Thảo luận:Lê Bá Khánh Trình

Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Hailuadk trong đề tài Tiêu chuẩn đưa vào
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

==Nội dung==

Untitled

Tôi thấy nội dung bài viết còn sơ sài quá, trong khi đó thông tin quanh ông thì lại rất nhiều..?/

Tiêu chuẩn đưa vào

Tôi kiểm tra trên Google thấy Lê Bá Khánh Trình được 950 lần tìm kiếm. [1]--Thành viên:Lương Hoàng Hưng

Xem này. Có đến 9.111 hit.Lưu Ly 10:28, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Lê Bá Khánh Trình thì cũng khá nổi tiếng. Nhưng nếu xét theo các tiêu chuẩn của Wiki hiện nay thì nhân vật này không đạt. Kết của google chỉ hơn 100. Huy chương vàng toán quốc tế và tiến sĩ thì cũng không phải là thành tích đặc biệt xuất sắc. Khác chăng là huy chương vàng đặc biệt thôi. Không biết người này còn thành công nào khác nữa không?--Sparrow 23:02, ngày 22 tháng 4 năm 2007 (UTC)

Le Bá Khánh Trình chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, rất nổi tiếng. International Mathematical Olympiad là một giải toán học dành cho sinh viên, tổ chức khá rộng, có thể so sánh với các thế vận hội sinh viên tương tự như Thế vận hội Thể thao Sinh viên Quốc tế. Tôi thấy ở các kì thi tiếp theo có ít nhất 7 người Việt Nam cũng đạt huy chương vàng, đạt điểm tối đa 42/42. Giải đặt biệt các nước khác cũng được trao hơn 20 lần, có người được trao hai lần.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:39, ngày 22 tháng 5 năm 2007 (UTC)

IMO là dành cho học sinh.--Sparrow 15:42, ngày 22 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Theo thống kê của IMO, Việt Nam có 9 học sinh từng đạt điểm tuyệt đối (42/42) trong một kì thi Toán Quốc tế: Lê Bá Khánh Trình (1979), Lê Tự Quốc Thắng (1982), Đàm Thanh Sơn (1984), Ngô Bảo Châu (1988), Đinh Tiến Cường (1989), Ngô Đắc Tuấn (1995), Đỗ Quốc Anh (1997), Lê Hùng Việt Bảo, Nguyễn Trọng Cảnh (2003) (tên in đậm là học sinh đã giành được 2 HCV). conbo 10:27, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Theo tôi các anh đang nhầm về cách nhận định tài năng của thầy Trình.Không một dân toán nào mà lại không biết tới cái tên Lê Bá Khánh Trình hay Lê Tự Quốc Thắng cả!Các anh cứ thử vào trường Bách Khoa,trường KHTN hỏi về 2 thầy xem là tỉ lệ bao nhiêu người biết.Và 2 thầy là hình mẫu để cho dân chuyên toán phấn đấu,nếu các anh thấy là những người âm thầm làm việc để tạo ra thành tựu trong khoa học tự nhiên là tầm thường thì cứ xoá đi nhưng lần sau thì đừng có mà phát ngôn là thầy Trình hay thầy Thắng là tầm thường.Tôi cho rằng đây có thể cho là một diễn đàn mở nên đừng có tự đề cao quá mà dần làm mất đi giá trị mà nó có thể đem lại.Hungbkct 15:42, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Bạn Hungbkct hãy đưa ra dẫn chứng chứng tỏ TS. Lê Bá Khánh Trình có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, được công nhận ở tầm quốc tế đi đã. Ai chẳng biết thí sinh Lê Bá Khánh Trình được điểm tuyệt đối (40 thì phải), nhưng quan trọng là sau này có thành tựu gì nổi bật, bạn phải nêu ra được chứ. Mà nếu đã giảng dạy nhiều như thế, đóng góp nhiều như thế (như bạn nói), thì sao vẫn chưa được phong hàm giáo sư? Rungbachduong 15:59, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Đồng ý với rungbachduong- thực chất giải imo chẳng là gì cả, các nước tiến bộ coi đó là toán trẻ con vì không giải quyết gì nhiều vấn đề thực tế. Đa phần các bài thi imo là toán sơ cấp và thi theo kiểu luyện gà chọi. LBKT không giỏi như nhiều người tưởng và cũng không có công trình khoa học nào thật sự giá trị. Nếu có đề nghị dẫn chứng (ak)Lê Bá Khánh Trình nổi tiếng ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành toán học là chính xác. Tuy nhiên, Wikipedia không phải là một diễn đàn nên không thể đưa lên bất kỳ cái gì mình thích, mình cho là đúng... Mọi thành viên Wikipedia cần làm việc với nhau trên cơ sở đồng thuận và tuân theo các quy định ở đây. Hungbkct phải hiểu rằng, có người biết, có người không biết Lê Bá Khánh Trình nên việc nghi ngờ ông có đủ tiêu chuẩn vào Wikipedia hay không là bình thường. Hungbkct không thể nói "vào trường nào đó để hỏi...", Wikipedia cần tài liệu (có thể là 1 trang web...) để chứng minh mức độ nổi tiếng của Lê Bá Khánh Trình. Và khi bỏ phiếu xóa/giữ, Hungbkct vẫn có đủ thời gian để nói lên quan điểm, lý lẽ để bảo vệ cho bài này. Đừng vì nghĩ một số người chưa/không biết nhân vật nào đó đồng nghĩa với việc "coi thường" nhân vật đó. Tôi hy vọng qua bài này, Hungbkct sẽ hiểu hơn về cách làm việc ở Wikipedia. An Apple of Newton thảo luận 05:04, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Cảm ơn anh "Qủa táo của Niutơn"đã nhắc nhở,tôi sẽ rút kinh nghiêm khi làm việc trên Wiki.Lẽ dĩ nhiên về thầy Trình có người biết,người không nhưng cũng không vì thế mà nghĩ rằng việc giành giải vàng đặc biệt và âm thầm giảng dạy là bình thường.Đúng là thỉnh thoảng tại mỗi kì thi IMO đều có giải vàng tuyệt đối và giải vàng xuất sắc nhưng thời điểm năm 1979 việc chúng ta có vàng đặc biệt là cái điều rất đặc biệt.Huy chương vàng của thầy Trình khi đó không chỉ mang giá trị về thành tích cá nhân của thầy Trình mà nó còn mang cả nhiều ý nghĩa chính trị cho đất nước khi đó.Nói về nổi tiếng thì rất nhiều kiểu nổi tiếng,như Năm Cam,Bùi Tiến Dũng(PMU18)...thì rất nổi tiếng nhưng không đáng để ai học tập cả nên tôi nghĩ rằng nếu chỉ là dựa vào báo chí viết thì có lẽ không chuẩn.Kể cả những từ điển Bách Khoa toàn thư đôi khi cũng nói những gương mặt mà không phải ai cũng biết vì có phải ai cùng hoạt động trong tất cả các ngành đâu.Vì thế mà theo tôi thầy Trình nổi tiếng trong ngành toán thì xứng đáng đủ tiêu chuẩn trong Wiki.Còn về vấn dề tại sao thầy Trình chưa được phong giáo sư,thì đây là học hàm một chức danh do nhà nước phong nên cần theo đợt xét tuyển,nhiều khi ngành nào mà đang được chuộng ví dụ như hiện tại là kinh tế thì ngành đó rất đó có ưu thế trong việc phong chức danh GS,PGS.Nhiều khi cả về tuổi tác cũng ảnh hưởng tới việc phong giáo sư.Hơn nữa thầy trình thường thiên về công tác đào tạo tài năng trẻ hơn là nghiên cứu khoa học.Rất nhiều sinh viên giỏi và học sinh có tài năng về toán đã được thầy phát hiện và bồi dưỡng,trong hệ thông trường chuyên khối PTNK của khoa toán đại học KHTN-Đại học QG TP.Hồ Chí Minh do thầy Trình phụ trách là một trung tâm mạnh.Hungbkct 14:20, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Năm CamPMU18 đã có bài trên Wikipedia. Qua đó anh có thể thấy Wikipedia không quan tâm tới tính tích cực hay tiêu cực của độ nổi tiếng mà chỉ nêu ra các sự kiện có thật, đã và đang xảy ra. Rõ ràng chúng ta không thể so sánh mức độ đóng góp cho Việt Nam của Năm Cam hay Bùi Tiến Dũng với Lê Bá Khánh Trình nhưng anh Hungbkct cần hiểu Wikipedia tiếng Việt là dành cho người nói và biết tiếng Việt, chứ không phải là Wikipedia của riêng Việt Nam. Ở đây, chúng ta chỉ đăng các sự kiện, nhân vật (thật hay hư cấu)... có một hay nhiều đặc điểm nổi bật nào đó và nhân vật/sự kiện này đã được nhắc tới trong nhiều tài liệu. Tất nhiên, thế nào là nổi bật, mức độ nổi tiếng thế nào là đủ để đưa vào Wikipedia lại là một điều không rõ ràng. Anh làm trong ngành toán, anh phải biết Lê Bá Khánh Trình giỏi như thế nào, biết ông đã có nhiều sinh viên giỏi, biết hệ thông trường chuyên khối PTNK là trung tâm mạnh. Nhưng toán học chỉ là 1 lĩnh vực trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau và Việt Nam chỉ là 1 quốc gia trong nhiều quốc gia trên thế giới và người không làm trong ngành toán thì rõ ràng là nhiều hơn người làm trong ngành này.
Nói về giải vàng, nếu nói chung chung là giải này "mang cả nhiều ý nghĩa chính trị cho đất nước", tôi cũng biết như thế nhưng anh chưa/không có tài liệu chứng minh điều đó. Và 1 lần nữa cần nhắc lại, đây không phải là Wikipedia của Việt Nam.
An Apple of Newton thảo luận 09:54, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Theo tôi hoạt động toán học thời gian sau này của Lê Bá Khánh Trình không nổi bật (có thể vì ông ở lại Việt Nam chăng?) (dù ông cũng đã có học vị TS và từng là trưởng khoa Toán của một trường ĐH lớn), nhưng với thành tích là học sinh duy nhất của Việt Nam đạt được giải đặc biệt trong một kì thi Toán Quốc tế, nên giữ bài về nhân vật này. conbo 10:34, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Tôi hơi phân vân về giải đặc biệt dạng này, vì nó chỉ liên quan đến các bài toán cụ thể chứ không cho thấy thí sinh đó thuộc dạng xuất sắc nhất cuộc thi. Hai đoàn chuyên dẫn đầu các kì thi IMO là Liên XôTrung Quốc không hề có giải đặc biệt nào, trong khi đó một đoàn thành tích còn kém Việt Nam là đoàn Anh có tới 10 giải đặc biệt (xem thêm Olympic Toán quốc tế). Giải đặc biệt thực sự phải như Đặng Ngọc Dương, huy chương vàng tuyệt đối (người duy nhất có điểm cao nhất toàn kỳ thi) Olympic Vật lý quốc tế năm 2002 (nguồn). Còn nếu lấy lý do trường năng khiếu mạnh về Toán để đưa người trưởng khoa của họ lên đây, thì xin lỗi, trường năng khiếu còn thua xa hai khối chuyên ĐH Khoa học tự nhiên và ĐH Sư phạm Hà Nội, chưa kể các trường chuyên ở Nam Định và Hải Phòng, tôi nghĩ cũng không phải lý do xác đáng. Bạn Hungbkct nên tìm hiểu thêm xem TS. Lê Bá Khánh Trình đã có những công trình cấp quốc gia và quốc tế nào. Ngay cả ý nghĩa giải thưởng của TS. Lê Bá Khánh Trình cũng không thể so sánh được với huy chương vàng của TS Hoàng Lê Minh, huy chương vàng đầu tiên của đoàn Việt Nam, TS. Minh bây giờ đang là Giám đốc sở khoa học công nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Hoàng Lê Minh chưa có làm giám đốc Sở KHCN, và hiện nay là phó giám đốc Sở Bưu chính Viễn thông Tp HCM. Avia (thảo luận) 02:24, ngày 14 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Nói thêm với bạn Hungbkct là việc phong hàm giáo sư không phụ thuộc tuổi hay ngành được "ưa thích", chỉ phụ thuộc số công trình và số nghiên cứu sinh đào tạo được. Vì vậy nên ngành Toán là một trong những ngành... dễ được phong giáo sư nhất đấy bạn ạ. Rungbachduong 12:43, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Cảm ơn anh Rungbachduong đã nhắc cho tôi về cách thức phong hàm GS và PGS.Hội đồng chức danh GS và PGS gồm các GS-TSKH nổi tiếng và đều rất có uy tín trong ngành mình,chủ tịch hội đồng toán học là GS- TSKH Trần Đức Vân (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia) một GS mà giới toán học luôn kính nể.Vì thế mà tôi không hề có ý nghi ngờ tính chính xác của việc phong chức danh GS.Tôi nói rằng "...ngành nào mà đang được chuộng..."không phải tôi có ý như anh nói là "ưa thích"theo ý cảm tính của người phong tặng,mỗi một ngành lại có hội đồng phong tặng riêng ai đủ tiêu chuẩn,xứng đáng thì phong."Chuộng"ở đây có nghĩa là sinh viên lựa chọn học nhiều,khoa nào,ngành nào mà xã hội,đất nước đang cần,sinh viên đăng kí dự thi nhiều thì các ngành đó được đầu tư nhiều,nhiều cơ hội nghiên cứu,các trường yêu cầu đổi mới giáo trình liên tục.Chúng ta hội nhập quốc tế từng ngày nên kinh tế đổi thay từng ngày vì thế mà việc các bộ,các trường,các viện và cả chính phủ yêu cầu nghiên cứu để đưa ra các đề tài về kinh tế là liên tục.Anh nói về ngành toán dễ được phong hàm giáo sư không hẳn là chính xác,vì cái đặc thù của ngành toán là để đưa ra một công trình nghiên cứu tầm cỡ tốn rất nghiều thời gian và nó cũng không rộng để chọn đề tài nghiên cứu.Còn tôi nói vấn để tuổi tác là vì trong tiêu chí xét phong có đề cập tới vấn đề phục vụ và công hiến cho nền giáo dục nên thâm niên công tác trong ngành giáo dục cũng được đem ra đánh giá.
Còn anh đề cập tới chiếc huy chương vàng của anh Hoàng Lê Minh thì đó đúng là cái huy chương mang ý nghĩa nó còn mang nhiều ý nghĩa và quan trọng hơn chiếc huy chương của anh Lê Bá Khánh Trình bởi vì năm 1974 có 2 đoàn lần đầu tham dự IMO là Việt Nam và Hoa Kì,lần đó chúng ta đoạt 1 huy chương vàng của anh Minh còn đoàn Hoa Kì không có huy chương vàng.Nhưng tôi không nói rằng huy chương vàng của anh Trình ý nghĩa nhất và tôi cũng không so huy chương vàng của anh Minh hơn hay anh Trình hơn.Tôi chỉ có ý xây dựng cho Wiki một tư liệu đầy đủ cho mọi người tham khảo thôi!Một vài hôm nữa nêu bài về anh Trình,anhLê Tự Quốc Thắng không bị biểu quyết xoá,tôi sẽ xây dựnh thêm về anh Hoàng Lê Minh,anh Vũ Đình Hoà hay các em trẻ về sau có thành tích cao trong IMO như Đào Hải Long,Lê Hùng Việt Bảo...bởi tôi nghĩ học sinh học toán rất nhiều khi các em muốn tìm hiểu về những gương đi trước tôi xây để các em có tư liệu để xem.Về khối chuyên của KHTN-Đại học QG TP.Hồ Chí Minh đó là trung tâm mạnh nhưng tôi không nói là mạnh nhất,khối chuyên của anh Vũ Đình Hoà hay khối chuyên của anh Nguyễn Vũ Lương đúng là mạnh hơn khối chuyên của anh Trình nhiều.Nhưng việc anh bồi dưỡng các em thành nhân tài đó là một phần trong sự đóng góp cho giáo dục Việt Nam,thầy Hoà,thầy Lương cũng đều là những người có tâm huyết với ngành,tôi không so bì ai hơn ai kém.Anh có một thông kê và bài giới thiệu rất đầy đủ về IMO,cảm ơn anh đã bỏ công sức tìm hiểu và đưa lên.
Hungbkct 14:20, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Nói thêm chút với Rungbachduong là việc phong hàm GS, PGS ở nước ta không chỉ thẳng tuột ra là tính số công trình, số học trò... đâu, nó còn có cả "quan hệ", sự "ưa thích" trong đó. Một ông thầy của tôi đã nhiều lần làm hồ sơ phong PGS nhưng đều thất bại, và một lần tôi được xem thông báo của hội đồng học hàm thì lí do đơn giản chỉ là "Bất tín nhiệm", dù các tiêu chuẩn đều đạt cả. conbo 14:53, ngày 4 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Tất cả các thảo luận, giải thích... quá dài bên trên đã không xảy ra nếu các thành viên mới dùng thời giờ đọc các hướng dẫn, quy luật... tại phần "Hoan nghênh" trong tranh thảo luận của họ trước khi viết bài!!! Mekong Bluesman 17:22, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Những năm đầu sau giải phóng, Lê Bá Khánh Trình là một tài năng toán học của Việt Nam đã được công nhận qua giải thưởng toán quốc tế. Tôi không bàn luận nhiều vì những thành viên khác đã nói rõ. Xét về số hit (tôi chưa kiểm tra) có thể Lê Bá Khánh Trình chưa đủ tiêu chuẩn, nhưng xét về mức độ nổi tiếng và quá trình cống hiến cho xã hội (trong đào tạo nhân tài toán học), tôi nghĩ nên giữ bài về ông này. Đây là một cách ghi nhận đóng góp của một nhà giáo ưu tú cho nền giáo dục Việt Nam. Nếu Lê Bá Khánh Trình chưa được phong hàm Giáo sư thì cũng không phải là điều quan trọng,quan trọng là Lê Bá Khánh Trình có thực tài, một tài năng cấp quốc gia.Thienlynhan 05:36, ngày 14 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Tôi nghĩ Lê Bá Khánh Trình chỉ nổi tiếng nhất về Huy chương vàng IMO, về mặt nghiên cứu khoa học không có gì nổi trội. Về thành tích thi IMO, Việt Nam có khá nhiều học sinh đạt huy chương vàng tuyệt đối, về mặt toán học, Việt Nam cũng có rất nhiều nhà toán học có uy tín trên thế giới (hình như hầu hết trong số họ đều chưa được đưa vào wiki). Tiểu sử Lê Bá Khánh Trình quá sơ sài, và tôi nghĩ bài viết (và theo cá nhân tôi là Lê Bá Khánh Trình) chưa thích hợp để nêu tên trên wiki. Deshi

Anh Deshi nay! Tôi đang có rất nhiều tư liệu về các nhà khoa học Việt Nam có uy tín, ngay cả anh Trình tôi cũng đã có nhiều tư liệu để viết thêm. Nhưng tôi đi xây dựng thêm làm gì? Để chúng ta tiếp tục cãi nhau về độ nổi tiếng của những giáo sư, tiến sĩ đó nữa hay sao? Chỉ cần thảo luận về độ nổi tiếng của anh Trình, anh Lê Tự Quốc Thắng xong là đủ rồi! Nếu các anh thấy hợp lý để các bài này lại, đồng ý với ý kiến của anh Thienlynhan thì tôi xây dựng tiếp, còn không thì thôi, đỡ mất thì giờ tranh cãi thêm về các trang khác. Hiện tại tôi đang đi xây dựng, bổ sung những nhà khoa học có uy tín của Việt Nam và giữ các chức vụ cao của Việt Nam như Đào Trọng Thi, Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Tuyên Hoàng...Và của những thành viên chính phủ.Hungbkct 09:19, ngày 30 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Nhân đây tôi thảo luận với anh luôn về bài viết về GS. Vũ Tuyên Hoàng. Anh viết "Là giáo sư, tiến sĩ khoa học nông nghiệp xuất sắc của Việt Nam và thế giới." Tuy nhiên bài viết chỉ thuần việc liệt kê các chức vụ của GS. Vũ Tuyên Hoàng hơn là các công trình nghiên cứu có giá trị (để xứng là xuất sắc của Vn và thế giới). Tôi nghĩ nếu viết về họ với danh nghĩa những nhà khoa học xuất sắc thì cần có những tư liệu về các công trình nghiên cứu. Hi vọng anh sẽ bổ sung thêm. Cá nhân tôi không ủng hộ việc đưa Lê Bá Khánh Trình vào wiki (đó là cá nhân tôi, tôi đã bỏ phiếu ủng hộ việc xóa bài về Lê Bá Khánh Trình ở mục bỏ phiếu). Deshi

Tôi kiến nghị nên xóa phần thảo luận này, từ tháng 8 năm 2007 đến nay chưa có thêm ý kiến mới nào. Việc bàn luận quá dài dòng về LBKT gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của ông. Người Việt thường có thói tính xấu là hay phê bình hay nhận xét, và cả đố kỵ nữa. Xét về khía cạnh nào đó thành công của LBKT tại IMO 1979 là nguồn động lực khơi dậy sự hiếu học của bao thế hệ trẻ VN sau này, điều này thực sự có ý nghĩa gấp vạn lần cái giải đặc biệt kia. Cho dù sau đó báo chí đã lăng xê quá trớn cái giải đặc biệt đó làm cho nhiều người vì thế mà cảm thấy không hài lòng. Nhưng bản thân LBKT không bao giờ tự nhận mình là nhà khoa học hay là người nổi tiếng. Ông vẫn là ông, một thầy giáo bình dị khiêm nhường. thanh_lam

Không thêm ý kiến mới không có nghĩa là xóa, và có lẽ bạn chưa hiểu Wikipedia này ở điểm: mọi thảo luận là công khai và rõ ràng, để cùng nhau đồng thuận về nhiều quan điểm. Kết quả sẽ thể hiện ở bài chính, đừng đặt nặng thảo luận và cũng đừng cho rằng chê bai là xấu. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:13, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)

Xin chào mọi người. Vì lần đầu tham gia, nên có sơ xuất, xin bỏ qua.Tôi nghĩ 1) VIKIPEDIA là nột dạng cơ sở dữ liệu (CSDL)dạng mở, có thể chia sẽ và hữu ích cho việc tìm kiếm của cộng đồng. (Không giới hạn ở một nhóm người, nhóm/loại sở thích hay lãnh vực riêng rẽ. 2) Vấn đề khác ở đây là vần đề xây dựng và tổ chức CSDL. CSDL sẽ được phát triển từ ít đến nhiều, từ đờn giản đến phức tạp. Do vậy có thể ưu tiến cái nào trước. (Cái nào nhiều người cần xem).Từ 2 lý do trên, việc để thông tin về thầy Lê Bá Khánh Trình (LBKT)cũng hợp lý (nếu không trở ngại hoặc ảnh hường đến các nội dung khác của WIKIPADIA, hoặc bị cấm trình bày công cộng).Thông tin này (về LBKT) có thể không nhiều người cần xem, nhưng cũng có thể có người cần xem (đúng mục đích của trang web không?!). Ví dụ như tôi. Trong lúc tìm kiếm trang mạng và vô tình gặp "LBKT" nên tôi vào đây để thảo luận. Cá nhân tôi cũng có con trai học Thầy Trình trong đội tuyển Toán ở trường PTNK (nhưng trình độ có hạn nên không vào được đội tuyển IMO VN), nên tôi cũng hiểu phần nào sự khó khăn khi học Toán Chuyên, thi IMO và đoạt giải IMO.Trên đời có nhiều góc nhìn về cuộc sống. Hy vọng có thể hiểu nhau hơn.Chân thành cảm ơn mọi người vì được chia sẽ. Thảo luận thành viên:hailuadk "Hailuadk (thảo luận) 18:17, ngày 10 tháng 5 năm 2012 (UTC)"

Học vị

Đề nghị xem lại chú thích hình ảnh "TSKH" (tiến sĩ khoa học). Theo tôi biết, thời gian ở MGU, anh Trình chỉ làm xong kandidat là về nước (hình như chậm 1 năm vì đau ốm), tức là chỉ mới đến "tiến sĩ" thôi. Sau này anh Trình có đi làm "tiến sĩ khoa học" ở đâu thì tôi không rõ, nếu người soạn bài này có thông tin thì xin bổ sung vào. Avia (thảo luận) 01:59, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Cảm ơn anh đã nhắc,đây là lỗi sai sót của tôi khi tiếp nhận thông tin sau khi kiểm tra lại đúng là thầy Trình chưa làm TSKH.Tôi xin thành thật xin lỗi và rút kinh nghiệm.Hungbkct 08:36, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Tôi đang gặp rắc rối về vấn đề bản quyền của tấm ảnh này,vì thế mà xin phép các bạn cho tôi xoá nó đi vì nếu không tôi rất có thể bị treo tài khoản.Hungbkct 09:50, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Tài khoản chỉ bị treo nếu nhiều lần nhắc nhở mà vẫn tiếp tục truyền hình không rõ nguồn gốc hay bản quyền hoặc cả 2. Hungbkct mới tham gia Wikipedia nên còn nhiều điều chưa thông thạo, dần dần Hungbkct sẽ nắm rõ hơn. An Apple of Newton thảo luận 11:23, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Cũng xin đính chính khi có ai đó đưa tin không chính xác về việc LBKT đã làm xong TSKH. Xin nhắc lại một lần nữa LBKT chỉ làm xong Kandidat Nauk, tương đương với PhD chứ chưa bao giờ làm Doctor Nauk tức TSKH cả. Trên trang web của trường DHKHTN cũng xác nhận TS. LBKT chứ ko có chuyện TSKH LBKT.thanh_lam

Bạn có thể sửa bài và chú thích tại bài chỉ đến trang web nói về học vị của Lê Bá Khánh Trình được không? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:11, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)

Huy chương vàng IMO = đạt tiêu chuẩn đưa vào?

Mọi người xem thế nào mà định lại tiêu chuẩn nhé.

IMO đã có từ 59 đến giờ là gần 50 năm, năm nào IMO cũng có vài chục huy chương vàng. Đây lại là một kì thi cho học sinh phổ thông.

Ở Việt Nam, khoa học cơ bản lẹt đẹt hầu như không phát triển, chỉ có mấy cuộc thi quốc tế của học sinh để hàng năm có cái mà tự hào, nên chuyện huy chương ở VN mới ầm ĩ ghê gớm vậy. Ở các nước khác (trừ TQ, LX...), huy chương này đâu có gì nổi bật lắm.

Mọi người có định cho huy chương vàng Toán, tin, lý, hóa, sinh...(hồi xưa còn có Olympic tiếng Nga, ko biết giờ thế nào). làm tiêu chuẩn vào wiki không để tôi đưa cả loạt vào nào? Mỗi năm thế giới có thêm nhiều lắm đấy! Tha hồ mà tăng số bài.

Tmct 11:55, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Đâu có. Huy chương vàng IMO không phải là tiêu chuẩn. Chỉ vì LBKT nổi tiếng thôi. Còn thực lực hay gì khác thì các thành viên ở đây cũng không cần thiết phải đáng giá. Tuy số hit trên google không nhiều, nhưng quả thực LBKT rất nổi tiếng.--Sparrow 20:59, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)

Liên kết ngoài

Tôi kiến nghị xóa bỏ liên kết ngoài vì liên kết này link đến một bài báo đang bị dị nghị. Bản thân người viết bài báo còn trẻ không am hiểu về khoa học và tình hình nghiên cứu KH tại VN không am hiểu tính chất của các kỳ thi IMO. Cô đã đưa ra nhiều lời nhận xét mang tính cá nhân. Trong khi đó Wiki chỉ truyền tải sự kiện chứ không truyền tải cảm xúc. Nếu đã quyết định giữ bài viết về LBKT xin đừng đưa bất kỳ một nhận xét cá nhân của con người vào biography của ông. thanh_lam

Liên kết ngoài số 1 là quan điểm cá nhân của một phóng viên trẻ, liên kết sau là phản ứng của dư luận đối với bài báo trên. Các liên kết ngoài là phần đọc thêm cho độc giả, hoàn toàn không phải là quan điểm của WP, mà chỉ là sự thể hiện lại sự kiện. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 02:31, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)

Nếu không đồng ý xóa thì tôi thêm vào một vài bài báo lá cải nữa cho nó đúng cái gọi là "truyền tải sự kiện" của bạn. Vi.Wiki ngày càng đi ngược lại với cha đẻ nó. Nếu đồng ý viết về LBKT xin hãy tôn trọng cách mà trang chủ Wiki hay làm đó là chỉ truyền tải "facts" và khi cần link đến một số liên kết ngoài thì chỉ link đến những tài liệu của tổ chức có uy tín (trường đại học, viện, tổ chức khoa học văn hóa giáo dục...). Đằng này các bạn đang cố gắng đưa ý kiến riêng của mình thông qua các bài báo mang tính cá nhân, đăng trên một số trang báo điện tử và thậm chí diễn đàn. Còn nếu không đồng ý để bài viết tồn tại xin hãy gỡ bài viết này đi. thanh_lam

Ở đây không ai là học trò của tiến sĩ Trình (như bạn?), nhưng không có nghĩa là mọi người muốn đưa ý kiến riêng vào bài, bạn đừng nói thiếu cơ sở như vậy. Bạn cho rằng bài ở báo Thanh Niên là "lá cải", "không đáng tin cậy" thế thì từ nay chúng ta phải dùng tài liệu từ nguồn nào, theo bạn? Chẳng nhẽ là những bài tự ca ngợi của các trường học, viện như bạn vừa thêm vào 2 link? Rungbachduong (thảo luận) 03:15, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)

Bạn Rungbachduong thân mến, tôi chưa thấy một bài biography nào trên trang wiki tiếng anh lại có kiểu làm như các bài trên trang wiki tiếng Việt đó là link đến một trang báo điện tử hay là một diễn đàn cả thưa bạn. Hay là bạn tự cho rằng Vi.Wiki có quyền làm cái điều đó mà ko cần quan tâm đến tiêu chí của cha đẻ của nó. Nếu có link xin chỉ link đến các tổ chức có uy tín kiểu Unesco, trường đại học hay các tổ chức khoa học kiểu IEEE hay ACM. Việc đặt ra tiêu chuẩn để link rất quan trọng thưa bạn, ngược lại sẽ tạo tiền lệ không tốt khi mọi người có quyền link mà không thể kiểm soát được.

Giả sử tôi có quyền link không bị giới hạn thì tôi đã chứng tỏ cho bạn thấy rồi đó. Tôi đã link đến những cái mà tôi thích, không cần biết đúng sai, chỉ cần biết có liên quan. Thế nhé cứ cố gắng phát huy tiêu chí này nhé. Các bạn luôn luôn nêu cao "tiêu chí" của WP đó tôi "theo" các bạn vậy

thanh_lam

Bản điện tử của một tờ báo uy tín tại Việt Nam mà bạn cho là không uy tín??? Tôi không hiểu bạn đọc "wiki tiếng anh" nào mà lại không lấy nguồn từ báo điện tử? Hay ý bạn là nó không đặt ở External Link mà dùng inline cite? Vậy thì có lẽ nên ghi một số ý của bài báo từ Thanh niên để đưa thẳng vào bài viết rồi dùng inline cite cho đúng ý của bạn. Còn về diễn đàn, bản tôi đang dọc hiện nay [2] không thấy liên kết đến diễn đàn nào cả. Còn các nguồn mà bạn nêu ở trên như UNESCO, đại học..., nó mà phê bình được một tiếng thì tôi đi đầu xuống đất. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 00:55, ngày 7 tháng 3 năm 2008 (UTC)
TN là tờ báo uy tín? Đã từ lâu rồi người VN chỉ quen với thông tin một chiều, có nhiều người lầm tưởng những điều báo nói là những điều đúng không cần bàn cãi. Anh cứ nghĩ vậy đi, tốt cho anh lắm đó, tốt cho VN lắm đó anh Tân à. Có gắng phát huy nhé. Thanh lam 01:06, ngày 7 tháng 3 năm 2008

Tôi rất bất mãn với cái kiểu rập khuôn câu nệ của bảo quản viên. Thật buồn cười với những nhận định không hề chính xác của bảo quản viên. Có thật sự cần thiết khi phải đem số hit google ra so đo. Tôi đã từng thấy nhiều người Việt Nam cũng rất nổi bật nhưng chỉ vì bảo quản viên hô không đủ tiêu chuẩn đem ra biểu quyết xóa thế là mất luôn. Và các bảo quản viên có bao giờ xem lại kiến thức hạn hẹp của bản thân trước khi quy cho 1 bài viết nào đó là không đủ tiêu chuẩn? Các bạn có thấy hài hước không khi mấy vị tướng VNCH bây giờ giới trẻ tụi mình hầu như chả ai biết đến tên lại có bài viết còn mấy bài viết về những người như thầy Trình lại bị đem ra mổ xẻ 1 cách thô lỗ trắng trợn thế này? Còn nếu như lúc nào cũng hô hào sự khác biệt giữa "Wiki tiếng Việt" và "Wiki Việt Nam" thì ok, các vị sysop hãy thông tin trên báo đài, trên web, hay gì gì đó cốt để cho dân Việt Nam biết mà né cái trang vi wiki này đi. Bởi vì hiện nay người tra cứu wiki đa phần là giới trẻ, có trình độ cả chứ không i tờ như các bạn nghĩ đâu, có gì vào quách en wiki để tra cứu cho khỏe chứ muốn tìm thông tin về những người "thiếu tiêu chuẩn" cỡ thầy Trình, thầy Lê Tự Quốc Thắng, tôi e rằng hơi bị khó...Antonini Sileap (thảo luận) 16:15, ngày 4 tháng 6 năm 2008 (UTC)

Nếu bài này không đủ tiêu chuẩn thì chẳng có chỗ để Antonini Sileap rên đâu. Nhìn lên phía đầu trang, đọc lại thảo luận của An Apple of Newton rồi nói chuyện tiếp, kiểu rên rỉ này nhàm tai rồi. Tân (trả lời) 02:29, ngày 5 tháng 6 năm 2008 (UTC)

Tình cờ tìm hiểu về anh LBKT thì lại ra bài thảo luận này, có nhiều bác có vẻ phản bác anh Trình. Tôi có ý kiến cá nhân là điểm giỏi của anh Trình không chỉ nằm ở Huy chương vàng IMO gì đó mà nằm ở chỗ là Học sinh VN đầu tiên đạt được nó một cách xuất sắc. Nên nhớ lại hoàn cảnh lịch sử năm 1979, khó khăn, gian khổ kể từ bữa ăn trở đi, cho đến mặc cảm, tự ti của một đất nước chưa từng nghĩ rằng mình có một nền giáo dục có thể đào tạo ra những học sinh có khả năng như anh Trình. Từ 0 lên 1 đó là sự thay đổi vô cùng lớn, còn từ 1 sang 2 thật là quá dễ. Huy chương vàng của những lứa học sinh sau này không thể so sánh với huy chương đầu tiên mà anh Trình giành được.Ngoài ra có nhiều bác còn thắc mắc là số hit trên Google về anh Trình quá ít. Việc so sánh này khá là thiển cận. Thời anh Trình chưa có Internet và báo mạng, nên đương nhiên những bài báo viết về anh Trình khi đó không có ở trên mạng này mà kiếm!

Điểm tuyệt đối?

Tôi nghe báo chí xưa nay bảo bác Trình được số điểm tuyệt đối tại Olympic Toán quốc tế nhưng theo như link này thì có vẻ không phải như vậy, ai đó giải thích giúp xem. Hay là bác Trình đạt điểm cao nhất năm đấy? Tran Quoc123 (thảo luận) 11:52, ngày 15 tháng 8 năm 2008 (UTC)

Các kỳ thi IMO trước đây điểm tối đa là 40 vì hai bài số 1,3 mỗi bài chỉ có 6 điểm thay vì 7 đểm như bây giờ. Có nghĩa là LBKT đã đạt điểm tối đa của kỳ thi 1979. IMO chỉ là kỳ thi dành cho học sinh, việc TS. Lê Bá Khánh Trình đạt điểm tối đa, và quan trọng là giải đặc biệt với lời giải rất ngắn gọn và thông minh cũng không phải là điều gì ghê gớm. Tuy nhiên ở thời điểm 1979 khi đất nước vừa thống nhất, sự kiện này có tác động rất lớn đến đại bộ phận người dân Việt Nam về hai mặt. Thứ nhất là LBKT đại diện cho Quốc Học Huế vốn là phần thuộc về VNCH trước đây,thần sinh ra LBKT cũng là người từng phục vụ cho chế độ VNCH, việc được tham gia vào đội tuyển Việt Nam thống nhất, và sự thành công của LBKT là một hình ảnh đẹp về sự thống nhất này. Nếu đất nước không thống nhất thì cũng ko có LBKT năm 1979. Điều quan trọng thứ hai là sự kiện này cỗ vũ cho tinh thần hiếu học của dân tộc VN, giúp cho giới trẻ hăng say học tập hơn và lẽ dĩ nhiên nó có tác động tích cực. Tuy nhiên do hệ thống báo chí VN, vì lý do nào đó đã không giải thích rõ sự khác nhau giữa bản chất của một kỳ thi IMO và con đường chông gai để trở thành một nhà khoa học. Do đó có nhiều nhầm lẫn và thần tượng quá mức trong giới học sinh, dẫn đến sự ganh ghét của một số người hẹp hòi,ích kỉ. Những người này cảm thấy sung sướng khi LBKT không thành công và họ tìm cách hạ thấp giá trị của ông. Đối với bản thân tôi, LBKT đã tạo cho tôi niềm cảm hứng hăng say học tập từ thời còn học phổ thông. Và cho đến tận bây giờ khi đang chập chững những bước đi đầu tiên trên con đường trở thành nhà khoa học, tôi vẫn trân trọng cái lửa nhiệt huyết thời phổ thông đã giúp cho tôi đứng vững đến ngày hôm nay. thảo luận chưa ký tên này là của Thanh lam (thảo luận • đóng góp)

Theo trang IMO thì số điểm tuyệt đối không hiếm, như năm 1979 Liên Xô có tới 2 học sinh đạt điểm tuyệt đối[3], nhưng có lẽ chỉ có một người Việt Nam làm được điều này từ trước tới nay thôi. Tân (trả lời) 09:36, ngày 24 tháng 8 năm 2008 (UTC)
Có 9 học sinh Việt Nam từng đạt điểm tuyệt đối. Bạn Thanh lam cũng không nên chỉ trích báo chí và "người hâm mộ" nhiều quá, mọi người thực ra không "ghen tị" hay chê trách gì Lê Bá Khánh Trình, chỉ là mọi người hy vọng ông lẽ ra có thể làm nhiều hơn thế, tôi tin là Lê Bá Khánh Trình vẫn là cái tên được các thế hệ học sinh cũ yêu mến, còn chuyện "ganh ghét" như bạn nói thì đúng là đây là lần đầu tiên tôi thấy có người đề cập đến. 217.128.111.74 (thảo luận) 09:44, ngày 24 tháng 8 năm 2008 (UTC)

Chính xác là hồi xưa (hay năm đó?) điểm tuyệt đối là 40. Còn số học sinh đạt điểm tuyệt đối trong một kì Olympics toán quốc tế, theo một thống kê ở trên thì là 9 người. Việt Nam được 42 lượt HCV Olympics toán quốc tế, tuy nhiên chỉ có duy nhất 1 được giải đặc biệt (honourable mention). 203.160.1.72 (thảo luận) 09:47, ngày 24 tháng 8 năm 2008 (UTC)

Cò gỗ mổ cò thật

Câu này có phải nói về anh hay không:

Có người trình độ "làng nhàng" nhưng báo chí luôn nhắc đến, bởi ngày trước có thành tích cao khi thi HS giỏi toán quốc tế. (Đây là lỗi của một số nhà báo - người được nhắc đến chưa chắc đã sung sướng gì).

118.71.183.38 (thảo luận) 00:38, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Chính xác câu này nói về anh và đáng buồn rằng câu đó đúng.--123.17.179.115 (thảo luận) 01:19, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Có một số người được "dư luận quần chúng" cho là những nhà toán học tiêu biểu nhất VN nhưng lại có đóng góp khoa học ít hơn những người khác. Chính là Nguyễn Cảnh Toàn, bố vợ của Đinh Quang Báo, cựu hiệu trưởng đại học sư phạm 203.160.1.74 (thảo luận) 01:12, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)

Bài chính VS thảo luận

Híc, thào luận thì 40kB trong khi bài chỉ có 2.4kB?203.160.1.74 (thảo luận) 07:46, ngày 28 tháng 11 năm 2008 (UTC)

cho mình hỏi các bạn đã từng được giải gì về thành tích học tập mà lại coi HCV olympic toán ko là gì cả!Chắc các bạn học học giỏi lắm nhỉ.Vì những học sinh như mình chỉ mong được giải của tỉnh là hạnh phúc lắm rồi.Đọc bài của các cậu mình có cảm giác trình độ của các cậu phải như giao sư Ngô Bảo Châu mới dám nói về thầy Lê Bá Khánh Trình như vậy.58.187.43.209 (thảo luận) 16:35, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)LêTrinh.tui nghĩ chắc những người này học vị cao lắm mới có thể chỉ trích người khác đến như vậy. hãy nghĩ đến thời gian lúc đó và thời gian mà những lứa học sinh khác thi IMO đi thì hãy nói thầy trình là không đủ tiêu chuẩn.

Quay lại trang “Lê Bá Khánh Trình”.