Thảo luận:Hwang Jeong-ri

Dự án Điện ảnh
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Điện ảnh, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Điện ảnh. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Thiếu tên đề mục

Đọc tên Huỳnh Chính Lợi cứ tưởng một bác người Việt nào. Hóa ra một bác Hàn Quốc ở Hong Kong mà thi thoảng vẫn thấy trên phim chưởng. Sao không để tên người ta nguyên như tên Latinh hóa. bàn luận không kí tên vừa rồi là của 203.160.1.47 (thảo luận • đóng góp)

Tôi cũng đồng ý với bạn. Bạn có thể xem Danh sách Tổng thống Hàn QuốcThảo luận:Danh sách Tổng thống Hàn Quốc để thấy rõ việc viết tên Hàn Quốc ở Wiki hiện nay như thế nào. An Apple of Newton thảo luận 17:10, 23 tháng 11 2006 (UTC)

Huỳnh Chính Lợi được (người Việt) biết đến như một diễn viên phim chưởng HongKong hơn là một người Hàn Quốc. Hơn nữa trong bài viết tôi đã chú dẫn rất chi tiết tên gốc bằng cả tiếng Hàn lẫn Hán tự và cả các biến thể Latin hóa. Thiết nghĩ, cách gọi lạ hay quen đều do thói quen mà ra, chẳng hạn như mấy năm gần đây người ta hay dùng từ Xinhoa để trích dẫn thay vì Tân Hoa Xã. Có lẽ những người chuyển tự các bài viết từ ngôn ngữ không phải tiếng Trung sang tiếng Việt đã không (thể) Việt hóa được các định danh một cách thông thường. Chienquoc 01:32, 24 tháng 11 2006 (UTC)

Đa phần các tên Hàn có gốc Hán nên dịch âm ra Hán-Việt thì tốt hơn vì thể hiện được ý nghĩa mà phiên âm latinh không có, các kiểu tên latinh khác vẫn có thể chuyển hướng về đây. Nếu không phiên âm Hán Việt thì nhìn tên Syngman Rhee sao biết được đây là người họ Lý và là hậu duệ Lý Long Tường, Panmunjeom là Bàn Môn Điếm... Ngoài ra, nên gọi là "Hoàng" cho sát với phiên âm latinh "Hwang" hay vì "Huỳnh". Xem thêm Thảo luận:An Trinh Hoàn. Nguyễn Thanh Quang 09:28, 24 tháng 11 2006 (UTC)
  • Tôi rất tán thành ý kiến của bạn Nguyễn Thanh Quang. Khi gặp một định danh có gốc Hán tự thì rất nên Hán Việt hóa. Đặc biệt đối với tiếng Hàn vốn vay mượn rất nhiều vốn từ Hán nhưng khi Hàn hóa lại không giữ được sự rõ nghĩa, nhiều khi rất nhập nhằng. Chẳng hạn như từ "Sung" thì lúc này mang nghĩa "Thành", lúc khác là "Thánh", khi thì là "Tinh". Chính lẽ đó mà người Hàn vẫn thường dùng song song cả tiếng Hán và tiếng Hàn trong sách báo, danh thiếp...Theo tôi những năm gần đây chính những người viết, dịch sách báo hoặc vì cẩu thả, hoặc lười, hoặc nghèo vốn từ Hán Việt ... đã dần dần làm cho người Việt cảm thấy xa lạ với chính thứ tiếng của mình.--Chienquoc 13:21, 24 tháng 11 2006 (UTC)
  • Thực ra Hoàng hay Huỳnh nhiều khi cũng dùng chung cho nhau được, nhưng nói chung là do thói quen cả, tuy hiếm khi nào có ai viết Hoàng Thúc Kháng thay vì Huỳnh Thúc Kháng. Sự gọi chệch tên cũng có thể vì kiêng Tên Húy hoặc cũng do khác biệt Nam Bắc chẳng hạn như Nhơn - Nhân, Châu - Chu, Chánh - Chính, Mạng - Mệnh... Riêng tôi chỉ ưa lối viết miền Bắc.--Chienquoc 13:21, 24 tháng 11 2006 (UTC)
Quay lại trang “Hwang Jeong-ri”.