Thành viên:Vutuan202/chỗ thử

John McCain
Chức vụ
Nhiệm kỳJanuary 3, 1987 – 
Tiền nhiệmBarry Goldwater
Chair of the Senate Armed Services Committee
Nhiệm kỳJanuary 3, 2015 – 
Tiền nhiệmCarl Levin
Chair of the Senate Indian Affairs Committee
Nhiệm kỳJanuary 3, 2005 – January 3, 2007
Tiền nhiệmBen Nighthorse Campbell
Kế nhiệmByron Dorgan
Nhiệm kỳJanuary 3, 1995 – January 3, 1997
Tiền nhiệmDaniel Inouye
Kế nhiệmBen Nighthorse Campbell
Chair of the Senate Commerce Committee
Nhiệm kỳJanuary 3, 2003 – January 3, 2005
Tiền nhiệmErnest Hollings
Kế nhiệmTed Stevens
Nhiệm kỳJanuary 20, 2001 – June 3, 2001
Tiền nhiệmErnest Hollings
Kế nhiệmErnest Hollings
Nhiệm kỳJanuary 3, 1997 – January 3, 2001
Tiền nhiệmLarry Pressler
Kế nhiệmErnest Hollings
Nhiệm kỳJanuary 3, 1983 – January 3, 1987
Tiền nhiệmJohn Rhodes (II)
Kế nhiệmJohn Rhodes (III)
Vị trí1st
Thông tin chung
Sinh29 tháng 8, 1936 (87 tuổi)
Coco Solo Naval Air Station, Panama Canal Zone, U.S.
Tôn giáoBaptist congregant
(brought up Episcopalian)[1]
Đảng chính trịRepublican
Con cái7 (including Meghan)
Trường lớpUnited States Naval Academy
WebsiteSenate website
Giải thưởng
  • Silver Star
  • Bronze Star Medal
  • Purple Heart
  • Legion of Merit
  • Distinguished Flying Cross
  • Navy Commendation Medal
  • Others
Binh nghiệp
Thuộc United States
Phục vụ United States Navy
Năm tại ngũ1958–1981
Cấp bậcCaptain
Tham chiếnVietnam War (POW)

Contras

Contra, còn được viết là là Contras, là tên gọi của nhiều nhóm vũ trang kiểu khủng bố tại Nicaragua từ năm 1979 đến đầu thập niên 90 được Hoa Kỳ bảo trợ nhằm lật đổ Chính quyền Quân sự Tái thiết Quốc gia do Mặt trận Giải phóng Quốc gia Sandinista (FLSN) lãnh đạo. Trong số các nhóm cấu thành riêng rẽ này, Lực lượng Dân chủ Nicaragua (FDN) là lực lượng lớn nhất về quân số lẫn tài chính. Năm 1987, hầu hết các nhóm Contra đều gộp chung vào một tổ chức thống nhất trên danh nghĩa Mặt Trận Kháng chiến Nicaragua (Resistencia Nicaragüense, RN).

Ngay từ giai đoạn mới hình thành, các nhóm phiến quân đã được Mỹ huấn luyện và hỗ trợ tài chính dẫn đến sự lệ thuộc triệt để về tiềm lực quân sự vào các khoản viện trợ từ Mỹ. Khi Quốc hội Hoa Kỳ cắt bỏ chính sách viện trợ do tốn kém, chính quyền Reagan đã dựng nên một kế hoạch bán vũ khí cho Iran để lấy tiền tiếp tục viện trợ cho các nhóm Contra này. Vụ việc sau đó thất bại khiến hàng loạt quan chức tình báo và quân sự Mỹ mất chức và bị truy tố.

Tên gọi "Contra" xuất phát từ contra trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là chống đối hay phản đối. Nhưng ở đây, contra là cách gọi tắt từ contrarevolución, có nghĩa là phản cách mạng. Nhiều thành viên phiến quân cho rằng contra mang hàm ý tiêu cực về họ nên thường xưng là các comando (biệt kích quân). Từ thập niên 1980, chính quyền Reagan và lãnh đạo các nhóm contra bắt đầu sử dụng một danh xưng mới, hợp lý hơn là la resistencia (kháng chiến).

Trong cuộc chiến tranh chống nhà nước Nicaragua, các lực lượng Contra đã gây ra không ít các vụ vi phạm quyền con người và hơn 1300 vụ tấn công khủng bố ở đất nước Trung Mỹ này.[2][3][4][5] Các phi vụ được thực hiện một cách bài bản và hệ thống trong một chiến lược giữa các nhóm riêng rẽ. Các phe phái ủng hộ Contra thường tìm cách nói giảm nói tránh về các vi phạm. Chính phủ Mỹ dưới thời Reagan thậm chí còn ra sức xây dựng một chiến dịch truyền thông theo hướng tích cực về các nhóm này.[6]

Lịch sử

Nguồn gốc

Contra không phải là một nhóm sắc tộc vũ trang mà được cấu thành từ ba nhóm nòng cốt:

  • Cựu quân nhân của lực lượng Vệ Binh Quốc gia Nicaragua và các phe phái hữu khuynh đã từng phục vụ dưới thời độc tài Somoza. Nhiều người trong nhóm này gia nhập nhánh quân sự của Lực lượng Dân chủ Nicaragua (FDN) và sau đó tham gia tổ chức Contra khác như Lữ đoàn 15 tháng 9, Lực lượng Biệt kích Chống Sandinista và Quân đội Giải phóng Dân tộc. Thời kỳ đầu mới thành lập, các nhóm này tương đối nhỏ và không để lại nhiều tiếng vang lớn.
  • Những người chống Somozi, ủng hộ cuộc cánh mạng nhưng sau đó từ bỏ Mặt trận Sandinista vì nhiều nguyên nhân. Nổi bật nhất trong số này là Edgar Chamorro, thành viên chủ chốt trong tổng cục chính trị của FDN. Một người khác là Jose Francisco Cardinal, từng là ủy viên Hội đồng Nhà nước Nicaragua, sau bỏ đi sống lưu vong vì bất đồng chính sách với chính phủ và lập ra tổ chức Liên minh Dân chủ Nicaragua (UDN), một nhóm đối lập của người Nicaragua lưu vong đóng tại Miami. Một nhóm khác là MILPAS (Milicias Populares Anti-Sandinistas), đội quân có thành phần chính là nông dân vũ trang ; lực lượng này do cựu binh lính Sandinista lập nên và hoạt động ở vùng núi phía bắc. Chỉ huy của nhóm này là Pedro Joaquín González (còn gọi là "Dimas").
  • Những dân thường Nicaragua không tham gia trực tiếp vào cuộc cánh mạng và phản đối chính quyền Sandinista.

Các nhóm chính

Với mưu đồ xây dựng một mặt trận thống nhất chống Sandinista để dễ dàng triển khai viện trợ, tình báo Mỹ CIA và Argentina đã ra sức thuyết phục các nhóm Lữ đoàn 15 tháng 9, UDN và nhiều phiến quân khác hợp nhất thành một tổ chức lớn lấy tên gọi là Lực lượng Dân chủ Nicaragua (Fuerza Democrática Nicaragüense, FDN). Tuy có nòng cốt từ cựu binh lính của chế độ Somoza, lãnh đạo của Bộ tư lệnh liên hợp của FDN, Adolfo Calero Portocarrero, một doanh nhâ

Chú thích