Tội ác của Đức Quốc Xã đối với Ba Lan

Những tội ác chống lại Ba Lan được gây ra bởi Đức Quốc Xã và những lực lượng công tác trong cuộc tấn công Ba Lan (1939),[1] cùng với những tiểu đoàn phụ trợ trong suốt cuộc chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai,[2] bao gồm những cuộc thảm sát có hệ thống đối với người Do Thái Ba Lan và những người Ba Lan thiểu số (không phải Do thái). Quân Đức cho rằng rằng những cuộc thảm sát này dựa trên thuyết chủng tộc của Đức Quốc Xã, thuyết này đã cho rằng người Do Thái là 1 mối đe dọa và coi người Ba Lan và dân tộc Slav là những người hạ đẳng. Năm 1942, Đức Quốc Xã thực hiện kế hoạch giết người Do Thái ở những nước Châu Âu mà Đức chiếm đóng, và cũng như đề ra kế hoạch tận diệt người Ba Lan, bằng những cuộc thảm sát quy mô lớn, thanh lọc sắc tộc, bắt làm nô lệ, và đồng hóa một số lượng nhỏ người Ba Lan. Trong suốt Thế chiến 2, người Đức không chỉ sát hại hàng triệu người Do Thái và người Ba Lan,mà còn thanh lọc sắc tộc hàng triệu người thiểu số Ba Lan bằng di dời cưỡng bức, với ý định tạo không gian sống cho người Đức.

Tội ác của Đức Quốc Xã đối với Ba Lan
Đài tưởng niệm cuộc thảm sát Wola, là cuộc tàn sát có hệ thống khoảng 40,000–50,000 người Ba Lan và quân thù, được gây ra bởi quân Phát Xít trong suốt cuộc Khởi nghĩa Warszawa vào mùa hè năm 1944
Nhân tố liên quanWehrmacht, Gestapo, SS, Orpo, Selbstschutz, Trawnikis, Sonderdienst, BKA, UPA, TDA
Thương vong
World War II casualties of Poland
World War II crimes in occupied Poland
Soviet repressions of Polish citizens (1939–46)
Massacres of Poles in Volhynia and Eastern Galicia

Những cuộc thảm sát đã cướp đi sinh mạng từ 2.7 tới 2.9 triệu người Do Thái Ba Lan và từ 1.8 tới 2.77 triệu người thiểu số Ba Lan, theo như Viện tưởng niệm quốc gia (IPN) thuộc chính phủ Ba Lan và các học giả khác.[a]Với số lượng tổn thất nhân mạng lớn cùng với sự những cái chết dân sự không đáng kể của những người không phải là người Do Thái ở các quốc gia bị chiếm đóng "vượt trội về chủng tộc" như Đan Mạch và Pháp, đã chứng thực các chính sách diệt chủng nhắm vào người Ba Lan.[3]

Các chính sách diệt chủng trong kế hoạch thực dân hóa của chính phủ Đức, Generalplan Ost, là tâm điểm của German tội ác chiến tranh của Đức đối với quốc gia Ba Lan, và tội ác chống lại loài người, được thực hiện từ năm 1939 đến năm 1945.[4] những giả định ban đầu trong kế hoạc tổng thể của Đức Quốc Xã là trục xuất và tiêu diệt khoảng 85% (hơn 20 triệu) công dân Ba Lan thuộc dân tộc Ba Lan, 15% còn lại bị biến thành nô lệ lao động.[5] Năm 2000, theo một đạo luật của Quốc hội Ba Lan, việc phổ biến kiến thức về các tội ác của Đức Quốc Xã và Liên Xô ở Ba Lan được giao cho Viện tưởng nhớ quốc gia, thành lập ở Warsaw vào 2 năm trước.[6][7]

Từ khi bắt đầu cuộc chiến chống Ba Lan, Đức dự định thực hiện kế hoạch của Adolf Hitler, được đặt ra trong cuốn sách Mein Kampf, để có được "không gian sống (Lebensraum) ở phía đông để cho thực dân Đức định cư.[2][8] Kế hoạch của Hitler đã kết hợp chủ nghĩa đế quốc cổ điển với tư tưởng chủng tộc của Đức Quốc Xã.[9] Ngày 28/8/1939, trước khi xâm lược Ba Lan, Hitler đã cho phép các chỉ huy của mình giết "không thương hại hoặc thương xót, tất cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em gốc Ba Lan."[10][11]

Việc thanh lọc sắc tộc được thực hiện một cách có hệ thống với dân Ba Lan. Ngày 7/9/1939 Reinhard Heydrich tuyên bố rằng tất cả các quý tộc, giáo sĩ và người Do Thái Ba Lan sẽ bị giết.[12] Ngày 12/9, Wilhelm Keitel đã bổ sunggiới trí thức của Ba Lan vào danh sách này. Ngày 15/3/1940, người đứng đầu SS, Heinrich Himmler tuyên bố: "Tất cả các chuyên gia Ba Lan sẽ bị bóc lột trong khu liên hợp công nghiệp quân sự của chúng ta. Sau đó, tất cả người Ba Lan sẽ biến mất khỏi thế giới này. Điều cấp bách là quốc gia Đức vĩ đại coi việc loại bỏ tất cả người Ba Lan là nhiệm vụ chính của mình."[13] Vào cuối năm 1940, Hitler đã xác nhận kế hoạch loại trừ "tất cả các phần tử dẫn đầu ở Ba Lan".[12]

Quotes

Citations

Tham khảo