Sách phủ nguyên quy

Sách phủ nguyên quy (tiếng Trung: 冊府元龜) là bộ loại thư (bách khoa toàn thư) lớn nhất của Trung Quốc được biên soạn dưới thời Tống (960–1279). Đây là cuốn cuối cùng trong Tống tứ đại thư, ba cuốn trước được xuất bản vào thế kỷ 10.

Sách phủ nguyên quy
Thông tin sách
Quốc giaNhà Tống
Ngôn ngữVăn ngôn
Chủ đềChính trị và lịch sử
Ngày phát hành1013
Sách phủ nguyên quy
Phồn thể
Giản thể

Lịch sử

Cuốn bách khoa toàn thư này do Tống Chân Tông hạ chiếu cho Vương Khâm Nhược và Dương Ức cùng cộng sự biên soạn vào tháng 10 năm 1005 với tiêu đề Lịch đại quân thần sự tích nhưng về sau được Hoàng đế đổi tên thành Sách phủ nguyên quy, toàn sách mất đến tám năm mới hoàn thành vào ngày 20 tháng 9 năm 1013. Bản khắc in được chia thành 1.000 quyển, 31 danh mục và 1014 phụ lục, tất cả đều "liên quan đến việc quản lý triều chính, bộ máy quan lại và hoàng tộc các triều đại từ xưa đến nay". Sách không bao gồm các chương nói về thế giới tự nhiên. Nhiều viên chức đã tham gia vào công tác soạn ra bộ sách này, bao gồm cả Vương Khâm Nhược và Dương Ức, với lời thỉnh cầu hoàng đế thuê thêm người biên soạn.[1]

Tên gọi

Tiêu đề tiếng Anh cho bách khoa toàn thư này là:

  • Prime Tortoise of the Record Bureau,[2]
  • The Magic Mirror in the Palace of Books,[3]
  • Archival Palace as the Great Oracle,[4]
  • General Preface on Outer Ministers,[5]
  • Outstanding Models from the Storehouse of Literature[6]
  • Models from the Archives.[7]

Tham khảo

Trích dẫn

Thư mục

Liên kết ngoài