Thảo luận:Danh sách thuật ngữ ngôn ngữ học

(Đổi hướng từ Thảo luận:Danh sách các thuật ngữ ngôn ngữ học)
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi MeigyokuThmn trong đề tài Ý kiến về chất lượng trang

Thuật ngữ bằng tiếng Việt

Tôi cho rằng phần thuật ngữ bằng tiếng Việt nên dùng Hán Việt nhưng theo ngữ pháp tiếng Việt và ưu tiên dùng thuật ngữ thuần Việt nếu có thể. Nguyễn Thanh Quang 22:26, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Xin mời bạn bắt tay vào việc Việt hoá. Chỉ xin lưu ý đến sự nhất trí trước sau và không thể bị lầm lẫn của một thuật ngữ. --Baodo 22:43, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Mood, voice, person, number, tense, and aspect

Theo tôi, mood nên gọi là trạng hay lối còn voicethể hay giọng cho nhất quán. Nguyễn Thanh Quang 10:02, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)

OK. Thuật ngữ tiếng Anh thì tôi biết, còn thuật ngữ tiếng Việt (nhất là trong phạm vi ngôn ngữ học) thì tôi phải đứng sau các người Việt. Mekong Bluesman 11:18, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
OK, tạm ghi như vậy. Sau khi dùng trong câu văn sẽ rút được kinh nghiệm nhiều hơn. Chữ giọng cho voice với nghĩa riêng dành cho văn pháp tôi nghi ngờ... và để tồn nghi. --Baodo 16:27, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Tôi chỉ muốn hỏi: voice = "thể" (thể chủ động, thể bị động), tense = "thì", "thời" (thì vị lai, thì quá khứ), đúng không? Còn mood thì tôi không biết. Mekong Bluesman 11:54, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Đối với động từ thì thường có các cách biến đổi trên. Moodtrạng, thức hay lối, Trung văn gọi là ngữ khí 語气. Aspectthức hay thể. Chữ thểthức có vẻ bị lạm dụng nhiều trong tiếng Việt. Voice có lẽ gọi là giọng thì hay hơn, nhưng các sách ngữ pháp tiếng Việt dùng nhiều nên thành quen. Nguyễn Thanh Quang 13:22, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Voice

  1. Phonetics sound uttered with resonance of the vocal cords (used in the pronunciation of vowels and certain consonants). [usu. as adjective voiced] Phonetics utter (a speech sound) with resonance of the vocal cords. ---- Ví dụ trong Phạn ngữ, đây là những phụ âm có âm vang, khi phát âm, cổ và hàm rung vang (khác với tử âm). Khi ghi voiced mình nên dịch có âm vang (de. tönend).
  2. Grammar a form or set of forms of a verb showing the relation of the subject to the action: the passive voice.--Cái này gốc Latinh là genus verbi, là giống động từ có vẻ đúng hơn. Nên gọi là thể chủ/bị động, như đã thực hiện.

--Baodo 21:40, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Trong bài tiếng Hy Lạp, tôi gọi voicedcó kêuvoicelesskhông kêu. Nguyễn Thanh Quang 22:07, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Phát âm ra tiếng "kêu", nói không "kêu" có được? Cái này khó tả nhưng tôi vẫn thử làm xem Quang có thể tả bằng tiếng Việt được không: Phát âm K (velar, nhấn giọng đọc từ cổ, khá mạnh) rờ cổ sẽ cảm nhận âm tắt ngay sau khi phát (hoặc vang rất ngắn). Còn G có cường điệu (cũng velar, đọc như chữ G của chữ ), rờ vào cổ sẽ thấy âm vang lâu hơn, tay cảm nhận sự rung. Tôi và Lê Mạnh Thát gọi là âm vang/âm tắt. Phát âm tiếng Đức/Phạn nặng nên mô tả những loại âm dễ hơn. Tiếng Việt âm môi và âm theo phần trên của mồm nhiều nên không biết tả ra sao để người hiểu.--Baodo 22:18, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Thực sự chuyên môn của tôi không phải là ngôn ngữ học hay âm vị học. Tuy nhiên tôi thấy tên gọi chỉ là tên gọi bên ngoài, gọi thế nào ngắn gọn mà vẫn biểu đạt được bản chất, ý nghĩa thì tốt; không được thì đành phải giải thích chi tiết. Bản thân trong tiếng Anh voiceless consonant thì đâu có nghĩa là nó không có voice :) Tuỳ nghi các anh sửa chữa nếu thấy hợp lý. Nguyễn Thanh Quang 22:37, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)

stem & root

Chớ có đổi "thân" và "gốc" trong lĩnh vực ngôn ngữ. Động từ căn = verb root, danh từ cán = noun/nominal stem, động từ cán = verb/verbal stem. Có thắc mắc nên xem lại khái niệm ngôn ngữ Ấn-Âu trong tiếng Phạn. Những từ "thân" và "gốc" được dùng sát nghĩa. --Baodo 23:14, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Một vài điều không chính xác

  • Có những điểm tôi thấy không chính xác (từ Wiki Anh văn?) ở một bảng thuật ngữ ngôn ngữ học, đó là chữ case. Nói sát nghĩa, chỉ có 8 cases (với con số 8 được dùng max. ở tiếng Phạn), những chữ case khác được thêm vào như absolutive case, adverbial case v.v... thì nghĩa của case đặc thù ngữ học đã mất và cũng hơi... thừa.
  • Ablative dịch cách li không chuẩn, mặc dù cách li là một trong những khía cạnh của ablative. Nếu phải ghi một từ tương đương, nó phải là cách bắt nguồn (nguyên uỷ), vì ablative chỉ nguyên nhân, chỉ chỗ xuất xứ local/causal. Ví dụ:
Local: Té từ ngựa, đi từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau
Causal: Vì đau buồn anh ta lâm bệnh.

Có những cách dịch chưa sát nghĩa, tôi sẽ làm fine-tuning sau. Mọi người nhanh quá!!! :O --Baodo 19:37, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Phần V

Trong phần V của bài này, ngoài VOSVSO language còn có "VSOP Grande Champagne Louis XIII language" có cú pháp và ngữ pháp không theo thứ tự nào nhưng đa số mọi người nghe có thể hiểu người nói ... sau nửa chai VSOP Cognac. Mekong Bluesman 21:24, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Đề nghị không nên dùng "bổ ngữ"

Từ bổ ngữ dùng cho "object" là một ví dụ cho việc dùng thuật ngữ ngôn ngữ học không chính xác, thậm chí là sai ở VN từ trước nay. Mình không nên dùng làm mục từ chuẩn mà chỉ làm liên kết thôi

Tôi đưa hai nguyên do vì sao không chuẩn:

  1. bổ ngữ hầu như được hiểu là từ bổ nghĩa, trùng với cách dùng complement (có lúc được hiểu như attribute = định ngữ, thuộc ngữ), mà thật là nó được dùng như vậy (nouns used as complements = danh từ tác bổ ngữ 名詞作補語). Bổ ngữ chỉ có thể đại diện danh từ object khi chữ bổ Hán-Việt được hiểu ở thể bị động, từ được bổ...... và đó là trường hợp hi hữu. Từ trực bổ cho accusative rất đúng, nhưng đây chỉ sự chủ động trực bổ của chủ ngữ.
  2. Thụ từ hoặc tân/khách ngữ đúng, nhưng tân 賓 = khách 客 ngữ ít đọc (một vài quyển văn phạm xuất bản sau này có dùng). Có hai cách giải hai từ: Chủ ngữ (subject/nominative) và khách/tân ngữ, hoặc chủ (động) và thụ (động). Cả hai đều trình bày rất chính xác quan hệ subject-object trên cả hai phương diện. Tôi chọn thụ từ làm lexem. Ngoài lĩnh vực ngôn ngữ, object = đối tượng.

Tôi đông ý với cách dùng dưới:

SVO language ngôn ngữ theo dạng "chủ-động-thụ" từ.

Ai thắc mắc thì hãy gõ "bổ ngữ" vào Google xem bổ ngữ được dùng như thế nào.

Phần dưới tôi không hiểu là gì?

| language isolate
| ngôn ngữ độc lập

isolated language? --Baodo 01:29, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Language isolate

Đó là cách dịch (vụng về?) của tôi (từ language isolate thành "ngôn ngữ độc lập"). Nếu sai Baodo cứ sửa. Mekong Bluesman 01:45, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tôi cũng nghe thấy "thụ từ" nhiều hơn "bổ ngữ". Mekong Bluesman 01:47, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Không không, Mekong Bluesman dịch ok :-), chỉ vì dùng dạng isolate (back-form.) cho isolated nên tôi vội đọc sai... var.: cô lập, cách li. --Baodo 01:58, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tôi đã nghĩ đến "cách biệt" và "biệt lập" (nhưng không nghĩ đến "cô lập" -- Viet is not my mother tongue). Nhưng sợ hai từ đó có thể mang nghĩa "isolated" nên dịch cái tính chất "independent, not having genetic influence" của language isolate. Baodo nghĩ là nên đổi thành "ngôn ngữ cô lập" hay sao? Mekong Bluesman 02:29, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Đã nói ok rồi mà, chỉ đưa ra var. cho biết nhau chơi thôi :-). Hôm nay không muốn chẻ cọng tóc nữa đâu... phục sức làm việc của BLTN lắm rồi! --Baodo 02:35, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Vì sao ghi "tha âm vị"?

Ai giải thích giúp tôi từ "tha âm vị" được? (theo cách chiết tự và từ nguyên ngữ học). Hiện tượng này có trong tiếng Phạn và nó đúng là đồng vị âm. Muốn biết thêm cách phát âm và vì sao có tên xin cứ hỏi.

allophone = tha âm vị, đồng vị âm

Thân --Baodo 01:38, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Sở hữu cách

Trong tiểu mục đề S của bài này có người viết thêm, gần đây, một dòng cho sở hữu cách, đặc biệt cho tiếng Slovak. Sở hữu cách đã có một dòng cho nó -- posessive case. Có ai có thể giải thích thêm được không? Mekong Bluesman 01:14, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)

Cảm ơn Mekong Bluesman, tôi tìm cẩu thả không thấy nên đã viết thêm. Thaisk 09:24, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)

Ý kiến về chất lượng trang

Bài viết này thực sự nát quá, tất nhiên là thông cảm vì bài này được tạo từ tận hồi năm 2005. Nếu ai muốn đóng góp thì nên tìm mấy cuốn từ điển đối chiếu thuật ngữ ngôn ngữ học ở Việt Nam. Ví dụ:

  • Thuật ngữ ngôn ngữ học Anh-Việt Việt-Anh (Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng), 2004
  • Từ điển đối chiếu thuật ngữ ngôn ngữ học (Việt-Anh, Anh-Việt) (Nguyễn Thiện Giáp), 2018
  • Từ Điển Thuật Ngữ Ngôn Ngữ Học Việt - Anh - Pháp - Nga (Vương Toàn), 2003

Lưu ý sách được phát hành gần nhất không có nghĩa là nội dung hợp lý nhất. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:28, ngày 15 tháng 5 năm 2022 (UTC)

Quay lại trang “Danh sách thuật ngữ ngôn ngữ học”.