Sendai (lớp tàu tuần dương)

Lớp tàu tuần dương Sendai (tiếng Nhật: 川内型軽巡洋艦, Sendai-gata keijunyōkan) là một lớp tàu tuần dương hạng nhẹ bao gồm ba chiếc của Hải quân Đế quốc Nhật Bản từng tham gia hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Được đặt tên theo các con sông, chúng tham gia nhiều hoạt động khác nhau trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, và được sử dụng chủ yếu như là soái hạm của hải đội tàu khu trục. Tất cả chúng đều bị đánh chìm trong cuộc chiến này

Tàu tuần dương hạng nhẹ Sendai
Khái quát lớp tàu
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Lớp trướcNagara
Lớp sauAgano
Thời gian đóng tàu1922 - 1925
Dự tính8
Hoàn thành3
Bị mất3
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàuTàu tuần dương hạng nhẹ
Trọng tải choán nước
  • 5.195 tấn (tiêu chuẩn);
  • 5.595 tấn (đầy tải)
Chiều dài
  • 158,53 m (520 ft 1 in) (mực nước)
  • 162,15 m (532 ft) (chung)
Sườn ngang14,17 m (46 ft 6 in)
Mớn nước4,80 m (15 ft 9 in)
Động cơ đẩy
  • 4 × Turbine Parsons hoặc Brown-Curtis
  • 8 × nồi hơi Kampon đốt dầu và 4 × nồi hơi Kampon đốt than
  • từ năm 1934: 10 × nồi hơi Kampon đốt dầu
  • 4 × trục
  • công suất 90.000 mã lực (67 MW)
Tốc độ65,3 km/h (35,25 knot)
Tầm xa
  • 9.260 km ở tốc độ 25,9 km/h
  • (5.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Thủy thủ đoàn440
Vũ khí
  • thiết kế: 7 × pháo 140 mm (5,5 inch) (7×1)
  • 2 × pháo phòng không 76,2 mm (3 inch) (2×1)
  • 8 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (4×2);
  • 16 × ngư lôi Kiểu 93
  • 56 × thủy lôi
  • 1943: 6 × pháo 140 mm (5,5 inch) (6×1)
  • 2 × pháo phòng không 127 mm (5 inch) (1×2)
  • 10 × pháo phòng không 25 mm (2×2;2×3)
  • 2 × súng phòng không 13 mm (1×2)
  • 8 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (4×2); 16 × ngư lôi
  • thủy lôi
Bọc giáp
  • đai giáp 64 mm (2,5 inch)
  • sàn tàu 29 mm (1,15 inch)
Máy bay mang theo
Hệ thống phóng máy bay

Thiết kế

Lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Sendai là một sự phát triển từ lớp Nagara. Các nồi hơi của chúng được bố trí tốt hơn, và chúng có bốn thay vì ba ống khói. Mỗi chiếc còn được thiết kế với một bệ cất cánh và hầm chứa máy bay, nhưng không thực sự mang theo máy bay cho đến khi được trang bị máy phóng vào năm 1929.

Chế tạo

Tám chiếc thuộc lớp Sendai đã được lên kế hoạch chế tạo, nhưng sau khi các hạn chế của Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922 bắt đầu có hiệu lực, chỉ có bốn chiếc được đặt lườn, và Kako bị tháo dỡ ngay trên ụ đóng tàu. Ba chiếc trong lớp Sendai được hoàn tất trong những năm giữa của Thập niên 1920, trong đó lườn của chiếc Naka bị cháy trong trận động đất Kantō năm 1923, nên được tháo dỡ và đặt lườn lại vào ngày 24 tháng 5 năm 1924. Cả ba chiếc trong lớp đều bị đánh chìm trong Thế Chiến II.

Những chiếc trong lớp

TàuĐặt lườnHạ thủyHoạt độngSố phận
Sendai (川内)16 tháng 2 năm 192230 tháng 10 năm 192329 tháng 4 năm 1924Bị đánh chìm trong Trận chiến vịnh Nữ hoàng Augusta ngày 2 tháng 11 năm 1943
Jintsū (神通)4 tháng 8 năm 19228 tháng 12 năm 192331 tháng 7 năm 1925Bị đánh chìm trong Trận Kolombangara ngày 13 tháng 7 năm 1943
Naka (那珂)10 tháng 6 năm 192224 tháng 3 năm 192530 tháng 11 năm 1925Bị đánh chìm trong Chiến dịch Hailstone ngày 17 tháng 2 năm 1944
Kako (加古)15 tháng 2 năm 1922Bị hủy bỏ ngày 17 tháng 3 năm 1922 và tháo dỡ theo Hiệp ước Hải quân Washington. Kinh phí được sử dụng cho lớp Furutaka.
Ayase (綾瀬)Hủy bỏ vào tháng 3 năm 1922. Kinh phí được sử dụng cho lớp Furutaka.
Minase (水無瀬)
Otonase (音無瀬)
và 1 chiếc khác
Bị hủy bỏ theo Hiệp ước Hải quân Washington

Tham khảo

Thư mục

  • Model Art Ship Modelling Special No.29, 5,500 tons class cruisers, Model Art Co. Ltd. (Japan), September 2008, Book code 12319-09
  • “Rekishi Gunzō”., History of Pacific War Vol.32 Light cruiser Kuma/Nagara/Sendai classes, Gakken (Japan), August 2001, ISBN 4-05-602582-7
  • Daiji Katagiri, Ship Name Chronicles of the Imperial Japanese Navy Combined Fleet, Kōjinsha (Japan), June 1988, ISBN 4-7698-0386-9
  • The Maru Special, Japanese Naval Vessels No.27 Sendai class cruisers, Ushio Shobō (Japan), May 1979, Book code 68343-27

Liên kết ngoài

Xem thêm

Tư liệu liên quan tới Sendai class cruiser tại Wikimedia Commons