Thông thiên học

Thông thiên học (Theosophy) là một tôn giáo được thành lập ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX. Trường phái tôn giáo mới này được thành lập chủ yếu do công của Helena Blavatsky vốn là một người Nga và hình thành do sự đúc rút từ những lời dạy chủ yếu từ các tác phẩm của bà Blavatsky (phát âm tiếng Việt như là: Bờ-Lơ-vát-x-ky). Tuy vậy, người sáng lập Thông Thiên Học Helena Blavatsky thì lại nhấn mạnh rằng nó không phải là một tôn giáo[1], dù rằng bà Blavatsky gọi nó là sự truyền bá hiện đại của "tôn giáo phổ quát một thời" mà bà cho rằng đã tồn tại từ sâu thẳm trong quá khứ của con người[2].

Biểu tượng của Thông Thiên học

Thông thiên học được các học giả về tôn giáo phân loại vừa là một phong trào tôn giáo mới vừa là một phần của dòng huyền bí (Huyền môn) của Thuyết bí truyền phương Tây, thuyết huyền linh này dựa trên cả các triết lý châu Âu lâu đời hơn như Chủ nghĩa Tân Platon và các tôn giáo châu Á như Ấn Độ giáoPhật giáo. Các học giả về tôn giáo là những người đã nghiên cứu Thông thiên học đã mô tả nó như một tôn giáo[3] dù rằng nó có học thuyết nhưng không trình bày điều này như giáo điều mà diễn đạt theo lối kể chuyện[4]. Tập tác phẩm hệ thống lại các tín điều này là cuốn sách có tựa đề "Những giai thoại huyền bí" của tác giả người Mỹ Henry Steel Olcott.

Đại cương

Tập tin:Ascended Master Teachings.jpg
Các vị Chân sư của Thông Thiên học

Như Blavatsky đã trình bày, Thông Thiên Học dạy rằng có một tình huynh đệ cổ xưa và bí mật của các bậc cao đồ tâm linh được gọi là Chân sư, những người mặc dù được tìm thấy trên khắp thế giới nhưng họ là những cao nhân thần bí cư ngụ ở Tây Tạng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Blavatsky cho rằng những Chân sư này đã trau dồi trí tuệ vĩ đại và sức mạnh siêu nhiên, và các Nhà Thông thiên học tin rằng chính họ là người đã khởi xướng phong trào Thông thiên học hiện đại thông qua việc phổ biến giáo lý của họ qua Blavatsky. Họ tin rằng những Chân sư này đang cố gắng làm sống lại kiến thức về một tôn giáo cổ xưa từng được tìm thấy trên khắp thế giới và tôn giáo này sẽ lại làm lu mờ các tôn giáo hiện có trên thế giới. Tuy nhiên, các nhóm Thông Thiên Học không gọi hệ thống của họ là một "tôn giáo". Thông Thiên Học thuyết giảng về sự tồn tại của một Đấng Tuyệt đối thiêng liêng duy nhất. Chính nó thúc đẩy một vũ trụ học ánh xạ trong đó vũ trụ được coi là sự phản chiếu ra bên ngoài từ cái Tuyệt đối này.

Tổ chức huyền linh Hội Thông thiên học dạy rằng mục đích của cuộc sống con người là sự giải phóng tâm linh và nói rằng linh hồn con người trải qua sự tái sinh sau khi chết thể xác theo một quá trình của nghiệp. Nó thúc đẩy các giá trị phổ quát của tình anh, tình huynh đệ và cải thiện xã hội, mặc dù nó không quy định các quy tắc đạo đức cụ thể. Thông Thiên Học đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mang kiến thức về các tôn giáo Nam Á đến các nước phương Tây, cũng như khuyến khích niềm tự hào về văn hóa ở các quốc gia Nam Á khác nhau. Nhiều nghệ sĩ và nhà văn nổi tiếng cũng đã bị ảnh hưởng từ các giáo lý Thông Thiên Học. Các ý tưởng Thông thiên học cũng đã gây ảnh hưởng đến một loạt các phong trào và triết học bí truyền khác, trong số đó có Anthroposophy, Church Universal and Triumphant, và New Age. Dù vậy, nhiều quan điểm cho rằng Thông Thiên Học đó không nên được coi là một tôn giáo là một niềm tin đã được duy trì[5], những người thay vào đó coi nó như một hệ thống bao hàm những gì họ coi là "sự thật thiết yếu" làm nền tảng cho tôn giáo, triết học và khoa học[6], các nhóm Thông Thiên Học cho phép các thành viên theo các tôn giáo khác[7], dẫn đến các nhà Thông thiên học cũng xác định là Cơ đốc nhân, Phật tử hoặc Ấn giáo[8].

Chú thích

Họa phẩm về Helena Blavatsky

Tham khảo

  • Bednarowski, Mary Farrell (1980). “Outside the Mainstream: Women's Religion and Women Religious Leaders in Nineteenth-Century America”. Journal of the American Academy of Religion. 48 (2): 207–231. doi:10.1093/jaarel/XLVIII.2.207. JSTOR 1462703.
  • Bergunder, Michael (2014). “Experiments with Theosophical Truth: Gandhi, Esotericism, and Global Religious History”. Journal of the American Academy of Religion. 82 (2): 398–426. doi:10.1093/jaarel/lft095.
  • Bevir, Mark (1994). “The West Turns Eastward: Madame Blavatsky and the Transformation of the Occult Tradition”. Journal of the American Academy of Religion. 62 (3): 747–767. doi:10.1093/jaarel/LXII.3.747. JSTOR 1465212.
  • Bevir, Mark (2003). “Theosophy and the Origins of the Indian National Congress”. International Journal of Hindu Studies. 7 (1): 99–115. doi:10.1007/s11407-003-0005-4. JSTOR 20106850. S2CID 54542458.
  • Bryson, Mary E. (1977). “Metaphors for Freedom: Theosophy and the Irish Literary Revival”. The Canadian Journal of Irish Studies. 3 (1): 32–40. doi:10.2307/25512386. JSTOR 25512386.
  • Charjes, Julie (2012). “Metempsychosis and Reincarnation in Isis Unveiled”. Theosophical History. 16: 128–150.
  • Charjes, Julie (2016). “Blavatsky and Monotheism: Towards the Historicisation of a Critical Category”. Journal of Religion in Europe. 9 (2–3): 247–275. doi:10.1163/18748929-00902008.
  • Dixon, Joy (1997). “Sexology and the Occult: Sexuality and Subjectivity in Theosophy's New Age”. Journal of the History of Sexuality. 7 (3): 409–433. JSTOR 4629636.
  • Hammer, Olav (2009). “Schism and Consolidation: The Case of the Theosophical Movement”. Trong James R. Lewis (biên tập). Sacred Schisms: How Religions Divide. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 196–217.
  • Hanegraaff, Wouter (1996). New Age Religion and Western Culture: Esotericism in the Mirror of Secular Thought. Leiden: Brill. ISBN 978-9004106956.
  • Hanegraaff, Wouter J. (2017). “The Theosophical Imagination”. Correspondences: An Online Journal for the Academic Study of Western Esotericism. 5: 3–39.
  • Kirkley, Evelyn A. (1998). “"Equality of the Sexes, But…": Women in Point Loma Theosophy, 1899–1942”. Nova Religio: The Journal of Alternative and Emergent Religions. 1 (2): 272–288. doi:10.1525/nr.1998.1.2.272. JSTOR 10.1525/nr.1998.1.2.272.
  • Kraft, Siv Ellen (2002). “"To Mix or Not to Mix": Syncretism/Anti-Syncretism in the History of Theosophy”. Numen. 49 (2): 142–177. doi:10.1163/156852702760186754. JSTOR 3270480.
  • Lavoie, Jeffrey D. (2012). The Theosophical Society: The History of a Spiritualist Movement. ISBN 9781612335537.
  • Neufeldt, Ronald (1986). “In Search of Utopia: Karma and Rebirth in the Theosophical Movement”. Trong Ronald W. Neufeldt (biên tập). Karma and Rebirth: Post Classical Developments. Albany: State University of New York Press.
  • Prothero, Stephen (1993). “From Spiritualism to Theosophy: "Uplifting" a Democratic Tradition”. Religion and American Culture: A Journal of Interpretation. 3 (2): 197–216. JSTOR 1123988.
  • Prothero, Stephen (1995). “Henry Steel Olcott and "Protestant Buddhism"”. Journal of the American Academy of Religion. 63 (2): 281–302. doi:10.1093/jaarel/LXIII.2.281. JSTOR 1465402.
  • Prothero, Stephen (1996). The White Buddhist: The Asian Odyssey of Henry Steel Olcott. Bloomington: Indiana University Press.
  • Santucci, James A. (2008). “The Notion of Race in Theosophy”. Nova Religio: The Journal of Alternative and Emergent Religions. 11 (3): 37–63. doi:10.1525/nr.2008.11.3.37. JSTOR 10.1525/nr.2008.11.3.37.
  • Scott, J. Barton (2009). “Miracle Publics: Theosophy, Christianity, and the Coulomb Affair”. History of Religions. 49 (2): 172–196. doi:10.1086/649525. JSTOR 10.1086/649525. S2CID 161606445.
  • Van Wormer, Stephen R.; Gross, G. Timothy (2006). “Archaeological Identification of an Idiosyncratic Lifestyle: Excavation and Analysis of the Theosophical Society Dump, San Diego, California”. Historical Archaeology. 40 (1): 100–118. doi:10.1007/BF03376717. JSTOR 25617318. S2CID 141573487.
  • Vinitsky, Ilya (2006). “Where Bobok Is Buried: The Theosophical Roots of Dostoevskii's "Fantastic Realism". Slavic Review. 65 (3): 523–543. doi:10.2307/4148662. JSTOR 4148662. S2CID 163253453.

Liên kết ngoài

Xem thêm