Thơ tuồng

Thơ tuồng là một thể loại văn chương Việt Nam hình thành ở miền Trungmiền Nam Việt Nam có lẽ phổ biến nhất vào thế kỷ 18, 19 và sang đầu thế kỷ 20.

Thơ tuồng có phần giống loại thơ truyện lục bát nhưng khác ở chỗ thường thêm những đoạn văn thuộc bộ môn hát tuồng gồm có văn xuôi, thể thơ bảy chữ, thể đối... Tên gọi những đoạn này là:

  • Xướng (lục bát)
  • Tán: văn xuôi
  • Hát khách (còn gọi là loạn): hai câu bảy chữ, thường là văn chữ Nho
  • Hát nam (còn gọi là vãn): câu sáu, bảy, tám chữ không đồng đều, gieo vần cước vận và yêu vận
  • Thán: câu bảy chữ, thường là văn chữ Nho

Có thể nói thơ tuồng là thơ lục bát được soạn thêm hình thức hát tuồng để trình diễn. Tuy nhiên nó cũng không phải là tuồng thuần túy vì cốt lõi vẫn là phần kể truyện chứ không phải chỉ là đối thoại.

Tác phẩm

  • Văn Doan diễn ca (thường gọi là thơ tuồng chàng Lía)
  • Trương Ngộ diễn ca
  • Lang Châu toàn truyện
  • Thơ Trần đại lang
  • Chiêu Quân cống Hồ thơ, Chiêu Quân tân truyện,
  • Ông Trượng Tiên Bửu
  • Thằng Lãnh bán heo

Tham khảo

  • Nguyễn Văn Sâm. Người hùng Bình Định nổi loạn Truông Mây, thơ tuồng Chàng Lía. Westminster, CA: Viện Việt-học, 2012.