Thảo luận:Vân Côn

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Phổ Lạp Đế Ni trong đề tài Thiếu tên đề mục
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Thiếu tên đề mục

Đoạn dưới này chưa được wiki hoá, dường như chép từ ngoài vào, tạm chuyển vào đây xem xét. Phổ Lạp Đế Ni (thảo luận) 08:09, ngày 2 tháng 7 năm 2010 (UTC)

Làng Vân Côn

Vân Côn ngày xưa còn gọi là Khương Côn hay còn gọi là làng Lềnh chợ. Là làng lềnh trung tâm và lớn nhất trong 3 làng lềnh của xã Vân Côn. Làng có hình như một chiếc quạt giấy xòe ra bám xung quanh quả đồi là cuống quạt. Làng dựa vào thế núi mà chước mặt là dòng Đáy giang thơ mộng. Trước đây làng có 3 xóm, xưa kia trong làng xen lẫn nhiều vườn tượng, cây cối. Xung quanh làng có lũy tre bao bọc. Lối ra khỏi làng chỉ có 3 cổng chính: cổng Đình, cổng Triền và cổng Đông. Các cổng đều có gỗ dày đóng mở. Ngày xưa các cổng đều có tuần phiên canh gác nên vào ban đêm người lạ không lọt được vào làng.Dân Vân Côn có truyền thống bảo vệ xóm làng, nếu có xảy ra hỏa hoạn, cướp phá...thì cả làng đi cứu hỏa, bắt cướp. Trong kháng chiến chống Pháp, làng chở thành nơi hoạt động an toàn của du kích. Địch vào làng thì du kích đều có hầm ẩn náu được nhân dân che chở. Khi phải đương đầu với giặc nhiều đồng chí du kích đã chiến đấu đến cùng và hi sinh anh dũng. Dân trong làng thời kì chống Pháp không lớn nhưng đã có 19 liệt sĩ chống Pháp. Từ sau hòa bình lập lại Vân Côn là một thôn lớn nhất xã Vân Côn.

Nhân dân VC đời đời nhớ ơn chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhớ ơn Đảng và Chính phủ đã đem lại đời sống ấm no cho làng mình. Ăn quả nhớ người trồng cây, uống nước nhớ nguồn. Người Vân Côn từ xưa đã để tâm thờ phụng các bậc tiền nhân có công với nước, làng Vân Côn theo đạo phật toàn tòng. Làng có chùa, có đình, có quán để thờ phật, thờ thánh. Trải qua nhiều triều đại xưa kia và trong thời kì thực dân Pháp đô hộ, làng Vân Côn vẫn giữ được toàn vẹn ngôi chùa, đình làng và quán đền thờ và ngày càng được nhân dân đóng góp tôn tạo được đẹp hơn. Trong các công trình thờ phụng ấy thì đình làng và quán sông là nơi thờ Thành Hoàng của làng, đình Vân Côn là một ngôi đình đẹp làm theo kiểu chữ Tam trong cùng là hậu cung tiếp ngoài là đại bái và ngoài cùng là tiền tế. Theo khảo cổ thì đình làng được làm từ thời Lê và tiếp tục được hoàn thiện vào đời nhà Nguyễn. Tiền tế được xây dựng vào thời Bảo Đại. Trong đình còn lưu giữ được nhiều hiện vật giá trị, nhiều đồ thờ quý và đẹp. Quán sông cũng là một công trình đẹp, xong vì thời gian, khí hậu… tiền tế đã bị hỏng và năm 1989 các cụ và nhân dân đã làm lại tiền tế cho quán sông và tồn tại cho đến ngày nay. Quán sông thờ Thánh bà trấn quốc uy linh, quốc vương thiên tử. tổ tiên của bà là người Hoằng hóa – Ái châu (Thanh Hóa ngày nay). Cha của bà là cụ nguyễn Viên là châu trưởng … mẹ là người họ Trần. ông bà núc bấy giờ đã ngoài tứ tuần mà chưa có con… ngày sau ông bà sinh được một người con gái và một người con trai. Đặt tên người con gái là … người con trai là… người con gái 20t phong tụng lí lệ tính khí hiên ngang không kém đấng trượng phu. Người con trai 19t võ nghệ tinh thông, tài…tuấn kiệt vô cùng khỏe mạnh. Chị em luôn mang nặng mối thù giết hại cha nên đã nếm mật nằm gai mưu trí báo thù rửa hận. vừa may khi ấy có vị họ Trưng tên Trắc là cháu ngoại…. bà và em gái đều là hào kiệt trong giới nữ nhi …… khi ấy hai chị em bà nghe tin liền tập hợp được 500 nam nữ hăng hái đến tiếp kiến Trưng Trắc. Trưng Trắc thấy hai chị em oai phong lẫm liệt, quân sĩ trang nghiêm mừng lắm liền mở yến tiệc khen thưởng và đặt tên cho bà là Ả lãi công chúa em trai là quốc công. Trưng Trắc tuyển mộ quân sĩ lên đến hàng vạn người…lập đàn tế trời đất………Ả lãi công chúa trở về quê cũ khao thưởng dân ấp, ban tiền bạc cho dân để đền ơn đáp nghĩa, mọi người hết sức ái mộ. 3 năm sau quân địch đưa 30 vạn tinh binh sang nước ta để báo thù. Trưng vương phục đánh ở lạng sơn nhưng không phân thắng bại. sau mã viện nhờ viện binh sang vây Trưng vương, do thế lực không cân bằng bà đã cho quân rút về thành nhưng quân lại bị vây hãm bà nhảy xuống sông tự vẫn. Ả lãn công chúa cùng bà Trưng chiến đấu ngoan cường. theo truyền thuyết của làng Vân Côn thì sau khi bà anh dũng hi sinh tại Đáy giang nước sông Đáy đã xuôi bà về…. đến làng Phú Hạ rồi dân 2 làng kết giao huynh đệ từ bao đời đến nay. 2 làng coi nhau như anh em ruột thịt giúp đỡ lẫn nhau, khi có điều gì đe dọa, khi 1 trong 2 làng mở hội thì các cụ 2 thôn đều có mặt để tế lễ nhà thánh. Đình làng Vân Côn trải qua nhiều triều đại thay đổi loạn lạc thay đổi thì đền và quán sông ngày nay vẫn giữ được sắc vua ban. ở đình và quán có 4 đạo sắc vua ban, ở quán thượng có 10 đạo sắc vua ban, ở quán giữa có 3 đạo sắc vua ban. Những sắc có liên đại sớm nhất còn lưu giữ được và liên đại Vĩ nhánh vị thập nhị niên. Thập…. tức là thời nhà Lê vào 20/12/1730. những sắc có liên đại gần nhất là Khải ninh cửu niên, thất nhiệt thập ngũ nhật tức là vua của nhà Nguyễn ngày 25/07/1924. với công đức của thánh bà liên tục được ban sắc chỉ và… để nhân dân vc thờ phụngĐình Vân Côn là nơi thờ cúng 3 vị thánh ở quán sông, quán Thượng và quán giữa, khi làng mở hội có dịp cũng tế lớn hàng năm. Hiện nay trong đình vc còn lưu giữ được 3 bộ kiệu… điêu khắc tinh sảo, sơn son kết vàng không rõ có từ bao giờ, là một di vật quý giá, dân làng đã theo công trên đóng 3 bộ kiệu mới để phụng minh nhà thánh với sự ngưỡng mộ tôn thờ các vị có công với nước, với dân, nhân dân vc không ngừng tôn tạo các di tích không để xuống cấp, đồng thời sắm thêm nhiều đồ thờ mới để việc thờ phụng được trang nghiêm, tôn kính.Ngày 24/12/1984 ủy ban nhân dân thành phố HN ra quyết định xếp hạng di tích vào cảnh đẹp của TPHN cho đình vc. 27/09/1997 bộ văn hóa thông tin ra quyết định công nhận di tích nghệ thuật cung đình cho đình và quán vc. Ngày 15/10/1997 bộ van hóa thông tin cấp bảng công nhân di tích lịch sử văn hóa cho đình và quán vc thôn vc xã vc huyện hd tỉnh ht do bộ trưởng bộ vhtt nguyễn khoa điềm(ko dõ) đã kíHội làng vc mở hàng năm vào ngày 12/02 – 15/02. sau lễ hội tổ chức thương niên chỉ có tế lễ nhà thánh. Trong những thập kỉ gần đây theo quy ước của làng thì 5 năm một lần tổ chức trọng thể lễ hội có tổ chức rước thánh. Năm nay là năm chẵn 2010 cũng là năm cả nước kỉ niệm Thăng Long tròn nghìn năm tuổi, vc là một xã có vinh dự nằm trong TP nghìn năm tuổi. các cụ, cán bộ và nhân dân vc tổ chức lễ hội làng mừng đảng, mừng xuân và cùng mừng TP ta tròn nghìn năm tuổi, sự hiện diện của các vị khách, các cụ quan anh và toàn thể nhân dân thập phương có mặt tại đây là một sự cổ vũ lớn lao cho nhân dân vc và làm cho lễ hội của thôn chúng tôi thêm phần trọng thể. Thay mặt ban tổ chức lễ hội của thôn vc, xin kính chúc các vị khách, các cụ 2 giới quan anh và vân côn cùng toàn thể nhân dân sang năm mới 2010 rồi rào sức khỏe và mọi gia đình an khang thịnh vượng.

-Làng Vân mở hội giữa mùa xuân-Cảm ơn quý khách khắp xa gần-Về thăm lễ hội cùng xuân cảnh-Chúc khách an khang mãi mãi xuân

Quay lại trang “Vân Côn”.