Sopdet

Sopdet (hay Sothis) là tên của vị nữ thần đại diện cho sao Thiên Lang trong tôn giáo Ai Cập cổ đại. Tên của nữ thần nghĩa là "sắc bén". Bà là vợ của Sahu (hay Sah), vị thần đại diện của chòm sao Lạp Hộ. Con trai của 2 người là thần chiến tranh Sopdu, "Chúa tể phương Đông"[1], đôi khi được sáp nhập với thần Horus và được gọi là Sopdu-Horus[2].

Sopdet
Nữ thần Sopdet đội sao trên đầu, tay cầm biểu tượng ankh
Tên bằng chữ tượng hình
M44N14X1
H8
Biểu tượngSao Thiên Lang
Phối ngẫuSahu
Osiris (một số thần thoại)
Hậu duệSopdu

Sopdet thường xuất hiện dưới hình dáng một người phụ nữ với ngôi sao 5 cánh trên đầu. Đôi khi bà được miêu tả là đang cưỡi trên mình một con chó lớn, nhưng hiếm gặp.

Hình ảnh nữ thần Sopdet trên tường mộ của Seti I (KV17).

Thần thoại

Sopdet đôi khi được coi là một hiện thân của nữ thần Isis, xuất hiện trong tác phẩm "Lời than thở của Isis và Nephthys". Theo đó, Sahu và Sopdu là hiện thân của OsirisHorus. Theo thần thoại, 70 ngày biến mất trên bầu trời đêm là những ngày nữ thần Isis đang lẩn trốn ác thần Set, có thuyết cho là thời gian bà cùng chồng là Osiris xuống địa ngục[2]. Thiên Lang là ngôi sao quan trọng nhất trong hệ thống thiên văn của người Ai Cập xưa kia. Trước khi nước sông dâng cao, luôn xảy ra 2 sự kiện, đó là ngày Hạ chí và Thiên Lang mọc sau 70 ngày biệt tăm[2]. Vì vậy, đây là ngôi sao báo hiệu mùa nước lũ sông Nin và là sự khởi đầu của một năm theo lịch của Ai Cập. Vào ngày này, người ta tổ chức lễ hội gọi là "Sự xuất hiện của Sopdet". Từ thời Vương triều thứ Nhất, bà được biết đến với danh hiệu "Người mang đến năm mới và lũ sông Nile"[3].

Điều đáng chú ý là quy trình ướp xác của người Ai Cập tốn 70 ngày, trùng với thời gian mọc lặn của sao Thiên Lang. Vì vậy, bà có liên quan đến nhiệm vụ tẩy uế cho một vị pharaoh khi về thế giới bên kia. Sopdet cũng được cho là hiện thân của vị thần ướp xác Anubis trong khía cạnh là một nam thần[2][4].

Chú thích