Sōsaku-hanga

Sōsaku-hanga (創作版画 "sáng tạo bản họa"?) là một trào lưu nghệ thuật tại Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20. Khuyến khích các nghệ sĩ theo chủ nghĩa cá nhân như "tự vẽ" (jiga), "tự khắc" (jikoku) và "tự in" (jizuri). Đối lập với shin-hanga ("tân bản họa") giữ nguyên hệ thống hợp tác truyền thống của ukiyo-e (hệ thống hanmoto) nơi những nghệ sĩ, thợ khắc, thợ in và nhà xuất bản đều tham gia với những vai trò riêng. Nghệ sĩ sōsaku-hanga tự nhận là những người sáng tạo nghệ thuật vị nghệ thuật.

"Ngư dân", của Kanae Yamamoto (1904)

Sự ra đời của phong trào sōsaku-hanga bắt nguồn từ một bản in nhỏ tên Ngư dân của Kanae Yamamoto (1882–1946) vào năm 1904. Bước ra từ hệ thống hợp tác ukiyo-e truyền thống, Kanae Yamamoto đã tự mình thực hiện tất cả từ vẽ, chạm khắc đến in. Cũng chính những nguyên tắc "tự vẽ", "tự khắc" và "tự in" từ đây đã trở thành nền tảng của phong trào nghệ thuật này. Sau khoảng thời gian chiến tranh khắc nghiệt, sōsaku-hanga dần lấy được đà phát triển sau thời hậu chiến Nhật Bản và giờ đây được coi là kế thừa chính thức cho dòng ukiyo-e truyền thống.

Triển lãm nghệ thuật thường niên São Paulo năm 1951 đánh dấu sự thành công rực rỡ của phong trào sáng tạo bản họa. Cả hai người chiến thắng Nhật Bản là Yamamoto và Kiyoshi Saitou (1907–1997) đều xuất thân từ những thợ in, với những kỹ thuật vượt trội hơn so với tranh Nhật Bản truyền thống (nihonga), chúng được thể hiện với phong cách phương Tây hoàn toàn mới mẻ (yōga). Các nghệ sĩ sōsaku-hanga khác như Kōshirō Onchi (1891–1955), Un'ichi Hiratsuka (1895–1997), Sadao Watanabe (1913–1996) và Maki Haku (1924–2000) đồng thời cũng có những ảnh hưởng đáng kể ở phương Tây.

Nguồn gốc và thời kỳ đầu

Chân dung của Hagiwara Sakutarô (Onchi Kôshirô, 1943)

Phong trào in sáng tạo là một trong nhiều khía cạnh dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân sau nhiều thập kỷ hiện đại hóa. Trong giới nghệ thuật và văn học, "cái tôi" dần được chú trọng và được thể hiện nhiều hơn. Năm 1910, bức "Mặt trời xanh" của Kōtarō Takamura (1883–1956) khuyến khích tính cá nhân của các nghệ sĩ: "Tôi luôn mong muốn tự do tuyệt đối trong nghệ thuật. Bởi vậy, tôi nhận thấy mỗi cá nhân nghệ sĩ đều có quyền làm chủ chính mình... Thậm chí nếu có hai hoặc ba họa sĩ cùng vẽ một "mặt trời xanh", tôi sẽ không bao giờ chỉ trích họ vì bản thân tôi cũng đã thấy một mặt trời xanh". Năm 1912, trong "Bunten và nghệ thuật sáng tạo" (Bunten to Geijutsu), Natsume Sōseki (1867–1916) đề cập "nghệ thuật bắt đầu từ bộc lộ của cá nhân và kết thúc bởi bộc lộ của cá nhân". Hai quan điểm trên đồng thời đánh dấu sự khởi đầu cho những lý luận xung quanh "cái tôi", chúng ngay lập tức tìm được chỗ đứng trong giới nghệ thuật bấy giờ. Năm 1910 chứng kiến ấn phẩm đầu tiên của một tạp chí nguyệt san có tên White Birch (Shirakaba), cũng là tờ tạp chí quan trọng nhất định hình tư tưởng cho thời kỳ Taishō về sau. Cùng năm đó, những cuộc triển lãm đầu tiên được tổ chức bởi các nghệ sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, đồng thời Shirakaba cũng tài trợ những triển lãm nghệ thuật khác ở phương Tây.

Trong những năm đầu hình thành, phong trào sōsaku-hanga, cũng giống như nhiều phong trào nghệ thuật khác như shin-hanga, chủ nghĩa vị lai hay phong trào nghệ thuật vô sản, cũng phải đấu tranh để tồn tại, thử nghiệm và tìm được tiếng nói, nhất là khi giới nghệ thuật lúc này đang được thống trị bởi dòng nghệ thuật chính thống dưới sự chấp thuận của Bunten[1]. Tại Nhật Bản, hanga nói chung (bao gồm cả shin-hanga) đã không được ngồi ngang hàng với tranh sơn dầu phương Tây (yōga). Chúng chỉ được coi là một nghề thủ công đơn thuần bị xếp dưới hội họađiêu khắc. Những mộc bản Ukiyo-e luôn được coi món đồ sản xuất công nghiệp dành thương mại đại chúng, trái ngược với quan điểm của châu Âu về ukiyo-e là nghệ thuật trong thời kỳ đỉnh cao của Chủ nghĩa Nhật Bản. Các nghệ sĩ sōsaku-hanga bấy giờ vẫn chưa thể kiếm sống nhờ dòng nghệ thuật này. Nhiều nghệ sĩ sōsaku-hanga nổi tiếng sau này, như Kōshirō Onchi (còn được gọi là cha đẻ của phong trào in sáng tạo), cùng từng là những người vẽ tranh minh họa và chạm khắc gỗ. Mãi đến năm 1927, hanga mới được Teiten (Bunten cũ) chấp nhận. Năm 1935, các lớp ngoại khóa về hanga cuối cùng đã được cấp phép.

Thời chiến

Những năm chiến tranh từ 1939 đến 1945 ít nhiều đã tác động đến phong trào in ấn sáng tạo. Hội First Thursday Society (一木会, Ichimokukai), đóng vai trò quan trọng trong việc hồi sinh phong trào thời hậu chiến của Nhật Bản, được thành lập vào năm 1939 bởi những nhóm hội tập trung tại nhà của Kōshirō Onchi ở Tokyo. Nhóm gặp nhau mỗi tháng một lần để thảo luận xung quanh các chủ đề của in mộc bản. Các thành viên ban đầu tiên bao gồm Gen Yamaguchi (1896–1976) và Jun'ichirō Sekino (1896–1976). Những người Mỹ có chuyên môn như Ernst Hacker, William Hartnett và Oliver Statler cũng tham dự. Họ đã thu hút thành công sự quan tâm trở lại của phương Tây đối với các bản in của Nhật Bản thông qua phong trào sáng tạo bản họa. Bộ sưu tập thứ năm đầu tiên (Ichimoku-shū, The First Thursday Collection), là một bộ sưu tập gồm các bản in của thành viên được lưu hành nội bộ, sản xuất vào năm 1944. Một nhóm hội như vậy dần xây dựng tình bằng hữu giữa những nghệ sĩ, cũng là nơi gặp gỡ trao đổi nghệ thuật và nuôi dưỡng đam mê trong những năm tháng chiến tranh khắc nghiệt với nguồn lực khan hiếm và bị kiểm duyệt nghiêm trọng.

Phong trào sáng tạo bản họa thời hậu chiến

Sự tái sinh của bản in Nhật Bản cùng lúc với sự tái sinh của Nhật Bản sau Thế chiến II. Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951 đã chấm dứt sự chiếm đóng của Mỹ tại Nhật Bản. Trong thời gian chiếm đóng, lính Mỹ và vợ của họ đã mua và sưu tầm các bản in Nhật Bản làm quà lưu niệm. Có thể nói, các bản in đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc tái thiết kinh tế sau chiến tranh. Với mục đích quảng bá "nghệ thuật dân chủ", sự bảo trợ của người Mỹ dần định hướng trào lưu nghệ thuật từ shin-hanga sang sōsaku-hanga. Đến năm 1950, trừu tượng trở thành phương thức của phong trào sáng tạo bản họa ở Nhật Bản. Các bản in Nhật Bản giờ đây là sự hòa nhập giữa Đông và Tây. Các nghệ sĩ như Kōshirō Onchi, người đã thể hiện niềm đam mê thể hiện tính trừu tượng từ những năm đầu, đã chuyển hoàn toàn sang nghệ thuật trừu tượng sau chiến tranh (nghệ thuật trừu tượng đã bị chính quyền quân sự cấm trong thời chiến). Triển lãm nghệ thuật thường niên São Paulo năm 1951 chứng kiến lần đầu tiên các tác phẩm Nhật Bản tham dự một triển lãm tầm cỡ quốc tế. Các nghệ sĩ đáng chú ý như Shikō Munakata (1903–1975) và Naoko Matsubara (1903–1975) từng làm về nghệ thuật dân gian truyền thống(mingei), và cũng tổ chức một số buổi độc diễn tại Hoa Kỳ.

Những bản in đương đại

Các bản in của Nhật Bản ngày nay có sự đa dạng phong phú về đề tài và phong cách. Tetsuya Noda (sinh năm 1940) lồng ghép nhiếp ảnh với các bản in của ông dưới dạng các nhật ký. Các nghệ sĩ như Maki Haku (1924–2000) và Shinoda Toko (sinh năm 1913) kết hợp thư pháp với trường phái trừu tượng tạo nên hình ảnh đơn giản mà tinh tế. Sadao Watanabe làm việc với mingei (nghệ thuật dân gian) truyền thống, ông tổng hợp chân dung Phật giáoKitô giáo phương Tây trong các bản in Kinh Thánh độc đáo của mình.

Từ những năm 1960 trở đi, ranh giới giữa mỹ thuậttruyền thông đại chúng dần được xóa bỏ. Các nghệ sĩ đại chúng và nghệ sĩ truyền thống được tiếp xúc với những kỹ thuật hiện đại, điều này cho phép họ thực hiện những ý tưởng mới dường như vô tận.

Các nghệ sĩ sōsaku hanga đáng chú ý

  • Azechi Umetarō
  • Hiratsuka Unichi
  • Itow Takumi
  • Kitaoka Fumio
  • Kobashi Yasuhide
  • Masao Maeda
  • Toshirō Maeda
  • Maekawa Sempan
  • Maki Haku
  • Matsubara Naoko
  • Mori Yoshitoshi
  • Munakata Shikou
  • Hajime Namiki
  • Noda Tetsuya
  • Gihachiro Okuyama
  • Onchi Kōshirō
  • Saitō Kiyoshi
  • Kihei Sasajima
  • Sekino Junichirō
  • Shinagawa Takumi
  • Shinoda Toko
  • Tajima Hiroyuki
  • Tomikichirō Tokuriki
  • Watanabe Sadao
  • Yamaguchi Gen
  • Yamamoto Kanae
  • Yoshida Hodaka
  • Yoshida Tōshi

Đọc thêm

  • Ajioka, Chiaki, Kuwahara, Noriko and Nishiyama, Junko. Hanga: Japanese creative prints. Sydney: Art Gallery of New South Wales, c2000. ISBN 0-7347-6313-1
  • Blakemore, Frances. Who’s Who in Modern Japanese Prints. New York: Weatherhill, 1975.
  • Fujikake, Shizuya. Japanese Woodblock Prints. Tokyo: Japan Travel Bureau, 1957.
  • Kawakita, Michiaki. Contemporary Japanese Prints. Tokyo and Palo Alto: Kodansha, 1967.
  • Keyes, Roger. Break with the Past: The Japanese Creative Print Movement, 1910-1960. Fine Arts Museums of San Francisco, 1988.
  • Michener, James. The Modern Japanese Print: An Appreciation. Rutland & Tokyo: Tuttle, 1968.
  • Petit G. and Arboleda A. Evolving Techniques in Japanese Woodblock Prints. Tokyo: Kodansha, 1977.
  • Statler, Oliver. Modern Japanese Prints: An Art Reborn. Rutland & Tokyo: Tuttle, 1956.
  • Smith, Lawrence. Japanese Prints During the Allied Occupation 1945-1952: Onchi Koshiro, Ernst Hacker and the First Thursday Society. Art Media Resources, 2002. ISBN 0-7567-8527-8
  • Volk, Alicia. Made in Japan: The Postwar Creative Print Movement. Milwaukee Art Museum and University of Washington Press, 2005. ISBN 0-295-98502-X

Liên kết ngoài

Chú thích