Thánh tượng

chỉ hình tượng thần, thánh do Giáo hội Cơ Đốc giáo sử dụng trong nghi thức tôn thờ, vái lạy, và hoạt động cầu chúc. Thánh tượng có cơ sở thần học của bản thân, đồng thời cũng có giá trị ngh

Thánh tượng,[1] ảnh Thánh hay linh ảnh (chữ Anh: icon, chữ Hi Lạp: Αγιογραφία, chữ Nga: Икона, chữ Hán: 聖像 / 圣像), chỉ phương thức vẽ tranh, chụp hình hoặc đắp tượng nhằm biểu đạt thánh, thần hoặc thần tích, chủ yếu là tác phẩm nghệ thuật tôn giáo truyền thống của Giáo hội Chính giáo Đông phương (en), Giáo hội Chính thống Đông phươngGiáo hội Công giáo Rôma. Giáo hội Công giáo Rôma mặc dù sử dụng Thánh tượng tương tự, nhưng phong cách nghệ thuật và phương thức tôn kính rất khác biệt so với Giáo hội Chính giáo Đông phương. Thánh tượng là một loại tranh vẽ, hình chụp hoặc tượng điêu khắc có cơ sở thần học của nó, cũng là loại hình hội hoạ có sẵn giá trị nghệ thuật, chiếm vị trí trọng yếu trong nghệ thuật Byzantinenghệ thuật Nga. Ngôn ngữ và thủ pháp hình thức hội hoạ của Thánh tượng khác biệt so với hội hoạ cận đại. Tôn thờ và vái lạy trong tôn giáo là chức năng cơ bản của Thánh tượng.

Thánh tượng Chúa Giê-xu Ki-tô do hoạ sĩ nổi tiếng Nga Andrei Rublev vẽ.

Từ thế kỉ VIII đến giữa thế kỉ IX, Đế quốc Đông La Mã đã phát sinh tranh luận liên quan đến vấn đề sùng bái Thánh tượng. Bắt đầu từ hoàng đế Leon III xứ Isauria ban bố pháp lệnh cấm chỉ sùng bái ngẫu tượng vào năm 726, trải qua thời kì hoàng đế trẻ Michael III thống trị vào năm 843, cho đến hoàng hậu nhiếp chính Theodora ban bố pháp quy Nicaea phản đối phá huỷ Thánh tượng, đã kéo dài liên tục 117 năm.[2]

Nguồn gốc lịch sử

Tranh khảm Basil xứ Caesarea.
Thánh tượng Giăng xứ Đa-mách. Ông viết chữ Ả-rập trong sách.
Thánh tượng vua Abgar V xứ Edessa.

Từ nguyên của Thánh tượng là εἰκών - chữ Hi Lạp cổ đại, nghĩa gốc là hình tượng, chỉ hình tượng của các thần, thánh như Đức Chúa Trời, hoá thân của Đức Chúa Trời cùng với Đức Mẹ, thiên sứ, thánh nhân,... do Cơ Đốc giáo, đặc biệt là Giáo hội Chính giáo Đông phương, các Giáo hội Chính thống Đông phương khác nhau, Giáo hội Công giáo RômaGiáo hội Công giáo Nghi thức Đông phương, sử dụng trong nghi thức tôn thờ, vái lạy và các hoạt động cầu chúc, là một bộ phận truyền thống của giáo hội.[3]

Thánh tượng xuất hiện vào thời kì đầu của lịch sử Giáo hội Cơ Đốc giáo, việc tôn sùng Thánh tượng đã khiến cho một bộ phận giáo sĩ trong giáo hội bồn chồn lo lắng về việc sùng bái ngẫu tượng. Giữa thế kỉ VIII và IX công nguyên, các cuộc đấu tranh tôn giáo và chính trị gây ra bởi sùng bái ngẫu tượng đã khởi phát Phong trào Phá huỷ Thánh tượng (Iconoclasm, en). Phong trào Phá huỷ Thánh tượng chia ra làm hai thời kì từ năm 716 đến năm 780 và từ năm 813 đến năm 843, các cuộc tranh luận của cả hai thời kì được khai triển chủ yếu vây quanh hai vấn đề, một là, có cho phép mượn phương tiện nghệ thuật để vẽ hình tượng thần thánh hay không; hai là, có cho phép sùng bái Thánh tượng hay không.[4] Giăng xứ Đa-mách đã phân biệt ba loại tranh vẽ khác nhau trong ba bài luận văn của ông,[5] lí luận của ông trở thành cơ sở thần học chủ yếu cho việc khôi phục sùng bái Thánh tượng tại Công đồng Nicaea lần thứ hai vào năm 787. Hình tượng của Chúa Cứu thế không thể vẽ mô phỏng được, nhưng mà hình tượng Chúa Cứu thế thông qua nhân cách hoá Chúa Giê-xu thì có thể vẽ được, do đó Thánh tượng lí tưởng phải hoàn toàn nhất loạt, tuy nhiên bởi vì năng lực và thói quen của người vẽ khác nhau, cho nên mỗi một Thánh tượng có sự khác nhau.[6]

Được coi là một loại hình hội hoạ, Thánh tượng ngoài giá trị tôn giáo ra còn có giá trị nghệ thuật, được sự quan tâm và chú ý của các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật. Thánh tượng thường xuất hiện bằng hình thức tranh tempera ván gỗ, nhưng các tranh bích hoạ, tranh khảm, tranh sơn dầu, tranh in trên giấy, tranh lụa dệt, tranh đúc kim loại và hình thức điêu khắc trên các vật liệu như gỗ, đá và ngà voi, cũng rất phổ biến.[7] Tạo hình Thánh tượng có sự khác biệt so với hội hoạ cận đại sau thế kỉ XV, các bức tranh không bị sự giới hạn của yếu tố thời gian và không gian thống nhất, biểu hiện ra các khuynh hướng như phẳng, tĩnh, đối xứng, trừu tượng và phong cách hoá, các yếu tố hội hoạ như đường nét, màu sắc,... trong bức tranh thông thường có sẵn tính biểu tượng, dùng để biểu đạt hàm ý trong tôn giáo.

Thánh tượng ra đời trong truyền thống hội hoạ cổ điển, căn cứ vào tín điều tôn giáo, hình thức và nội dung của các bức tranh cổ đại đã được tiến hành chọn lựa và cải tạo, Đế quốc Byzantine là trung tâm của hội hoạ Thánh tượng. Tuy nhiên, do nguyên nhân của Phong trào Phá huỷ Thánh tượng nên tuyệt đại đa số Thánh tượng vào thời kì đầu chưa thể lưu truyền cho đến nay, chỉ có thiểu số Thánh tượng vào thế kỉ VI - thời kì hoàng kim của nghệ thuật Byzantine, được bảo tồn trong Tu viện Thánh Catherinenúi Sinai, Ai Cập. Những bức Thánh tượng này sử dụng kĩ xảo và phương pháp vẽ sáp màu giống với tranh chân dung Fayum Ai Cập (en), thể hiện đặc trưng tả thực của hội hoạ cổ đại khi vẽ mô phỏng nhân vật, y phục, trang sức và không gian. Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XI, dưới sự thống trị của Vương triều Macedonia (en), nghệ thuật Byzantine nghênh đón thời kì hoàng kim lần thứ hai, đã xuất hiện trường học chuyên vẽ Thánh tượng, Thánh tượng cỡ nhỏ tinh xảo và bản chép bằng tay có chèn tranh vẽ. Thánh tượng Byzantine suốt thời kì này ảnh hưởng xa tận đến nước Ý thời Trung cổRus' Kiev.[6] Đỉnh cao thứ ba của sự phát triển Thánh tượng Byzantine xuất hiện vào cuối đế quốc do Vương triều Palaiologos thống trị từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, nhà thờ Chora (ngày nay là nhà thờ Hồi giáo Kariye) ở Istanbulnúi AthosHi Lạp, đã bảo tồn tác phẩm kinh điển của Thánh tượng vào thời kì này, cho thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật ByzantinePhục hưng Văn nghệ Ý.

Ngoài Đế quốc Byzantine ra, đảo Crete, Romania, Serbia, Nga, Syria, khu vực Caucasus, Ai Cập, Ethiopia cùng với thế giới Công giáo Rôma mỗi nơi đều có truyền thống Thánh tượng của riêng mình. Trong đó Thánh tượng Nga bắt đầu từ lúc tiếp nhận Cơ Đốc giáo vào cuối thế kỉ X kéo dài liên tục cho đến nay, dưới ảnh hưởng của Byzantine đã phát triển lịch sử có tính đặc sắc dân tộc. Thánh tượng của Nga chủ yếu chia làm ba trường phái địa phương: Tây Nam (Kyiv), Tây Bắc (NovgorodPskov), cùng với Đông Bắc (Vladimir-SuzdalMoscow), nhân vật đại biểu chủ yếu của trường phái hội hoạ Thánh tượng Nga có Theophanes Hi Lạp (en), Andrei Rublev, Dionisius (en) và Simon Ushakov (en).

Tác phẩm nghệ thuật đại biểu

Tên tác phẩmThông tin tác phẩmTác phẩm
Tranh Cứu Chúa Toàn năng
Tranh Đức Mẹ Vladimir
Chúa Giê-xu Ki-tô giáng lâm địa ngục
Tranh Chúa Ba ngôi

Đánh giá của xã hội

Do thánh tượng được các tín đồ coi là thánh vật tôn giáo, do đó các thánh tượng nổi tiếng đa phần đều có truyền thuyết "hiển linh", những truyền thuyết này đã gia tăng tính thiêng liêng và tiếng tăm của Thánh tượng, đồng thời khiến cho những bức Thánh tượng này được sao chép rộng khắp, nhận được nhiều sự tôn sùng hơn. Trong hội hoạ Thánh tượng, bản sao được coi là tranh vẽ giống với bản gốc. Một số tranh vẽ Cứu Chúa nổi tiếng nhất thường được cho là "được tạo ra bởi Chúa Trời" hoặc "không phải do con người vẽ".

Vào nửa sau thế kỉ XIX, giá trị nghệ thuật của Thánh tượng mới được coi trọng lại. Đầu thế kỉ XX, các bức Thánh tượng đã từng truyền cảm hứng cho các hoạ sĩ cánh tiên phong như Kazimir Malevich, trở thành một những tham chiếu trọng yếu của trường phái nghệ thuật hiện đại là chống phong cách học viện, chống tả thực như chủ nghĩa trừu tượng.

Từ nguyên của đồ tượng học (iconology) - một trong những phương pháp trọng yếu nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, chính là Thánh tượng.

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài