Sư đoàn 21 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Sư đoàn quân sự VNCH

Sư đoàn 21 Bộ binh là một trong ba đơn vị chủ lực quân thuộc Quân đoàn IV và Quân khu 4 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tồn tại từ năm 1955 đến năm 1975, có phạm vi hoạt động và trách nhiệm bảo an một số tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (miền tây Nam bộ). Sư đoàn có 2 lần di chuyển Bộ Tư lệnh, ban đầu ở Long Xuyên khi thành lập, và chuyển về Sa Đéc rồi Bạc Liêu, sau cùng đặt bản doanh tại Chương Thiện (nay là Hậu Giang).

Sư đoàn 21 Bộ binh
Việt Nam Cộng hòa
Phù hiệu
Hoạt động1955 - 1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân chủngLục quân
Phân loạiBộ binh
Bộ phận của Quân đoàn IV và Quân khu 4
Bộ Tổng Tham mưu
Tên khácSấm sét Miền Tây
Khẩu hiệuThành tín
Tham chiếnTrận U Minh Thượng
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
- Trần Thiện Khiêm
- Nguyễn Văn Minh
- Đặng Văn Quang
- Nguyễn Vĩnh Nghi
- Lê Văn Hưng
- Mạch Văn Trường

Lịch sử hình thành

Sư đoàn 21 Bộ binh được thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 1955 tại Long Xuyên với danh xưng ban đầu là Sư đoàn Khinh chiến số 1[1] do Trung tá Lê Quang Trọng làm Tư lệnh đầu tiên. Sau một thời gian ngắn, Sư đoàn di chuyển về Thị xã Sa Đéc. Tháng 10 cùng năm cải danh thành Sư đoàn Khinh chiến số 11.

Sau khi phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho tổ chức lại Quân đội Quốc gia Việt Nam và chính thức đặt tên lại là Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khối bộ binh được tổ chức lại thành 4 Sư đoàn Dã chiến và 6 Sư đoàn Khinh chiến[2]. Đầu năm 1959, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa một lần nữa tổ chức lại các đơn vị[3]. Ngày 1 tháng 6 cùng năm, Sư đoàn khinh chiến số 11 thâu nhận thêm quân số của Sư đoàn Khinh chiến số 13[4] bị giải tán, để cải danh lần cuối cùng thành Sư đoàn 21 Bộ binh. Sau di chuyển Bộ Tư lệnh về Bạc Liêu. Cuối cùng chuyển sang Chương Thiện và cố định ở đây đến cuối tháng 4 năm 1975.

Địa bàn hoạt động và khu vực trách nhiệm của Sư đoàn bao gồm 6 tỉnh: Phong Dinh, Ba Xuyên, Bạc Liêu, Chương Thiện, Kiên GiangAn Xuyên.

Sư đoàn 21 là đơn vị mệnh danh "Tia sét Miền Tây", hành quân trong vùng sình lầy kênh rạch Đồng bằng sông Hậu cho đến tận mũi Cà Mau.

Đơn vị trực thuộc và phối thuộc

SttĐơn vịChú thíchSttĐơn vịChú thích
1[5]
Trung đoàn 31
10
Biệt đội Quân báo
2
Trung đoàn 32
11
Biệt đội Kỹ thuật
3
Trung đoàn 33
12
Biệt đội
Tác chiến Điện tử
4[6]
Đại đội
Tổng hành dinh
13
Tiểu đoàn Quân y
5
Đại đội Trinh sát
14
Tiểu đoàn Truyền tin
6
Đại đội Quân cảnh
15
Tiểu đoàn Tiếp vận
7
Đại đội Công vụ
16
Tiểu đoàn
Công binh chiến đấu
8
Đại đội Quân vận
(Quân xa)
17
Trung đoàn Pháo binh
Các Tiểu đoàn: 210 (155 ly), 211, 212, 213 (105 ly). Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn
9
Đại đội
Hành chính Tài chính
18
Thiết đoàn 9
Thuộc "Lữ đoàn 4 Kỵ binh". Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn

Bộ Tư lệnh Sư đoàn và Chỉ huy Trung đoàn tháng 4/1975

SttHọ và TênCấp bậcChức vụChú thích
1
Mạch Văn Trường
Võ bị Đà Lạt K12[7]
Chuẩn tướng
Tư lệnh
2
Nguyễn Hữu Kiểm
Võ khoa Thủ Đức[8]
Đại tá
Tư lệnh phó
3
Lâm Chánh Ngôn[9]
Võ bị Đà Lạt K7
Tham mưu trưởng
4
Huỳnh Thanh Điền
Võ khoa Thủ Đức
Trung tá
Chỉ huy
Trung đoàn 32

Trung đoàn Pháo binh

  • Đơn vị phối thuộc
SttHọ và TênCấp bậcChức vụĐơn vịChú thích
1
Nguyễn Bá Nhẫn
Trung tá
Chỉ huy trưởng
Bộ chỉ huy
Trung đoàn
2
Trần Văn Truyền
Võ khoa Thủ Đức K5
Chỉ huy phó
nt
3
Huỳnh Vạn Thọ
Võ khoa Thủ Đức K12
Thiếu tá
Tiểu đoàn trưởng
Tiểu đoàn 210
4
Lê Văn Thịnh
Tiểu đoàn 211
5
Phan Trác Thành
Võ khoa Thủ Đức K7
Tiểu đoàn 212
6
Lê Văn Nghị
Võ khoa Thủ Đức K7
Tiểu đoàn 213

Tư lệnh Sư đoàn qua các thời kỳ

SttHọ và tênCấp bậcTại chứcGhi chú
1
Lê Quang Trọng[10]
Võ bị Huế K2
Trung tá[11]
8/1955-10/1957
Sau giải ngũ ở cấp Đại tá
2
Nguyễn Bảo Trị
Võ khoa Nam Định
10/1957-9/1959
Sau cùng là Trung tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn
3
Trần Thanh Chiêu
Võ bị Đà Lạt K5
9/1959-2/1960
Sau giải ngũ ở cấp Đại tá
4
Trần Thiện Khiêm
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Đại tá
2/1960-12/1962
Sau cùng là Đại tướng, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa
5
Bùi Hữu Nhơn
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
12/1962-11/1963
Giải ngũ năm 1968 ở cấp Thiếu tướng
6
Cao Hảo Hớn
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Đại tá
Chuẩn tướng
(5/1964)
11/1963-6/1964
Sau cùng là Trung tướng Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
7
Đặng Văn Quang
Võ bị Huế K1
Đại tá
Chuẩn tướng
(8/1964)
Thiếu tướng
(11/1964)
6/1964-3/1965
Sau cùng là Trung tướng Cố vấn An ninh Quốc gia cạnh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
8
Nguyễn Văn Minh
Võ bị Đà Lạt K4
Đại tá
Chuẩn tướng
(11/1965)
Thiếu tướng
1/1968)
3/1965-6/1968
Sau cùng là Trung tướng Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
9
Nguyễn Vĩnh Nghi
Võ bị Đà Lạt K5
Đại tá
Chuẩn tướng
(6/1968)
Thiếu tướng
(6/1970)
6/1968-5/1972
Sau cùng là Trung tướng Tư lệnh phó kiêm Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn III, đặc trách phòng tuyến Phan Rang
10
Hồ Trung Hậu
Võ khoa Thủ Đức K4
Chuẩn tướng
5/1972-9/1972
Sau cùng là Chánh thanh tra Quân đoàn III
11
Chương Dzềnh Quay
Võ bị Đà lạt K5
9/1972-6/1973
Sau cùng là Tham mưu trướng Quân đoàn IV
12
Lê Văn Hưng
Võ khoa Thủ Đức K5
6/1973-11/1974
Sau cùng là Tư lệnh Phó Quân đoàn IV, tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1975
13
Mạch Văn Trường
Đại tá
Chuẩn tướng
(26/4/1975)
11/1974-30/4/1975
Tư lệnh sau cùng

Chú thích

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.