Sao Sâm

Sao Sâm hay Sâm Tú hoặc Sâm Thủy Viên là tên gọi của một trong số 28 chòm sao Trung Quốc cổ đại (nhị thập bát tú), đồng thời là chòm sao thứ bảy trong số bảy chòm sao ở phương tây (Bạch Hổ).

Chòm Sao Sâm Túc
Chòm Sao Sâm Túc

Số sao

Sâm Sâm có 7 sao chủ (tinh quan) như sau:

Hán-ViệtTên TrungÝ nghĩaChòm sao hiện đạiSố saoTên sao[1]
SâmBa ngôi sao (Tam khỏa tinh)Lạp Hộ7ζ Ori, ε Ori, δ Ori, α Ori, γ Ori, κ Ori, β Ori
PhạtThảo phạtLạp Hộ3c Ori, θ2 Ori, ι Ori
Ngọc Tỉnh玉井Giếng ngọc thạchLạp Hộ/Ba Giang4λ Eri, ψ Eri, β Eri, τ Ori
BìnhTường chắn gióThiên Thố2μ Lep, ε Lep
Quân Tỉnh軍井Giếng của quân độiThiên Thố4ι Lep, κ Lep, λ Lep, ν Lep
Nhà xíThiên Thố4α Lep, β Lep, γ Lep, δ Lep
ThỉCứt, phânThiên Cáp1μ Col

Sao bổ sung

Mảng sao+1+2+3+4+5+6+7+8+9+10+11+12+13+14+15+16+17+18+19+20+21+22+23+24+25+26+27+28+29+30+31+32+33+34+35+36+37+38+39Ghi chú
Sâmσ Ori31 Oriη Ori27 Oriο Ori25 Ori25 Ori21 Oriρ Ori23 Oriψ Ori33 Ori32 Ori38 Oriω Ori51 Ori52 Oriμ Ori63 Ori66 Ori59 Ori56 OriHIP 284139 Mon10 Monβ Mon7 Monγ Mon6 MonHIP 291183 Mon2 Mon1 Mon55 Ori49 Oriυ Ori26 Oriτ OriHIP 25028
Phạt45 Oriθ1 Ori
Ngọc Tỉnh66 Eri68 EriHIP 23802
Quân Tỉnh8 LepRX Lep
Bìnhμ Lepε Lep
10 Lep12 Lep19 Lep17 Lepθ Lepη Lepζ Lep12 Lep

Sâm Thương trong văn hóa

Sâm Thương là thuật ngữ để nói tới Sao Sâm và Sao Thương (tức Sao Tâm), với ý nghĩa là xa cách và chẳng bao giờ gặp nhau. Theo Tả truyện Lỗ Chiêu công nguyên niên thì vua Cao Tân thời thượng cổ có hai người con trai, lớn tên là Át Bá và bé tên là Thực Trầm hay đánh nhau, nên vua chuyển Át Bá tới Thương Khâu, chủ Sao Thần (Sao Tâm), vì vậy người gọi Sao Thần là Sao Thương, và chuyển Thực Trầm tới Đại Hạ chủ Sao Sâm. Khi Sao Sâm ở phía đông mọc thì Sao Thương ở phía tây lặn và chúng không bao giờ gặp nhau.[2] Người đời sau gọi tình trạng anh em không hoà thuận là Sâm Thương.[3]

Đỗ Phủ từng viết rằng: 人生不相見,動如參與商 (nhân sinh bất tương kiến, động như Sâm dữ Thương).[4] Truyện Kiều có câu: "Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai há dám phụ lòng cố nhân".

Sao Sâm/chòm sao Lạp Hộxích kinh khoảng 5h, còn Sao Tâm (Thương)/chòm sao Thiên Yết có xích kinh khoảng 17h. Với chênh lệch góc giờ xấp xỉ 12h thì về mặt lý thuyết chúng gần như không bao giờ cùng xuất hiện trên bầu trời.

Xem thêm

Tham khảo