Thiên Ưng (chòm sao)

Thiên Ưng (天鷹), còn gọi là Đại Bàng (tiếng Latinh: Aquila) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, nằm gần xích đạo thiên cầu. Sao sáng nhất trong chòm sao là sao Ngưu Lang (Altair), là một trong các đỉnh của Tam Giác Mùa Hè.

Thiên Ưng
Aquila
Chòm sao
Aquila
Danh sách các sao trong chòm sao Thiên Ưng
Viết tắtAql
Sở hữu cáchAquilae[1]
Phát âm/ˈækwɪlə/ Áquila,
occasionally /əˈkwɪlə/;
genitive /ˈækwɪl/
Hình tượngĐại bàng[1]
Xích kinh18h 41m 18.2958s–20h 38m 23.7231s[2] h
Xích vĩ18.6882229°–−11.8664360°[2]°
Diện tích652 độ vuông (thứ 22)
Sao chính10[1]
Những sao
Bayer/Flamsteed
65
Sao với ngoại hành tinh9
Sao sáng hơn 3,00m3
Những sao trong vòng 10,00 pc (32,62 ly)2
Sao sáng nhấtSao Ngưu Lang (α Aql) (0,76m)
Sao gần nhấtSao Ngưu Lang (α Aql)
(16,77 ly, 5,13 pc)
Thiên thể Messier0
Mưa sao băng
  • June Aquilids
  • Epsilon Aquilids
Giáp với
các chòm sao
Nhìn thấy ở vĩ độ giữa +90° và −75°.
Nhìn thấy rõ nhất lúc 21:00 (9 giờ tối) vào tháng Tháng 8.

Lịch sử

Chòm sao Thiên Ưng.

Chòm sao Thiên Ưng là một trong 48 chòm sao theo miêu tả của Plotemy thời Hy Lạp cổ đại. Nó cũng được nhắc tới bởi Eudoxus vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên và Aratus vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.[3]

Nó hiện là một trong 88 chòm sao được xác định bởi Liên đoàn Thiên văn Quốc tế. Chòm sao này còn được gọi là Vultur volans (kền kền bay) bởi người La Mã. Nó thường được coi là đại diện cho con đại bàng cầm lưỡi tầm sét của thần Zeus / Jupiter trong thần thoại Hy Lạp / La Mã. Chòm sao Thiên Ưng cũng có liên quan đến con đại bàng đã bắt cóc Ganymede (có liên quan đến chòm sao Bảo Bình) lên đỉnh Olympus để làm người bưng cốc cho các vị thần.[1]

Thám hiểm

Sứ mệnh Pioneer 11 của NASA đã bay qua Sao MộcSao Thổ trong thập niên 1970 và sẽ đến gần sao Lambda Aquilae của chòm sao Thiên Ưng trong khoảng 4 triệu năm tới.[4]

Tên gọi

Ký hiệu BayerTênGốcNghĩa
           αAltairTiếng Ả Rậpđại bàng bay
           βAlshainTiếng Ả Rậpchim cắt lớn
           γTarazedTiếng Ba Tưcán của cái cân
           εDeneb el OkabTiếng Ả Rậpcái đuôi của chim cắt lớn
           ζDeneb el OkabTiếng Ả Rậpcái đuôi của chim cắt lớn
           ηBezekTiếng Hebrewsấm sét
           θTseen FooTiếng phổ thôngcái bè nặng
           ιAl ThalimainTiếng Ả Rậphai con đà điểu
           λAl ThalimainTiếng Ả Rậphai con đà điểu

Thiên thể

Sao

Chòm sao Thiên Ưng nằm trong Dải Ngân Hà, bao gồm nhiều vùng sao sáng và là vị trí của nhiều tân tinh.[1]

Tân tinh

Một tân tinh đã được quan sát thấy trong chòm sao Thiên Ưng vào năm 1918 (Nova Aquilae 1918) và sáng hơn cả sao Ngưu Lang, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Ưng, trong một thời gian ngắn. Nó được Zygmunt Laskowski quan sát lần đầu tiên[23] và được xác nhận vào đêm ngày 8 tháng 6 năm 1918.[24] Nova Aquilae 1918 đạt cấp sao biểu kiến ​​cực đại là −0,5 và là tân tinh sáng nhất được ghi nhận kể từ khi phát minh ra kính viễn vọng.[25]

Tham khảo

Liên kết ngoài