Nhung

Nguyễn Viết Nhung (sinh ngày 1 tháng 6 năm 1962) là một bác sĩ chuyên ngành lao và các bệnh về phổi người Việt Nam, nguyên giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia.[1] Không chỉ là một phó giáo sư, tiến sĩ trong chuyên ngành lao, phổi, ông còn được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.[2]


Nguyễn Viết Nhung
Sự nghiệp khoa học
NgànhLao và Bệnh phổi
Nơi công tácBệnh viện Phổi Trung ương
Chức vụ
Nhiệm kỳ2017 – nay
Tiền nhiệmĐinh Ngọc Sỹ
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương
Nhiệm kỳ2013 – 2022
Tiền nhiệmĐinh Ngọc Sỹ
Kế nhiệmĐinh Văn Lượng
Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam
Nhiệm kỳ2012 – 2017
Chủ tịchĐinh Ngọc Sỹ
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1 tháng 6, 1962 (61 tuổi)
Nghề nghiệpBác sĩ
Dân tộcKinh
Học vấnGiáo sư, Tiến sĩ
Quê quánLũng Hòa, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Giải thưởngGiải thưởng Hồ Chí Minh

Cuộc đời

Nguyễn Viết Nhung sinh ngày 1 tháng 6 năm 1962, quê quán tại xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Lao và Bệnh phổi tại Trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1985. Sau khi hoàn thành bác sĩ nội trú vào năm 1988, ông trở thành bác sĩ điều trị tại Viện Lao và Bệnh Phổi thuộc Bộ môn Lao của Trường Đại học Y Hà Nội. Từ năm 1991, ông đảm nhiệm vai trò Thư ký của Chương trình Ung thư Phổi Quốc gia. Đến năm 1996, ông sang Cộng hòa Séc và bắc đầu làm nghiên cứu sinh tại Đại học Karl tại Praha. Năm 2000, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Sinh học và Bệnh lý học tế bào và về nước tiếp tục công tác điều trị tại Viện Lao và Bệnh phổi.[3]

Từ năm 2002 đến 2007, ông trải qua nhiều chức vụ như Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó ban thường trực Ban phòng chống tác hại thuốc lá của Viện Lao và Bệnh phổi, chuyên viên Ban phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia (VINACOSH), Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Trưởng văn phòng Dự án phòng chống lao Quốc gia của Bệnh viện Phổi Trung ương.

Năm 2007, Nguyễn Viết Nhung được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương kiêm Phó chủ nhiệm thường trực Chương trình Chống lao Quốc gia. Năm 2012, ông trở thành một trong các Phó chủ tịch Hội Chống lao và Bệnh phổi Việt Nam (nay là Hội Phổi Việt Nam). Đến năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương kiêm Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia. Cũng trong năm này, ông được nhà nước Việt Nam công nhận chức danh Phó giáo sư ngành Y. Năm 2017, ông trở thành Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam.

Từ khi bắt đầu công việc tại Viện Lao và Bệnh phổi, ông đã liên tục nghiên cứu chuyên sâu về căn bệnh lao nói riêng và các bệnh về phổi nói chung. Ông không chỉ là tác giả, chủ biên của nhiều cuốn sách chuyên khảo, tham khảo hay hướng dẫn về việc quản lý, điều trị bệnh về phổi ở Việt Nam mà còn tham gia biên soạn nhiều sách chuyên ngành của WHO. Bên cạnh biên soạn sách, ông còn cho ra đời hàng trăm bài nghiên cứu về các đề tài liên quan đến bệnh phổi, rất nhiều trong số đó được công bố trên các tạp chí Khoa học, Y học có tiếng trên thế giới.

Ngày 15 tháng 11 năm 2023, hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Ngọc Thành đã ký quyết định thành lập Khoa Y và kiện toàn bộ máy nhân sự lâm thời, bổ nhiệm Chủ nhiệm Bộ môn Phổi của Đại học Quốc gia Hà Nội là Nguyễn Viết Nhung làm Chủ nhiệm Khoa Y. Đến ngày 20, trường đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập khoa và bổ chiệm Chủ nhiệm khoa.

Tác phẩm

Công trình khoa học

Tạp chí quốc tế

Một số nghiên cứu tiêu biểu hoặc nghiên cứu do Nguyễn Viết Nhung là tác giả chính được đăng trên tạp chí quốc tế
NămTên đề tàiTạp chí công bố đầu tiênNguồn
1998Biểu hiện của gen nm 23 trong ung thư biểu mô phổiCeskoslovenska Patologie[4]
1999Cytokeratins và ung thư biểu mô phổi[5]
Biểu hiện của p53, p21 và bcl-2 trong tiên lượng ung thư biểu mô phổi[6]
2000CD44 và biến thể ghép nối v6 trong ung thư biểu mô phổi: liên quan đến NCAM, CEA, EMA và UP1 và ý nghĩa tiên lượngNeoplasma[7]
Biểu hiện của cyclin D1, Ki-67 và PCNA trong ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: ý nghĩa tiên lượng và so sánh với p53 và bcl-2Acta Histochemica[8]
2010Điều tra quốc gia về tỷ lệ mắc bệnh lao ở Việt NamBản tin của Tổ chức Y tế Thế giới (en)[9]
2013Điều tra tiếp xúc hộ gia đình đối với bệnh lao ở Việt NamTrials[10]
2014Lao trẻ em ở miền Bắc Việt Nam: Đánh giá 103 trường hợpPLoS ONE[11]
Đa hình của SP110 có liên quan đến cả lao phổi và lao ngoài phổi ở người Việt Nam[12]
2015Đồng nhiễm lao và HIV tập trung vào khu vực châu Á-Thái Bình DươngTạp chí quốc tế về Bệnh truyền nhiễm[13]
Điều tra quốc gia lần thứ 4 về kháng thuốc chống lao tại Việt NamTạp chí quốc tế về Bệnh lao và bệnh phổi[14]
Tỷ lệ và đặc điểm bệnh nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người không hút thuốc tại Việt Nam và IndonesiaRespirology (Carlton, Vic.).[15]
2018Điều tra liên hệ hộ gia đình để phát hiện bệnh lao ở Việt NamTạp chí Y học New England (en)[16]
Đo lường chi phí thảm khốc do bệnh lao ở Việt NamTạp chí quốc tế về Bệnh lao và bệnh phổi[17]

Tạp chí trong nước

Một số nghiên cứu tiêu biểu hoặc nghiên cứu do Nguyễn Viết Nhung là tác giả chính được đăng trên tạp chí trong nước
NămTên đề tàiTạp chíNguồn
1991Nhân 1 trường hợp nấm phổi AspergillusNội san Lao và Bệnh phổi[18]
1996Tổng kết nghiên cứu dịch tễ và điều tra bệnh ung thư phổi nguyên phátTổng hội Y học: Áp dụng khoa học kỹ thuật vào phòng chống ung thư phổi ở Việt Nam
2005Nghiên cứu chức năng thông khí phổi trên 200 người có nguy cơ cao mắc COPDTạp chí Y học thực hành[19]
Kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật SPECT với MIBI Tc 99mm vào chẩn đoán các đám mờ ở phổi[20]
2008Chương trình điều trị phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh phổi mãn tínhTạp chí Y dược học quân sự[21]
2011Giải pháp cho quản lý Hen và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt NamTạp chí Lao và Bệnh phổi[22]
2012Các bằng chứng lâm sàng về tác hại của thuốc lá và định hướng phòng chống tác hại của thuốc láTạp chí Lập pháp[23]

Sách

NămTên sáchVai tròThể loạiNhà xuất bảnNguồn
Tiếng Việt
2012Phục hồi chức năng hô hấpTác giảChuyên khảoNhà xuất bản Y học
Chiến lược thực hành sức khỏe phổi
2013Hướng dẫn chẩn đoán bệnh lao sử dụng kỹ thuận Gene Xpert MTB/RIFTham giaHướng dẫnBộ Y tế
2014Hướng dẫn hoạt động chuyển tuyến trong chiến lược thực hành xử lý tốt bệnh hô hấp-PAL
2015Hướng dẫn phối hợp quản lý lao trẻ em giữa cơ sở y tế nhi khoaChủ biênHướng dẫnNhà xuất bản Y học
2016Cẩm nang hướng dẫn thuốc điều trị laoĐồng chủ biênNhà xuất bản Thanh niên
2017Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn laoChủ biênBộ Y tế
2018Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhTham gia[24]
2019Từ điển bệnh học phổi và laoĐồng chủ biênTừ điểnNhà xuất bản Y học[25]
2021Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc trung mô đồng loài từ mô dây rốnChuyên khảoNhà xuất bản Y học[26]
Tiếng Anh
2011Ưu tiên trong nghiên cứu hoạt động để cải thiện chăm sóc và kiểm soát bệnh laoTham giaChuyên khảoWHO[27]
2013Việc sử dụng bedaquiline trong điều trị bệnh lao đa kháng thuốc: hướng dẫn chính sách tạm thờiChuyên khảo[28]
2014Hướng dẫn chương trình chống lao quốc gia về quản lý bệnh lao trẻ emHướng dẫn[29]
2015Khung hành động toàn cầu cho nghiên cứu bệnh lao nhằm hỗ trợ cho trụ cột thứ ba trong chiến lược chấm dứt bệnh lao của WHOChuyên khảo[30]
2016Hồ sơ phác đồ đích trong điều trị laoTham khảo[31]
2017Hướng dẫn điều trị bệnh lao nhạy cảm với thuốc và chăm sóc bệnh nhânHướng dẫn[32]
2018Hướng dẫn điều trị bệnh lao kháng isoniazid của WHO[33]
2019Hướng dẫn của WHO về phòng, chống nhiễm lao cập nhật 2019[34]

Thành tựu

Tham khảo