Tỉnh ủy An Giang

Cơ quan lãnh đạo Đảng bộ An Giang

Tỉnh ủy An Giang hay còn được gọi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, hay Đảng ủy tỉnh An Giang. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh An Giang giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, do Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh bầu.

Tỉnh ủy An Giang


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ XI
(2020 - 2025)
Thường trực Tỉnh ủy
Bí thưLê Hồng Quang Ủy viên Trung ương Đảng
Phó Bí thư (2)Lê Văn Nưng (thường trực)
Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy (15)Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XI
Tỉnh ủy viên (48)Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quảnBan chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương
Chức năngCơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại tỉnh An Giang
Cấp hành chínhCấp Tỉnh
Văn bản Ủy quyềnĐiều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Bầu bởiĐại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang
Cơ quan Kiểm tra Kỷ luậtỦy ban Kiểm tra Tỉnh ủy An Giang
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉThành phố Long Xuyên - Tỉnh An Giang

Đứng đầu Tỉnh ủy là Bí thư Tỉnh ủy và thường là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư hiện tại là Ủy viên Trung ương Đảng Lê Hồng Quang [1]

Lịch sử

Trước khi thành lập Đảng

Phong trào cách mạng yêu nước cuối những năm 1920 phát triển mạnh mẽ. Tháng 9/1926 tại Ô Môn - Cần Thơ, Châu Văn Liêm cùng một số giáo viên, học sinh, nhà nho yêu nước ở Long Xuyên, Cần Thơ lập ra "Việt Nam Phục Quốc Đảng". Giữa tháng 8/1927, Việt Nam phục quốc Đảng cử 9 người sang Trung Quốc học tập, trong đó có Trần Văn Thạnh (Chợ Mới) và Nguyễn Văn Cưng (Lấp Vò).

Cuối năm 1927, tại Long Điền (Chợ Mới) Chi bộ Hội Viết Nam Cách mạng thanh niên của Long Xuyên, Châu Đốc ra đời gồm ba người: Châu Văn Liêm, Bùi Trung Phẩm và Lâm Văn Cẩn.

Tháng 2/1928, Tỉnh bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tỉnh Long Xuyên được thành lập, Châu Văn Liêm được chỉ định làm Bí thư. Tháng 2/1929, Châu Văn Liêm được rút về Sài Gòn bổ sung vào Ban Thường vụ Kỳ bộ. Nguyễn Văn Cưng lên làm Bí thư.

Giai đoạn 1930-1945

Tháng 3/1930, lãnh đạo Hội Thanh niên ở Long Xuyên như Nguyễn Văn Cưng, Bảy Xuyến… được kết vào Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng Lưu Kim Phong (cán bộ Đặc ủy) hình thành Ban Chấp ủy lâm thời tỉnh Long Xuyên do Nguyễn Văn Cưng làm Bí thư. Tháng 9/1930, Nguyễn Văn Cưng bị thực dân Pháp bắt, Lưu Kim Phong lãnh đạo Tỉnh ủy lâm thời.

Cuối tháng 4/1930, Phạm Hữu Lầu thay mặt Xứ ủy Nam kỳ về triển khai kế hoạch cho Đặc ủy Hậu Giang. Đặc ủy trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh ở Chợ Mới và Cao Lãnh. Tháng 7/1931, sau khi Đặc ủy Hậu Giang bị phá vỡ, Đặc ủy Long - Châu - Rạch - Hà được hình thành.

Giai đoạn 1945-1975

Giai đoạn 1975-nay

Đại hội Đại biểu Đảng bộ

Đại hội đại biểuLần thứThời gianĐịa điểmĐại biểuCấp ủyGhi chú
Đảng bộ tỉnh An GiangIvòng 110-20/11/1976Thị xã Long Xuyên320Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
vòng 28-22/4/197732035
1 dự khuyết
II25-31/12/197941041
4 dự khuyết
IIIvòng 111-19/01/1982327Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
vòng 218-21/3/198332743
IV14-18/10/198635544
15 dự khuyết
Vvòng 125-27/4/1991355Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
vòng 214-18/10/199135741
2 dự khuyết
VI5-8/05/199635049
VII7-11/01/2001Thành phố Long Xuyên36947
VIII20-23/12/200530049
IX17-19/10/201034855
X20-22/10/201534953
XI23-25/09/202034948 (khuyết 3)

Bí thư Tỉnh ủy

Đại hội lần thứ I (11/1976-12/1979)
  • Bí thư: Lê Văn Nhung (Lê Việt Thắng)
  • Phó Bí thư: Nguyễn Văn Hơn
Đại hội lần thứ II (1/1980-3/1983)
  • Bí thư: Lê Văn Nhung
  • Phó Bí thư: Nguyễn Văn Hơn; Võ Thái Bảo (Tám Sử)
Đại hội lần thứ III (3/1983-10/1986)
  • Bí thư: Lê Văn Nhung
  • Phó Bí thư: Võ Thái Bảo; Trần Thế Lộc (Bảy Phong)
Đại hội lần thứ IV (10/1986-10/1991)
  • Bí thư: Nguyễn Văn Hơn
  • Phó Bí thư: Trần Thế Lộc; Trương Công Thận (Ba Đức); Võ Quang Liêm (Ba Liêm); Nguyễn Minh Đào (7/1989-)
Đại hội lần thứ V (10/1991-5/1996)
  • Bí thư: Nguyễn Văn Hơn
  • Phó Bí thư: Trương Công Thận; Võ Văn Hết (Mười Minh)
Đại hội lần thứ VI (5/1996-2000)
  • Bí thư: Trương Công Thận (-7/1998); Nguyễn Hữu Khánh (7/1998-)
  • Phó Bí thư: Nguyễn Hữu Khánh (Út Vũ) (-7/1998); Lê Phú Hội; Nguyễn Tuấn Khanh (7/1998-)
Đại hội lần thứ VII (1/2001-12/2005)
  • Bí thư: Lê Phú Hội
  • Phó Bí thư: Nguyễn Tuấn Khanh (-9/2002); Nguyễn Minh Nhị; Cao Đức Phát (2/2003-)
Đại hội lần thứ VIII (12/2005-10/2010)
  • Bí thư: Nguyễn Hoàng Việt (-12/2009); Võ Thanh Khiết (12/2009-)
  • Phó Bí thư: Võ Thanh Khiết (-12/2009); Lâm Minh Chiếu; Phan Văn Sáu (2/2010-)
Đại hội lần thứ IX (10/2010-10/2015)
  • Bí thư: Phan Văn Sáu
  • Phó Bí thư: Phạm Biên Cương; Vương Bình Thạnh; Võ Thị Ánh Xuân (10/2013-)
Đại hội lần thứ X (10/2015-09/2020)
  • Bí thư: Võ Thị Ánh Xuân
  • Phó Bí thư: Võ Anh Kiệt; Vương Bình Thạnh, Nguyễn Thanh Bình
Đại hội lần thứ XI (09/2020-nay)
  • Bí thư: Võ Thị Ánh Xuân (-4/2021), Lê Hồng Quang (5/2021-)
  • Phó Bí thư: Lê Văn Nưng, Nguyễn Thanh Bình (-12/2023)[2]

Ban Thường vụ Tỉnh ủy (2020 - 2025)

Ngày 24 tháng 9 năm 2020, tại phiên họp đầu tiên, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, đã tiến hành bầu Ban Thường vụ gồm 14 người.[3]

  1. Lê Hồng Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy [4]
  2. Lê Văn Nưng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
  3. Võ Minh Hoàng - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
  4. Nguyễn Tiếc Hùng - Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh
  5. Trần Thị Thanh Hương - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh An Giang
  6. Đỗ Tấn Kiết - Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh
  7. Đại tá Nguyễn Văn Lèo - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
  8. Võ Nguyên Nam - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy
  9. Lưu Vĩnh Nguyên - Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy
  10. Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh
  11. Đặng Thị Hoa Rây - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Long Xuyên
  12. Lâm Quang Thi - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Châu Đốc
  13. Ngô Hồng Yến - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ
  14. Đại tá Lâm Phước Nguyên - Giám đốc Công an tỉnh [5]

Tham khảo