Thiên nga hoang dã

Thiên nga hoang dã hay Bầy chim thiên nga (tiếng Đan Mạch: De vilde svaner) là nhan đề một đồng thoại do tác giả Hans Christian Andersen san hành tại København năm 1838.

Thiên nga hoang dã
De vilde svaner
Minh họa của ông Arthur Gaskin.
Câu chuyện dân gian
TênThiên nga hoang dã
De vilde svaner
Thông tin
Thần thoạiĐồng thoại
Quốc gia Đan Mạch
Khu vựcBắc Âu
Ngày tháng xuất xứ1838
Xuất bảnKøbenhavn

Lịch sử

Trung thiên Thiên nga hoang dã vốn nằm trong hợp tuyển Đồng thoại (Eventyr, fortalte for Børn. Ny Samling. Første Hefte) mà tác gia Hans Christian Andersen công bố ngày 02 tháng 10 năm 1838 tại København[1].

Tác phẩm này hầu như ngay lập tức được nhiều tác gia đương thời chuyển soạn thành nhiều biến thể cách tân. Và trong hai thế kỷ tiếp theo, Thiên nga hoang dã thực sự trở thành một trong những truyện Andersen được chuyển thể nhiều nhất với sự phong phú rõ rệt về loại hình[2].

Nội dung

1. Dệt tầm ma
  • Vương hậu quá cố để lại mười một vương tử và một vương nữ.
  • Quốc vương tục huyền với một phu nhân biết làm thuật phù thuỷ.
  • Bà hậu kế vì tị hiềm mà hóa các con thành thiên nga, chỉ được hoàn người khi đêm buông.
  • Vương nữ Elisa 15 tuổi có lòng bao dung nên thoát nạn, được các anh đưa tới một nơi an toàn.
  • Các bà tiên dạy Elisa đan áo sợi tầm ma để cứu anh, nhưng dặn cấm được nói tới khi xong việc.
2. Lên giàn hỏa
  • Một hôm vua lân quốc đi săn, thấy Elisa thì thốt mê, bèn ngỏ lời cầu hôn, song nàng chỉ gật đầu.
  • Đức vua rước Elisa về định cung lập hậu, nhưng đức giám mục kinh hãi trước hành tung kì bí của nàng.
  • Bất chấp các thánh tượng lắc đầu, vị giám phục rao truyền Elisa là phù thủy, có giao kết với ác quỷ.
  • Rốt cuộc đức vua phải đem Elisa ra pháp trường. Lúc bị chở đi, nàng vẫn câm lặng mà đan áo.
3. Phép nhiệm mầu
  • Bầy thiên nga đón biết Elisa phải nạn, bèn đuổi theo xe tù.
  • Dân chúng hò nhau tranh cướp áo định xé, vì cho là điềm gở.
  • Khi lửa bén quanh thân, Elisa bèn tung áo lên không trung.
  • Bầy thiên nga bèn đỡ lấy áo và hiện thành các vương tử.
  • Vương tử út đành chừa lại một cánh vì Elisa còn đan thiếu.
  • Elisa kiệt sức lịm đi, thì bỗng củi dưới cọc tắt lửa đơm hoa.
  • Đức vua bèn ngắt một đóa hoa trắng gài lên ngực nàng Elisa.
  • Bấy giờ Elisa hồi tỉnh, bèn cùng vua cử hành hôn lễ linh đình.

Thi pháp

Theo quan niệm Âu châu trung đại, thiên nga trắng tượng trưng cho tuổi trẻ hoặc tính khí trẻ thơ, trong khi chiếc áo tầm ma ẩn dụ nguyên lý hãm mình trong đạo đức Công giáo.

Theo khảo dị, hình tượng anh em thiên nga có thể coi là sự thừa kế truyền thống văn chương Tây Âu khá lâu đời, đấy là những trứ tác kị sĩ thiên nga. Tuy nhiên, ở bản truyện Thiên nga hoang dã, tác gia Hans Christian Andersen đã tường trình tương đối rõ một hiện tượng xã hội phổ biến Âu châu tiền phục hưng, đó là nạn săn phù thủy dẫn tới đồ sát nhiều người vô tội, sự kiện mà học giới và nghệ sĩ Âu châu cận đại thường coi là nỗi hổ thẹn trong truyền thống văn hiến của mình[3][4].

Trong thực tế, Thiên nga hoang dã là một thiên truyện đầy dẫy yếu tố bạo lực, còn các hiện tượng siêu nhiên chỉ có vai trò bổ trợ thứ yếu. Về bản chất, nỗi sợ hãi mơ hồ về quyền kế vị đã khiến bà mẹ kế đày đọa các con riêng của chồng, rồi cũng nỗi sợ mơ hồ về dị giáo đã thúc vị giám mục phao tin đồn nhảm, để rồi nỗi sợ mơ hồ trước áp lực công luận (hoặc dao ngôn) lại buộc người chồng đang tâm xử tử vợ, và rốt cuộc nỗi sợ mơ hồ về sự mất cơ hội thành người đã gián tiếp buộc mười một anh em thiên nga phải nỗ lực trở về hình hài cũ. Câu truyện cứ thế theo tuyến tính dồn dập, nhịp này nối nhịp kia, mà vương nữ Elisa hầu như hoặc có vẻ như là nạn nhân và đứng ở vị thế hoàn toàn thụ động.

Từ đấy diễn giải ra, hình tượng anh em thiên nga hoàn hình và lúc nhân vật Elisa được phép cất lời là biểu hiện sự hoàn tất quá trình trưởng thành trong nhận thức cũng như thể chất của mỗi con người. Đồng thời, nhan đề nguyên văn Thiên nga hoang dã cũng là sự nhấn mạnh yếu tố ấu thơ trong đạo đức và trí tuệ con người, khi các hành vi vụng dại chỉ có thể kiềm chế bằng nguyên lý hãm mình (câm lặng và nhịn nhục) - một hành vi căn bản trong đạo lý Công giáo. Mà như thế, hình ảnh anh em thiên nga mặc áo tầm ma trên giàn hỏa tương ứng hình tượng Chúa Yehoshua mặc áo vải gai lên giảo giá, bổ trợ tích cực cho nguyên lý hãm mình để trưởng thành. Đồng thời, tình tiết đức vua ngắt hoa gài lên ngực nàng vương nữ là tín hiệu của hôn nhân, một giai đoạn kế tiếp cho thời kì phương trưởng và cũng là hoàn tất tiến trình phát triển nhận thức chung cũng như cá tính ở người. Hôn sự Elisa lần này tự nhiên hơn chứ không hề là sự gượng ép như lần đầu - khi tuổi đời và trí tuệ nhân vật còn non nớt, chỉ biết tuân thủ sự sắp đặt của đối tượng khác. Ở bản thể truyện, đấy là sự chín dần về kinh nghiệm sống - cũng là một nguyên lý dẫn tới sự trưởng thành. Trước Hans Christian Andersen gần hai thập niên, anh em Grimm đã thể hiện sâu hơn ý tượng này trong đoản thiên Bảy con quạ.

Ngoài ra, tuyến truyện hầu như không tồn tại đối thoại, mà chỉ là những sự kiện hãi hùng cứ choàng vào cổ nhân vật xuyên suốt. Đây được coi là đặc điểm trọng yếu trong các tác phẩm Hans Christian Andersen, mà theo học giới, có bản chất nhạc kịch và tương thích với trào lưu sân khấu thế kỷ XVIII-XIX. Hay cách khác, Thiên nga hoang dã có tố chất kịch bản sân khấu chứ không thuần túy để đọc mà thôi.

Phong hóa

Tại Việt Nam, ngay từ đầu thế kỷ XX, độc giả đã được tiếp cận truyện Thiên nga hoang dã qua các dịch phẩm từ Pháp văn. Sang tới thập niên 1980, bản truyện Pháp ngữ được dịch nguyên vẹn sang Việt văn dưới nhan đề Bầy chim thiên nga và nằm trong sách giáo khoa Truyện đọc lớp 4, do Nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành[5].

  • The Wild Swans, a Soviet traditionally-animated feature film.
  • Wild Swans, a ballet by Elena Kats-Chernin.
  • A Wild Swan: And Other Tales by Michael Cunningham, which retells the story from the point of view of the youngest brother who was left with the swan's wing.
  • Stories to Remember: The Wild Swans, an animated short film narrated by Sigourney Weaver.
  • Sekai Meisaku Douwa: Hakuchou no Õji (The Wild Swans: The Princess of the Swans), a 1977 anime film by Toei Animation that combines elements of The Wild Swans and The Six Swans by the Brothers Grimm.
  • A 1960s Canadian children's programme Mr. Piper made an episode on the story “The Wild Swans.”
  • Jessica Jung's concept photo for Girls' Generation's third studio album The Boys was inspired by Elisa.
  • The Springfield Swans by Caroline Stevermer and Ryan Edmonds, in Snow White, Blood Red (edited by Ellen Datlow and Terri Windling) retells the story in a baseball contest.
  • Daughter of the Forest, a novel by Juliet Marillier based on Andersen's tale.
  • De Vilde Svaner, a 2009 Danish adaptation of a classic fairy tale with screenplay by Margrethe II
  • Spinning Starlight, a sci-fi retelling of the story by R.C Lewis.
  • De Wilde Zwanen (The Wild Swans), a comical audio play adaptation accompanied by a book, by Belgian production house Het Geluidshuis.
  • A Wild Winter Swan, a novel by Gregory Maguire based on Andersen’s tale, with an emphasis on the sixth brother (who was left with one wing in place of his arm).[2]

The Three Ravens, from Jim Henson's The Storyteller (TV Series) 1988. This adaptation uses a repetition of the number three throughout.[6]

Tham khảo

  • Mười hai anh em
  • Sáu con thiên nga
  • Mười hai con vịt hoang
  • Bảy con quạ
  • Udea và bảy anh em
  • Thiên nga phiêu bạt

Liên kết

Tài liệu

  • Williams, Christy. "The Silent Struggle: Autonomy for the MaidenWho Seeks Her Brothers". The Comparatist 30 (2006): 81-100. www.jstor.org/stable/26237126.

Tư liệu